Hôm nay,  

Mùa Thu

17/09/201000:00:00(Xem: 8383)

Mùa Thu

Hình ảnh mùa thu.


Chân-Quê


Người Việt-Nam xưa, dựa theo chu-kỳ thời-tiết bất di bất dịch của Âm và Dương để chia ra bốn mùa trong một năm gồm: Xuân-Phân, Hạ-Chí, Thu-Phân và Đông-Chí.  Từ Hạ-Chí, trong thiên-nhiên khí Dương dần dần mất sức mạnh (giảm hơi nóng, ấm) để nhường chỗ cho khí Âm; nguyên lý của tối tăm và lạnh lẽo dâng lên để ngự trị vào Thu-Phân.  Vì vậy trời thường se se lạnh và có mây mù che phủ.
Thu-Phân thường rơi vào tháng Tám âm-lịch, tức là đầu hạ tuần tháng Chín dương-lịch.  Ngày rằm tháng Tám nằm giữa thời-điểm của ba tháng mùa Thu. Chính là Tết Trung-Thu hay Tết Tháng Tám hoặc Tết Nhi-Đồng.  Năm nay: 2010.  Rằm Trung-Thu sẽ là ngày 22, tháng 9.  Đây là thời-kỳ bầu trời trong trẻo, mặt trăng rất tròn và sáng rực-rỡ.  Thưở xưa các nhà nho, những nghệ-sĩ thường uống rượu cúc và làm thơ trong ngày này. 
Huyền-thoại kể rằng vào thế-kỷ thứ tám (VIII), vua Đường-Minh-Hoàng là một nghệ-sĩ kiêm họa-sĩ trong một đêm sáng trăng rằm Trung-Thu, ngài bước ra khỏi cung-điện, được một đạo-sĩ chống gậy đến gần đề-nghị vua lên cung trăng dạo chơi.  Vua mỉm cười nhận lời.  Đạo-Sĩ liền tung cây gậy lên trời biến thành chiếc cầu vĩ-đại lấp lánh màu bạc, làm đường lên mặt trăng cho vua.  Ở đó là một cung điện nguy-nga, các cửa vào có chạm lấp lánh những chữ vàng “Cung Quảng Hàn”, không-gian thơm ngát dịu-dàng, những nàng tiên mặc áo xiêm hồng, áo trắng; thướt-tha múa theo điệu nhạc thiên-thai rất diệu-kỳ.  Lúc trở về trần-gian, trong nỗi nhớ nhung vô hạn những kỳ-quan trên cung trăng.  Đường-Minh-Hoàng sai các cung-tần múa và đàn ca theo điệu này.  Từ đó trở đi, trải qua bao nhiêu thế-kỷ; bao thế-hệ nối tiếp, các thi-sĩ, nghệ-sĩ không ngớt theo gương nhà vua, ca ngợi mặt trăng nơi có “Cung Quảng Hàn”, họ dệt nên biết bao nhiêu bài thơ tuyệt-tác hòa theo không gian lành lạnh lãng-mạn của trời Thu. 
Trong thi-ca Việt-Nam, nói đến mùa Thu là phải nhớ đến thi-sĩ Lưu-Trọng-Lư.  Ông sinh năm 1912 ở Cao-Lao-Hạ, huyện Bố-Trạch, tỉnh Quảng-Bình.  Học-Sinh trường Quốc-Học Huế.  Đã xuất bản tác-phẩm “Tiếng Thu” (1939):
Em không nghe mùa Thu
Dưới trăng mờ thổn thức"
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh-phu
Trong lòng người cô-phụ"
Em không nghe rừng Thu
Lá Thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ-ngác
Đạp trên lá vàng khô"
Một trăm năm trước, có một thi-nhân mang bản sắc tâm-hồn Việt-Nam, sống chan hòa với những người “chân quê” giản-dị, mộc mạc, đó là Nguyễn-Khuyến đã dệt bài thơ “Thu Điếu” như sau:
Ao Thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Hoặc trong bài “Thu Ẩm”, thi-sĩ Nguyễn-Khuyến cũng dùng những lời thơ rất dân-gian, đơn-giản nhưng vô cùng tượng-hình và tượng-sắc:
Năm gian nhà nhỏ thấp le-te.
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt"
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè.
Riêng với thi-sĩ Huy-Cận. Tức Cù-Huy-Cận.  Sinh ngày 31, tháng 3, năm 1919 ở làng Yên-Phú, huyện Lương-Sơn, tỉnh Hà-Tĩnh.  Trong bài “Thu Rừng”, ông nói lên được sự thâm-u chan hòa cùng cái buồn của nhân-gian, cái sầu của đất trời:
Bỗng dưng buồn bã không gian
Mây bay lũng thấp giăng màu âm-u
Nơi cao gót lẫn trong mù
Xuống rừng nẻo thuộc nhìn Thu mới về
Sắc trời trôi nhạt dưới khe,
Chim đi lá rụng cành nghe lạnh lùng,
Sầu Thu lên vút song song
Với cây hiu quạnh với lòng quạnh hiu
Non xanh ngây cả buổi chiều
Nhân-gian nghe cũng tiêu-điều dưới kia.
Buồn sâu thẳm hơn nữa cho một kiếp người chia xa, như những cánh lá mùa Thu phải lìa cành trong bài thơ: “Cây Bàng Cuối Thu” của thi-sĩ Nguyễn-Bính (tên thật là Nguyễn-Trọng-Bính; sinh ở Hưng-Yên năm 1919 và mất 1966.  Ông cũng là tác-giả bài thơ: “Chân-Quê” mà ban nhạc chúng tôi được hân hạnh mang bút-hiệu này):
Thu đi trên những cành bàng
Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi
Hôm qua đã rụng một rồi
Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn-thôn
Hôm nay lá thấy tôi buồn
Lìa cành theo gió lá luồn qua song
Hai tay ôm lá vào lòng
Than ôi chiếc lá cuối cùng là đây!
Quạnh-hiu như tấm thân này
Lại âm-thầm sống những ngày gió mưa.
Mỗi độ mùa Thu trở về, tôi lại nhớ lời Mẹ kể; ngày xưa các bậc Tiền-Bối thường nhìn trăng Thu trong ngày rằm để nói về những điềm báo trước tương-lai của đất nước.  Nếu trăng sáng vằng vặc; nhà nông sẽ được vụ mùa bội thu.  Nếu trăng màu vàng; tằm sẽ nhả nhiều tơ.  Khi mặt trăng chuyển sang màu xanh hay màu lam, thì sẽ có nạn đói kém.  Nếu trái lại, trăng ngả sang màu vàng thì cả nước sẽ sống thái-bình, an-lạc.  Đêm rằm tháng Tám, nếu ta nhận thấy có một chiếc mũ phía trên mặt trăng; thế-gian sẽ vui vẻ.  Nhưng nếu trăng nhìn như có chân, thì vua sẽ ham mê tửu-sắc hoặc bạo-hành.  Khi trong nước có mưu-toan nổi loạn hay trên thế-giới có những dấu hiệu của một cuộc chiến-tranh sắp nổ ra; người ta sẽ nhận thấy trăng có vuốt và có răng.  Nói chung, theo thói quen quan sát mặt trăng đêm rằm tháng tám, đã tạo ra trong trí tưởng-tượng dân-gian cả một thế-giới huyền diệu như chuyện chị Hằng, chú Cuội và Thỏ Ngọc. Với đức từ-bi của đạo Phật; Thỏ coi như biểu-tượng của con người lương-thiện.  Lại có người cho rằng những con Thỏ này thụ-thai trong khi ngắm trăng.  Vì vậy người ta căn cứ vào ánh trăng Thu sáng như thế nào để đoán Thỏ sẽ đẻ nhiều hay ít con.  Như vậy, Thỏ và mặt trăng trở nên biểu tượng của khả năng sinh-sản.


Một truyền-thuyết khác tin là trên mặt trăng có cung của ông Tơ, bà Nguyệt.  Cả hai là người quyết-định việc hôn-nhân của tất-cả mọi người trên trái đất.  Huyền-thoại kể rằng: ngày xửa ngày xưa có một chàng thanh-niên tên là Vi-Cố, một đêm đi qua góc phố, gặp “ông Nguyệt-Lão” ngồi dưới ánh trăng rằm tháng Tám, tay cầm quyển sách.  Vi-Cố hỏi trong sách viết gì"  Được trả lời rằng số-phận hôn-nhân của mọi người trên cõi hồng-trần đều ghi cả trong đó.  Ông cầm một gói chỉ đỏ và nói: “ Tôi buộc chân đàn bà với đàn ông bằng chỉ này.  Dù họ sinh ra từ những gia-đình thù ghét nhau, hay quê quán ở rất xa,  chân trời góc biển nào chăng nữa, dù khác màu da hay chủng-tộc thì số phận họ cũng phải ràng buộc lại với nhau.”  Quá sung-sướng vì gặp được ông Thần Hôn-Nhân, Vi-Cố hỏi ngay: “Cụ có thể nói cho tôi rõ ai sẽ là vợ tôi không"” Ông lão liền trả lời: “Con gái bà bán rau trong cửa hiệu kia sẽ là vợ anh”.  Rồi ông biến mất.  Sự tò-mò thúc đẩy, Vi-Cố đến ngay tiệm ấy và nhìn vào trong thấy người đàn bà bế một bé gái xấu-xí.  Muốn lời tiên-tri của ông lão bí-ẩn kia không thực-hiện được.  Vi-Cố thuê một tên vô-lại giết đứa bé.  Nhưng tên này chém hụt và chỉ gây cho nạn-nhân một vết xước sâu trên phía lông mày.  Quá hoảng sợ vì hành-vi tàn nhẫn của mình nên sau đó Vi-Cố bỏ trốn, ẩn náu trong một nơi xa lo chăm chỉ học hành, rồi được đỗ đạt cao trong các kỳ thi.  Một ngày kia, anh được vào cung vua bệ-kiến.  Trong triều-đình lúc bấy giờ; một vị đại-thần giòng-tộc phú-quý có một cô con gái nuôi xinh đẹp.  Vi-Cố đem lòng yêu thương và xin được cầu-hôn.  Đám cưới xong, hai người sống với nhau rất hạnh-phúc.  Vì nàng là một thiếu-nữ đẹp từ dung-nhan, diện mạo đến tính-tình.  Một hôm Vi-Cố vẽ chân mày cho vợ,  khám phá ra vết xẹo trên lông mày.  Hỏi cho rõ sự tình, nàng nói rằng nghe Mẹ kể lại ngày xưa lúc gia-đình còn nghèo, Mẹ nàng phải đi bán rau và không hiểu sao trong một ngày nọ, bị quân gian đến tấn-công bằng dao mạnh tay trúng nàng bị thương…  Thì ra đây là người mà Vi-Cố đã định tâm hãm hại năm xưa.  Chàng vô-cùng hối-hận và nguyện hết lòng, hết dạ sống tốt với vợ hiền.  Vi-Cố cũng đã quỳ xuống để tạ-ơn  “ông Nguyệt-Lão” năm xưa đã kết tóc se tơ cho vợ chồng chàng nên duyên tiền định. 
Ngày xưa, Tết Thu của mặt trăng, đồng thời cũng là Tết dạm hỏi và cưới xin.  Trong đêm rằm này, trời vừa sẫm tối các thanh-niên thiếu-nữ trong làng tụ tập trước sân nhà hay sân đình để hát đối và ngắm trăng.  Đây là dịp họ làm quen nhau.  Tặng quà và thề hứa, ước nguyện yêu-đương mong nhờ mặt trăng chứng-giám.  Sau buổi này sẽ có lễ dạm hỏi rồi đến lễ cưới. 
Chả thế mà nhạc-sĩ Đoàn-Chuẩn & Từ-Linh đã sáng tác bài hát “Lá  Đổ Muôn Chiều” với lời lẽ thống-thiết thở-than khi người yêu đi lấy chồng trong một ngày Thu:
“Thu đi cho lá vàng bay, lá rơi cho đám cưới về.  Ngày mai, người em nhỏ bé ngồi trong thuyền hoa, tình duyên đành dứt.
Có những đêm về sáng, đời sao buồn chi mấy cố-nhân ơi!  Đã vội chi men rượu nhấp đôi môi mà phung-phí đời em không tiếc nhớ.
Lá đổ muôn chiều ôi lá úa.  Phải chăng là nước mắt người đi.  Em ơi đừng dối lòng.  Dù sao đi nữa không nhớ đến tình đôi ta…”
Hoặc như trong bài hát “Thu Vàng”, được nhạc-sĩ Cung-Tiến viết tại Saigon năm 1953.  Nói lên nỗi cô-đơn, lòng nhớ nhung trong mùa Thu khi người yêu đã chia xa, có hình ảnh dây tơ vàng trên mặt trăng của “ông Nguyệt-Lão”:
“Chiều hôm qua lang thang trên đường.  Hoàng hôn xuống, chiều thắm muôn phương.
Chiều hôm qua mình tôi cô-đơn.  Có mùa Thu về, tơ vàng vương vương.
Một mình đi lang thang trên đường.  Buồn hiu-hắt và nhớ bâng khuâng.  Lòng xa xôi và sầu mênh-mông.  Có nghe lá vàng não nề rơi không"...”
Một trong những bài nhạc xưa về mùa Thu mà tôi yêu thích nhất đó là bài “Thu Hát Cho Người” của Vũ-Đức-Sao-Biển.  Từng câu, từng lời… Có thể nói là không chê vào đâu được.  Hai chữ “tuyệt-tác” không đủ để diễn tả hết cái ý-nghĩa sâu thẳm của bài ca này:
“Giòng sông nào đưa người tình đi biền biệt.  Mùa Thu nào cho người về thăm bến xưa.
Hoàng-Hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ.  Về đồi sim ta nhớ người vô bờ.
Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó.  Để hái dâng người một đóa đẫm tương-tư.
Đêm nguyệt-cầm, ta gọi em trong gió.  Sáng lênh lang hồn ta khóc bao giờ.
Ta vẫn chờ em trên bao la đồi nương, trong mênh mông chiều sương.
Giữa Thu vàng, bên đồi sim trái chín.  Một mình ta ngồi khóc tuổi thơ bay….”
Hầu hết những bài thi-ca dành cho mùa Thu luôn mang âm-hưởng của chia xa buồn bã;  vì lá úa phải lìa cành.  Nói lên nỗi cô-đơn của con người trong không gian lạnh lẽo; luôn mưu cầu có được hơi ấm của tình-thương. 
Nhớ lại những ngày rằm Trung-Thu năm xưa còn bé.  Tôi và đám trẻ con trong cư-xá thường tụ tập từng nhóm đi rước đèn lồng đủ loại màu sắc.  Ca những bài hát mừng trăng Thu: 
“Tết Trung-Thu rước đèn đi chơi.  Em rước đèn đi khắp phố phường.  Lòng vui sướng với đèn trong tay.  Em múa ca trong ánh trăng rằm…” Hoặc: “Bóng trăng, trắng ngà.  Có cây đa to, có thằng Cuội già ôm một mối mơ…”…
Sau đó về nhà “Phá Cỗ” Trung-Thu.  Ăn bánh dẻo, bánh nướng và trái cây đủ loại.  Ơi! Ngày tháng cũ với một thời tuổi thơ vô cùng yêu dấu của tôi!  Xin vô cùng trân trọng và ghi khắc trong tim.
Để thay cho lời kết, xin mượn vài câu thơ trong bài “Nắng Thu” của thi-sĩ Nam-Trân, trích trong tác-phẩm: “Huế, Đẹp và Thơ”, xuất bản năm 1939.  Nói về một “MÙA THU” dịu dàng cảnh quê, với hương đồng gió nội trong hồn thơ thuần hậu, vô cùng trong lành, tươi sáng, chân-tình:
“Hát bài hát ngô-nghê và êm ái
Bên sườn non, mục-tử cỡi trâu về
Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê
Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái.
Trên suối nhỏ chiếc cầu tre hẻo lánh
Tốp người qua, lẩy vẩy vịn thanh ngang 
Lũ trẻ con sung-sướng nở cười vang
Đùa với bóng chảy theo dòng nước lạnh…” 
Chân-Quê (Viết Cho Mùa Thu Tháng Tám Âm-Lịch - Năm Canh-Dần)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.