Hôm nay,  

Dân Oan Trông Đợi Gì Nơi Nguyễn Tấn Dũng?

24/08/200700:00:00(Xem: 10461)

Tin tức không làm ai ngạc nhiên là mấy ngày qua bà con dân oan các tỉnh thành phía Nam lại rủ nhau về Sài gòn tiếp tục "khiếu kiện đông người" trước trụ sở tiếp dân ở đường Võ Thị Sáu. Sau đó bà con còn kéo tới bao vây tư dinh của Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng để yêu cầu giải quyết nỗi oan khiên ngập trời của họ. Bởi vì qua một tháng rồi, từ ngày bị cưỡng bách về địa phương, bà con đã không nhận được một sự giải quyết thỏa đáng nào, ngoại trừ những hạch sách, đe dọa của các tham quan địa phương như từ trước tới nay. Cái gọi là "đối thoại" giữa nhà cầm quyền địa phương với dân oan khác nào đối thoại giữa kẻ cướp với người bị cướp, làm sao có kết quả tốt được.

Cho nên, có vẻ như bà con hy vọng rằng chỉ có chánh quyền trung ương, nhất là TT Nguyễn Tấn Dũng, đích thân giải quyết thì mọi chuyện mới êm xuôi" Thật ra, niềm hy vọng của bà con vào Nguyễn Tấn Dũng cũng không phải là không có cơ sở. Thứ nhất, Dũng là người miền Nam, đã từng được bà con che chở, nuôi dấu trong thời chiến tranh, nhờ vậy mới sống tới ngày nay, leo lên tới cái ghế lãnh đạo chóp bu. Lẽ nào Dũng không nhớ câu "uống nước nhớ nguồn", hay "bát cơm Xiếu mẫu" hay sao" Thứ hai, Dũng đã từng lớn tiếng tuyên bố "chỉ yêu sự trung thực, ghét điều dối trá". Một người như vậy sao không đáng tin cậy" Còn nhớ, trong cái đêm hãi hùng 18 rạng 19 tháng 7 rồi, lúc bọn "đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi" tiến vào khuôn viên văn phòng Quốc Hội 2, khiêng bà con liệng lên xe áp tải về địa phương, bà con đã không ngừng kêu la trong tuyệt vọng: "Thủ Tướng ơi, cứu dân! Thủ Tướng, cứu dân!" Nhưng nào thấy ai ló mặt ra đâu.

Tội nghiệp, dầu bà con có kêu la tới đứt hơi, ông Thủ Tướng cũng đâu dám ra trực tiếp gặp bà con, dầu chỉ để nói vài lời an ủi, hứa hẹn qua lề. Sao vậy" Không lẽ một ông Thủ Tướng quyền uy như vậy lại sợ dân oan, những con người ốm đói, tay không tấc sắt" Chắc chắn không phải vậy. Ông Thủ Tướng có cả đống công an võ trang tận răng theo bảo vệ làm gì mà sợ dân. Nhưng ông sợ Đảng, sợ Bộ Chính Trị. Chắc ông đã học thuộc lòng bài học của ông Triệu Tử Dương, cũng từng làm Thủ Tướng ở bên...Tàu. Trong cuộc biểu tình của sinh viên trước quảng trường Thiên An Môn ở Bắc kinh hồi 1989, ông Triệu Tử Dương chỉ tới gặp, nói vài lời thông cảm với dân biểu tình thôi, mà ngay sau đó ông ta đã bị lột chức, bị lưu đày tại gia cho tới chết. Hỏi Nguyễn Tấn Dũng sao không sợ" Hơn nữa, cái ghế Thủ Tướng đâu phải do dân, mà là do Đảng ban cho. Dũng dại gì đúng về phía dân để cho mất ghế. "Chân lý đâu bằng chân...ghế". Đảng ta dạy vậy mà!

Vả lại, cho dù Dũng thực tâm thương dân, không sợ mất ghế, muốn giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của dân thì làm sao đây" Thử hỏi những ai đã cướp đoạt đất đai, nhà cửa, tài sản của dân, biến họ thành "dân oan" đầu đường xó chợ như vậy" Bọn lưu vong phản động nước ngoài chăng" Hay chính là các "đồng chí" thân mến,  đồng đảng và đồng lòng với ông Thủ Tướng" Giết hết tham quan thì giết luôn Đảng hay sao" Lại nữa, đất đai, nhà cửa cướp đoạt của dân cũng đã trót chia chác hết rồi, sang đi bán lại bao nhiêu lượt rồi, lấy đâu ra để mà trả lại" Bứt mây động rừng thì khổ! Cho nên, ông Thủ Tướng dầu cho có "dũng" đến đâu cũng không thể nào "tấn" được, chỉ còn nước "thoái" (thác) thôi. Cứ bán cái cho địa phương là xong chuyện. Còn bà con dân oan thì cứ "tới hẹn lại lên", rũ nhau khiếu kiện dài dài...

Người viết trước kia cũng là người miền Nam, dầu bây giờ không còn, và cũng không bao giờ muốn làm công dân (oan) của ông Thủ Tướng, nhưng nghĩ tình cùng "gốc" với nhau (một người Mỹ gốc Việt và một người Cộng sản gốc Việt) nên cũng sẵn lòng mách ông Dũng một kế sách lưỡng toàn. Theo báo Tuổi Trẻ, qua loạt bài phóng sự nhiều kỳ, từ ngày 26 đến 30 tháng 4 năm 2006, của tác giả Bùi Thanh, thì trong kho của Ngân Hàng Quốc Gia của VNCH, ở số 17 Bến Chương Dương Sài gòn, cho đến chiều ngày 30-4-1975, khi quân CS chiếm Sài gòn, vẫn còn nguyên 16 tấn vàng, không thiếu một phân. Bài báo khẳng định như vậy, trái với những tin đồn thất thiệt suốt 31 năm, rằng ông TT Nguyễn Văn Thiệu đã tẩu tán 16 tấn vàng ra ngoại quốc Để dẫn chứng, Báo Tuổi Trẻ còn ghi lời tường thuật của ông Hoàng Minh Duyệt, người chỉ huy đơn vị tiếp thu Ngân Hàng QG. Nếu ông Dũng không có thì giờ đọc báo thì người viết xin đọc giùm ông một đoạn trong bài viết tựa đề "Vàng Đổi Chủ", đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 30-4-2006 như sau:

"Sáng 1-5, theo phân công, đơn vị chúng tôi đến trụ sở Ngân Hàng Quốc gia số 17 Bến Chương Dương (...). Chúng tôi tiến vào bên trong ngân hàng. Các nhân viên bảo vệ ngân hàng vẫn còn đó, kể cả viên thiếu tá cảnh sát (của VNCH - NV). Tôi chỉ biết được tầng hầm chứa vàng ở đây khi tham gia nhóm kiểm kê. Nhóm kiểm kê lúc đó có tôi (tức Hoàng Minh Duyệt - NV), anh Lân và anh em trong đơn vị; về phía Ban kinh tài có anh Huỳnh Kỳ Thanh, cô Tiếp...Về phía Ngân Hàng Quốc Gia có hai anh viên chức cũ ở đây là anh Huỳnh Bửu Sơn và anh Lê Minh Kiêm.

"Tầng hầm chứa vàng sáng choang, khá rộng, rộng đến mức có thể... đá bóng được. Mỗi cửa hầm đều có ổ khóa riêng, sau lớp cửa đó là cửa hầm tự động với khóa bằng mã số. Lần đầu tiên tôi thấy vàng nhiều như thế, thấy được những thỏi vàng như thế".(hết trích)

Chuyện ông TT Nguyễn Văn Thiệu bị "kẻ xấu" vu oan suốt 31 năm, thôi thì cứ tạm để "hạ hồi phân giải".

Kế sách mà người viết muốn tặng không cho ông Thủ Tướng Dũng là xin ông hãy quá bộ tới số 17 Bến Chương Dương một chuyến, ghé mắt vô hầm kho coi thử 16 tấn vàng có thực còn nguyên ở đó không. Lạy trời! Nếu quả thực còn, ông nên bảo mang ra chia cho mỗi dân oan một thỏi để họ hồ hởi ra về, không khiếu kiện lôi thôi nữa. Đàng nào thì ông và đảng của ông cũng chẳng mất gì. Đó là tài sản của dân miền Nam, nay trả lại dân miền Nam thôi. Các "đồng chí tham quan" của ông cũng được bình an vô sự, khỏi phải ói ra những thứ đã lỡ nuốt rồi, thêm cực khổ, mà bản thân ông Thủ Tướng cũng khỏi bị dân oan kêu réo ngày nầy qua tháng nọ làm cho ăn không ngon, ngủ không yên. Đó không phải là nhứt cử tam tứ lợi hay sao"

Còn nếu như trong hầm của Ngân Hàng QG mà... trống trơn, thì nhiệm vụ của ông là phải tìm cho ra, coi 16 tấn vàng đó đã mọc chân chạy đi đâu, chạy vô túi những ai. Phải đòi cho đủ mà trả lại cho dân. Nếu ông và chính phủ của ông không làm việc đó, thì các chính phủ dân chủ sắp tới đây nhất định cũng phải làm thôi. Chạy trời sao khỏi nắng!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời Hoàng Kim (Golden Age) – khẩu hiệu mới của chính quyền Trump – hiện ra rõ nhất trong buổi lễ nhậm chức không như mong đợi của Trump và những cử tri ủng hộ. Ngồi ở hàng ghế đầu, vị trí xưa nay vốn thuộc về gia đình tổng thống, các cựu tổng thống, và những vị khách danh dự khác, là những tỷ phú giàu nhất thế giới. CEO Meta Mark Zuckerberg và vợ; CEO Amazon Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sánchez, CEO Google Sundar Pichai và Elon Musk, người giàu nhất thế giới đã dựng “bệ phóng Space X” đưa Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, đã soán chỗ của các tổng thống tiền nhiệm. Điều này đối lập hẳn với những phát ngôn tranh cử khi Trump luôn xem mình là một tổng thống đứng cùng tầng lớp trung lưu và lao động.
Nếu chúng ta, trong thị trường giải trí, từng một thời ướt át “tân cổ giao duyên” thì bây giờ người Mỹ, trong “thị trường chính trị”, như là biến thể mới nhất của nền chính trị quốc gia, đang khô khốc với sát khí “chăn lái giao duyên”. Nước Mỹ của thế kỷ 21, xem ra, đang đối mặt với nguy cơ tụt lùi về thế kỷ 19 của chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa thực dân.
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.