Hôm nay,  

Đạo Làm Con

27/07/201000:00:00(Xem: 6231)

Đạo Làm Con 
               
Chân-Quê: Diamond Bích-Ngọc
Những bài học ngày xưa trong trường học thời Đệ Nhị Cộng-Hòa về đạo làm con mà tôi còn nhớ đó là “Nhị Thập Tứ Hiếu”, nói về gương hiếu-thảo của hai mươi bốn người con đối với Cha-Mẹ.  Tác-phẩm này được một học-giả sống vào thời nhà Nguyên, tên là Quách-Cư-Nghiệp viết kể lại bằng chữ Hán.  Ở nước ta, một công-thần nhà Nguyễn là ông Lý-Văn-Phức  (trải qua ba triều vua Minh-Mạng, Thiệu-Trị và Tự-Đức) đã diễn ra Quốc-Âm thành một truyện thơ, viết theo thể “song-thất-lục-bát”;  (trình-tự: hai câu bảy chữ, một câu sáu chữ và một câu tám chữ)
Đây là những bài học mà học-trò thời ấy (trong đó có tôi) phải thuộc lòng trong môn “Cổ-Văn”.  Còn “Kim-Văn” là những truyện ngắn viết theo thể văn xuôi.  Cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ bài thơ nói về nhân vật “Mẫn-Tử-Khiên”:
Thầy Mẫn-Tử rất đường hiếu-nghĩa.
Xét nhà huyên* quạnh quẽ đã lâu,
Thờ Cha sớm viếng khuya hầu,
Chẳng may gặp phải Mẹ sau nồng nàn,
Trời đương tiết đông hàn lạnh lẽo,
Hai em thời kép áo dầy bông,
Chẳng thương chút phận long-đong,
Hoa lau nỡ để lạnh lùng một thân.
Khi Cha dạo theo chân xe đẩy,
Rét căm căm nên xẩy rời tay,
Cha nhìn ngẫm nghĩ mới hay,
Nghiến răng rắp cắt đứt dây xướng tùy.
Gạt nước mắt chân quỳ miệng gửi:
“Lạy Cha xin xét lại nguồn cơn,
Mẹ còn, chịu một thân đơn,
Mẹ đi, luống để cơ-hàn cả ba”.
Cha trông xuống cũng sa giọt tủi.
Mẹ nghe lời cũng đổi lòng xưa,
Cho hay hiếu-cảm nên từ,
Thắm lâu như đá cũng rừ lọ ai”.
(*Nhà huyên: nghĩa là Mẹ).
Đây là câu chuyện nói về một học trò của Khổng-Tử, tên Mẫn-Tử-Khiên, sinh vào đời Xuân-Thu. Mẹ ông mất sớm, Cha ông lấy vợ kế, sinh được hai người con.  Người dì ghẻ đối với ông vô cùng cay độc, nhưng ông vẫn một lòng hiếu thuận.  Vào mùa đông giá rét, hai con riêng của bà được mặc áo ấm lót bông.  Còn Mẫn-Tử-Khiên thì bà cho mặc áo độn hoa lau bên trong không thể đủ ấm, nhưng ông không hề dám hé môi than-phiền.
Một hôm đẩy xe cho Cha dạo chơi, vì quá rét lạnh nên tay chân Mẫn-Tử-Khiên cóng lại và bị xẩy tay kéo.  Cha ông nhìn lại mới biết ra là người kế mẫu đã ác nghiệt để con riêng mình rét lạnh.  Định đuổi ngay người đàn bà ấy đi.  Nhưng Mẫn-Tử-Khiên đã khóc lóc van xin Cha và giải bày rằng: “khi còn bà kế-mẫu trong nhà, thì chỉ một mình con rét lạnh. Nếu bà bị đuổi đi thì hai người em kia của con sẽ chịu rét và khổ lây thêm”.
Người Cha nghe con nói vô cùng xúc động nên nguôi giận.  Còn người dì ghẻ của ông biết chuyện, hiểu rõ lòng hiếu-thảo và tình-thương-yêu của Mẫn-Tử-Khiên đối với hai em cùng Cha khác Mẹ.  Bà suy nghĩ và tự hổ-thẹn là đã ăn ở không phải lẽ.  Từ đó bà thay đổi cách cư-xử với con chồng.
Qua câu truyện ngắn trên, chúng ta thấy lòng hiếu-thảo và tình-thương có thể thay đổi được hoàn cảnh gia-đình một cách êm đẹp.  Theo tác-giả Nhất-Thanh Vũ-Văn-Khiếu trong cuốn sách “Đất Lề Quê Thói” đã nhận định về đạo-hiếu theo quan-điểm xưa như sau:
“Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết.
Thời suy ra trăm nết đều nên.”
Diễn nghĩa là: xét cho cùng những kẻ bất hiếu, bất trung, không tốt với Cha-Mẹ, chắc hẳn không thể tốt với người khác được.  Hơn nữa, những kẻ này sẽ là tấm gương xấu cho con cái họ đi theo.  Người xưa thường bảo: “Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó”.
“Hiếu thuận hoàn sinh hiếu thuận tử,
Ngỗ nghịch hoàn sinh ngỗ nghịch nhi.
Bất tín đãn khán thiềm đầu thủy,
Điểm điểm trích trích bất sai di”.
Có nghĩa là:
“Nếu mình hiếu với Mẹ-Cha,
Mai sau con hiếu với ta khác gì.
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con thảo làm gì uổng công.
Kìa xem giọt nước xuôi dòng,
Giọt sau, giọt trước cũng đồng một nơi.”
Nho học xưa có một quan niệm rất nghiêm khắc về đạo hiếu: lúc nhỏ, lúc lớn, lúc già không một ngày được quyền sao lãng đạo làm con.  Còn nhỏ thì một niềm kính cẩn, vâng lời hầu hạ.  Lúc khôn lớn ra đời làm ăn thì lo phụng dưỡng báo hiếu Mẹ-Cha.
Nền âm nhạc Việt-Nam từ  thập-niên 50 có những bài hát như “Ơn Nghĩa Sinh Thành” của Dương-Thiệu-Tước, được mở đầu bằng câu: “Uống nước nhớ nguồn.  Làm con phải hiếu. Công Cha như núi Thái-Sơn.  Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.  Hoặc bài “Lòng Mẹ” của Y-Vân: “Lòng Mẹ bao la như biển Thái-Bình dạt dào”…  là một sự kiện đáng lưu-ý trong đời sống giáo-dục gia-đình của người Việt-Nam về đạo làm con.
Người theo đạo Thiên-Chúa cũng phải thuộc nằm lòng một trong mười điều răn của Đức Chúa Trời, đó là điều răn thứ bốn: “Thảo-Kính với Cha-Mẹ”.  Trong “Huấn Ca Đạo Hiếu” có phần ghi rằng:
“… Ai thờ Cha thì bù đắp lỗi lầm
Ai kính Mẹ thì tích-trữ kho báu.

Hãy thảo-kính Cha-Mẹ con bằng lời nói việc làm.
Để nhờ các Ngài mà con được chúc phúc.
Vì phúc lành của người Cha
Làm cho cửa nhà con cái bền vững.

Chớ vênh vang khi Cha con phải tủi nhục,
Vì nỗi tủi nhục đó chẳng vinh-dự gì cho con.
Quả thật, người ta chỉ vẻ vang
Lúc Cha mình được tôn kính;
Và con cái phải ô-nhục khi Mẹ mình bị khinh-chê…”
 (Huấn-Ca: chương 3, câu 1 đến câu 16).
Trong kho-tàng Ca-Dao Việt-Nam, có mô tả về sinh-hoạt của dân gian như sau:
“Tháng Giêng là tháng ăn chơi.
Tháng Hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà…
… Tháng Sáu buôn nhãn bán trâm,
Tháng Bảy, ngày Rằm xá-tội-vong-nhân”.


Rằm tháng Bảy (Âm-Lịch) hằng năm chính là ngày lễ Vu-Lan.  “Xá-tội-vong-nhân” nhằm nhắc đến tấm gương báo hiếu, cứu Mẹ của tôn-giả Mục-Kiền-Liên, sự  tích này xuất phát từ Kinh Vu-Lan-Bồn vào thời Đức Phật còn tại-thế ở Ấn-Độ.  Kinh này nói lên chuyện tôn-giả Mục-Kiền-Liên nhờ vâng lời Phật dậy đã thỉnh-cầu Chư-Tăng mười phương chú-nguyện, cầu siêu, tịnh-độ cho Mẹ mình là bà Thanh-Đề vào dịp Rằm tháng Bảy.  Nhờ vậy mà bà đã thoát khỏi cảnh ngạ-quỷ, khổ-ải trầm-luân.
Người Phật-Tử thường noi gương Mục-Kiền-Liên báo đáp công Cha, nghĩa Mẹ dù đã qua đời hay còn tại thế như ca-dao ngàn xưa truyền dạy rằng:
“ Cha già là Phật-Thích-Ca
Mẹ già như thể Phật-Bà-Quan-Âm
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lên Chùa lạy Phật đền ơn sinh-thành”. 
Những thời-gian về Việt-Nam làm phim tài-liệu hoặc trên bước đường chia xẻ thình-thương đến người già, trẻ em tàn tật, Thương-Phế-Binh Quân-Lực Việt-Nam-Cộng-Hòa… Hạnh-phúc mà tôi tìm lại được là đi đến các cửa tiệm; nơi bán sách cũ.  Kiếm tìm những tác-phẩm văn-học trước 1975 với mọi chủ-đề về nhân-văn, xã-hội, tôn-giáo, công-dân giáo-dục, đạo-lý người xưa v.v… tất cả đã rách bìa, màu giấy ngả vàng mà sao thật quý giá.   Tôi đi tìm những báu vật này như câu chuyện Dương-Phủ đời nhà Minh đi tìm Phật.
Thờì ấy, Dương-Phủ thi đỗ tiến-sĩ, làm tới chức Ngự-Sử, nổi tiếng là vị quan thanh-liêm, chính-trực.  Thuở bé, vì nhà rất nghèo. Ông phải ra sức cầy cấy, chân lấm tay bùn để cung-dưỡng cho song-thân.  Khi lớn lên, vì có lòng mộ đạo.  Ông xin phép Mẹ-Cha tìm đến vùng đất Thục để được học-đạo vì nơi đó có một đạo-sĩ uyên-thâm Phật pháp tên là Võ-Tế.  Đi được nửa đường, Dương-Phủ gặp một vị lão tăng.  Biết ý định của Dương-Phủ là đang đi tìm Võ-Tế để học đạo, lão tăng liền bảo:  “Gặp Võ-Tế sao bằng gặp được Phật!” Dương-Phủ rất mừng, hỏi xem cách nào gặp được Phật thì lão tăng chỉ dẫn là:
“Đừng đi đâu xa cho mất công.  Thí-Chủ cứ quay về nhà, thấy người nào đi dép ngược, quần áo xốc xếch, hình dạng tất-tả thì đó chính là Phật.”
Nghe lời đạo-sĩ quay trở về. Trong khi đi đường ông chú-ý nhưng chẳng thấy người nào đúng như hình-dáng lão-tăng đã tả, dần dần về tới nhà lúc nào không hay.  Lúc đó Trời đã khuya, Dương-Phủ vừa lên tiếng gọi cửa thì Mẹ ông chạy ra.  Vì quá vội mừng con trở về; người Mẹ đi ngược cả dép, quần áo xốc-xếch, cử chỉ tất-tả mừng mừng tủi tủi giống y như lời lão-tăng  đã chỉ dẫn.
Dương-Phủ đứng ngẩn người ra nhìn, hiểu ngay đó chính là Đức Phật từ-bi mà lão-tăng muốn mình thờ-phụng.  Từ đó trở đi ông tu tại-gia thờ kính Mẹ-Cha như là Phật vậy.  Không cần phải lặn lội đường xa hay cầu kỳ học đạo nữa.
Theo Tăng-Tử thì: “Hiếu-Thảo là đức hạnh đứng đầu trăm đức-hạnh.  Lòng hiếu-thảo mà thấu đến Trời thì gió mưa hòa-thuận.  Lòng hiếu thảo mà thấu đến đất thì muôn vật sinh sôi.  Lòng hiếu-thảo thấu đến người thì các điều phước đều tuôn đến”.
Riêng với Mạnh-Tử, Ngài đã phán-quyết rằng: “Theo thế-tục có năm tội bất hiếu là: Tay chân lười biếng, không đoái hoài đến việc nuôi dưỡng Mẹ-Cha; là một tội bất hiếu.  Thích cờ bạc, rượu chè, bỏ bê Cha-Mẹ; là hai tội bất hiếu.  Ham tiền tài của cải vật-chất không ngó ngàng đến Mẹ-Cha là ba tội bất hiếu. Theo đuổi, ham muốn của tai mắt, dục-vọng bản thân; làm cho Cha-Mẹ mang nhục; là bốn tội bất hiếu. Thích hung-hăng tranh hơn thua địa-vị thế-gian làm liên-lụy đến Mẹ-Cha là năm tội bất hiếu”.
Ai trong chúng ta dường như cũng am hiểu chữ “Đạo” không có ý-nghĩa liên quan đến tín-ngưỡng tôn-giáo.  Theo thuần-ý “Đạo” là “Con Đường”.  “Tu” không có nghĩa là phải cạo đầu vào Chùa hay khoác áo Dòng, áo Triều…  Mà “Tu” có nghĩa là “Sửa”. 
Khổng-Tử cũng đã dạy rằng: “Có lỗi mà không sửa, thì đúng là có lỗi vậy!”
Trở lại với chữ “Đạo” và chữ “Tu”.  Ca-dao Việt-Nam từ ngàn xưa vẫn dạy rằng:
“Tu” đâu cho bằng “Tu” nhà.
Thờ Cha kính Mẹ ấy là “Đạo” con.
Thân-Phụ-Mẫu của tôi đã qua đời hơn mười năm qua.  Ngày giỗ hai Vị thường rơi vào mùa lễ Vu-Lan báo hiếu.  Tôi lại nhớ đến lời Đức Phật dậy trong kinh “Đại-Báo-Phụ-Mẫu-Trọng-Ân”, là phải thực-hiện sáu bổn-phận để báo đáp phần nào công-ơn sinh-dưỡng:
1/ Giữ gìn Tam-Quy, Ngũ-Giới.
2/ Thường học-hỏi và tụng đọc các Kinh-Điển.
3/ Siêng năng lễ Phật Sám-Hối.
4/ Chí-thành phụng-sự Tam-Bảo.
5/ Bố-thí, làm phước, hồi-hướng công-đức cho Cha-Mẹ
6/ Cúng-dường thập-phương-tăng trong ngày Vu-Lan Tự-Tứ.
Tôi cũng ao ước rằng “Đạo Làm Con” trong mỗi người chúng-ta gắn liền với cuộc sống hiện thực; cho dẫu đời tạm này có trùng trùng nhiễu-nhương,  trăm công, nghìn chuyện.  Cho dẫu lòng người thay trắng, đổi đen.  Tình nhân-ái có thu ngắn trong một diện-tích giới-hạn nào hoặc sự bao-dung có khan hiếm như lá mùa Thu.  “Chân-Quê” tôi vẫn nguyện noi theo tấm gương hiếu-hạnh như trong câu chuyện “Nam Hải Quan-Âm”:
“Chân như đạo Phật rất màu,
Tâm trung chữ Hiếu, niệm đầu chữ Nhân.
Hiếu là độ được đấng thân,
Nhân là cứu vớt trầm luân mọi loài.
Tinh-thông nghìn mắt, nghìn tay.
Cũng trong một điểm linh đài hóa ra.
Xem trong biển nước Nam ta,
Phổ Môn có Đức Phật-Bà-Quan-Âm.”
Chân-Quê: Diamond Bích-Ngọc.  Viết cho Mùa Vu-Lan năm 2010 (Dương-Lịch) Sẽ được chuyển dịch qua Anh-Ngữ nhằm viết cho những Thế-Hệ Trẻ Việt-Nam nối tiếp).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.