Hôm nay,  

Dân Oan Trông Đợi Gì Nơi Nguyễn Tấn Dũng?

8/24/200700:00:00(View: 10440)

Tin tức không làm ai ngạc nhiên là mấy ngày qua bà con dân oan các tỉnh thành phía Nam lại rủ nhau về Sài gòn tiếp tục "khiếu kiện đông người" trước trụ sở tiếp dân ở đường Võ Thị Sáu. Sau đó bà con còn kéo tới bao vây tư dinh của Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng để yêu cầu giải quyết nỗi oan khiên ngập trời của họ. Bởi vì qua một tháng rồi, từ ngày bị cưỡng bách về địa phương, bà con đã không nhận được một sự giải quyết thỏa đáng nào, ngoại trừ những hạch sách, đe dọa của các tham quan địa phương như từ trước tới nay. Cái gọi là "đối thoại" giữa nhà cầm quyền địa phương với dân oan khác nào đối thoại giữa kẻ cướp với người bị cướp, làm sao có kết quả tốt được.

Cho nên, có vẻ như bà con hy vọng rằng chỉ có chánh quyền trung ương, nhất là TT Nguyễn Tấn Dũng, đích thân giải quyết thì mọi chuyện mới êm xuôi" Thật ra, niềm hy vọng của bà con vào Nguyễn Tấn Dũng cũng không phải là không có cơ sở. Thứ nhất, Dũng là người miền Nam, đã từng được bà con che chở, nuôi dấu trong thời chiến tranh, nhờ vậy mới sống tới ngày nay, leo lên tới cái ghế lãnh đạo chóp bu. Lẽ nào Dũng không nhớ câu "uống nước nhớ nguồn", hay "bát cơm Xiếu mẫu" hay sao" Thứ hai, Dũng đã từng lớn tiếng tuyên bố "chỉ yêu sự trung thực, ghét điều dối trá". Một người như vậy sao không đáng tin cậy" Còn nhớ, trong cái đêm hãi hùng 18 rạng 19 tháng 7 rồi, lúc bọn "đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi" tiến vào khuôn viên văn phòng Quốc Hội 2, khiêng bà con liệng lên xe áp tải về địa phương, bà con đã không ngừng kêu la trong tuyệt vọng: "Thủ Tướng ơi, cứu dân! Thủ Tướng, cứu dân!" Nhưng nào thấy ai ló mặt ra đâu.

Tội nghiệp, dầu bà con có kêu la tới đứt hơi, ông Thủ Tướng cũng đâu dám ra trực tiếp gặp bà con, dầu chỉ để nói vài lời an ủi, hứa hẹn qua lề. Sao vậy" Không lẽ một ông Thủ Tướng quyền uy như vậy lại sợ dân oan, những con người ốm đói, tay không tấc sắt" Chắc chắn không phải vậy. Ông Thủ Tướng có cả đống công an võ trang tận răng theo bảo vệ làm gì mà sợ dân. Nhưng ông sợ Đảng, sợ Bộ Chính Trị. Chắc ông đã học thuộc lòng bài học của ông Triệu Tử Dương, cũng từng làm Thủ Tướng ở bên...Tàu. Trong cuộc biểu tình của sinh viên trước quảng trường Thiên An Môn ở Bắc kinh hồi 1989, ông Triệu Tử Dương chỉ tới gặp, nói vài lời thông cảm với dân biểu tình thôi, mà ngay sau đó ông ta đã bị lột chức, bị lưu đày tại gia cho tới chết. Hỏi Nguyễn Tấn Dũng sao không sợ" Hơn nữa, cái ghế Thủ Tướng đâu phải do dân, mà là do Đảng ban cho. Dũng dại gì đúng về phía dân để cho mất ghế. "Chân lý đâu bằng chân...ghế". Đảng ta dạy vậy mà!

Vả lại, cho dù Dũng thực tâm thương dân, không sợ mất ghế, muốn giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của dân thì làm sao đây" Thử hỏi những ai đã cướp đoạt đất đai, nhà cửa, tài sản của dân, biến họ thành "dân oan" đầu đường xó chợ như vậy" Bọn lưu vong phản động nước ngoài chăng" Hay chính là các "đồng chí" thân mến,  đồng đảng và đồng lòng với ông Thủ Tướng" Giết hết tham quan thì giết luôn Đảng hay sao" Lại nữa, đất đai, nhà cửa cướp đoạt của dân cũng đã trót chia chác hết rồi, sang đi bán lại bao nhiêu lượt rồi, lấy đâu ra để mà trả lại" Bứt mây động rừng thì khổ! Cho nên, ông Thủ Tướng dầu cho có "dũng" đến đâu cũng không thể nào "tấn" được, chỉ còn nước "thoái" (thác) thôi. Cứ bán cái cho địa phương là xong chuyện. Còn bà con dân oan thì cứ "tới hẹn lại lên", rũ nhau khiếu kiện dài dài...

Người viết trước kia cũng là người miền Nam, dầu bây giờ không còn, và cũng không bao giờ muốn làm công dân (oan) của ông Thủ Tướng, nhưng nghĩ tình cùng "gốc" với nhau (một người Mỹ gốc Việt và một người Cộng sản gốc Việt) nên cũng sẵn lòng mách ông Dũng một kế sách lưỡng toàn. Theo báo Tuổi Trẻ, qua loạt bài phóng sự nhiều kỳ, từ ngày 26 đến 30 tháng 4 năm 2006, của tác giả Bùi Thanh, thì trong kho của Ngân Hàng Quốc Gia của VNCH, ở số 17 Bến Chương Dương Sài gòn, cho đến chiều ngày 30-4-1975, khi quân CS chiếm Sài gòn, vẫn còn nguyên 16 tấn vàng, không thiếu một phân. Bài báo khẳng định như vậy, trái với những tin đồn thất thiệt suốt 31 năm, rằng ông TT Nguyễn Văn Thiệu đã tẩu tán 16 tấn vàng ra ngoại quốc Để dẫn chứng, Báo Tuổi Trẻ còn ghi lời tường thuật của ông Hoàng Minh Duyệt, người chỉ huy đơn vị tiếp thu Ngân Hàng QG. Nếu ông Dũng không có thì giờ đọc báo thì người viết xin đọc giùm ông một đoạn trong bài viết tựa đề "Vàng Đổi Chủ", đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 30-4-2006 như sau:

"Sáng 1-5, theo phân công, đơn vị chúng tôi đến trụ sở Ngân Hàng Quốc gia số 17 Bến Chương Dương (...). Chúng tôi tiến vào bên trong ngân hàng. Các nhân viên bảo vệ ngân hàng vẫn còn đó, kể cả viên thiếu tá cảnh sát (của VNCH - NV). Tôi chỉ biết được tầng hầm chứa vàng ở đây khi tham gia nhóm kiểm kê. Nhóm kiểm kê lúc đó có tôi (tức Hoàng Minh Duyệt - NV), anh Lân và anh em trong đơn vị; về phía Ban kinh tài có anh Huỳnh Kỳ Thanh, cô Tiếp...Về phía Ngân Hàng Quốc Gia có hai anh viên chức cũ ở đây là anh Huỳnh Bửu Sơn và anh Lê Minh Kiêm.

"Tầng hầm chứa vàng sáng choang, khá rộng, rộng đến mức có thể... đá bóng được. Mỗi cửa hầm đều có ổ khóa riêng, sau lớp cửa đó là cửa hầm tự động với khóa bằng mã số. Lần đầu tiên tôi thấy vàng nhiều như thế, thấy được những thỏi vàng như thế".(hết trích)

Chuyện ông TT Nguyễn Văn Thiệu bị "kẻ xấu" vu oan suốt 31 năm, thôi thì cứ tạm để "hạ hồi phân giải".

Kế sách mà người viết muốn tặng không cho ông Thủ Tướng Dũng là xin ông hãy quá bộ tới số 17 Bến Chương Dương một chuyến, ghé mắt vô hầm kho coi thử 16 tấn vàng có thực còn nguyên ở đó không. Lạy trời! Nếu quả thực còn, ông nên bảo mang ra chia cho mỗi dân oan một thỏi để họ hồ hởi ra về, không khiếu kiện lôi thôi nữa. Đàng nào thì ông và đảng của ông cũng chẳng mất gì. Đó là tài sản của dân miền Nam, nay trả lại dân miền Nam thôi. Các "đồng chí tham quan" của ông cũng được bình an vô sự, khỏi phải ói ra những thứ đã lỡ nuốt rồi, thêm cực khổ, mà bản thân ông Thủ Tướng cũng khỏi bị dân oan kêu réo ngày nầy qua tháng nọ làm cho ăn không ngon, ngủ không yên. Đó không phải là nhứt cử tam tứ lợi hay sao"

Còn nếu như trong hầm của Ngân Hàng QG mà... trống trơn, thì nhiệm vụ của ông là phải tìm cho ra, coi 16 tấn vàng đó đã mọc chân chạy đi đâu, chạy vô túi những ai. Phải đòi cho đủ mà trả lại cho dân. Nếu ông và chính phủ của ông không làm việc đó, thì các chính phủ dân chủ sắp tới đây nhất định cũng phải làm thôi. Chạy trời sao khỏi nắng!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.