Hôm nay,  

Nhập Gia Tùy Tục

5/1/201000:00:00(View: 8780)

Nhập Gia Tùy Tục

Phó Tế Nguyễn Mạnh San, thuyết trình Ngày Luật Pháp và buổi Lễ Tuyên Thệ Nhập Tich tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, Oklahoma City.

Phó Tế Nguyễn Mạnh San
Mọi người đều biết Hoa Kỳ là một nước tạp chủng, được gọi là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, bao gồm đủ mọi sắc tộc trên thế giới đến đây sinh sống và lập nghiệp.
Có những người đến đây đầu tiên cách đây hơn 200 năm và liên tục theo chân những người đến đầu tiên này, cho đến nay, cứ mỗi năm lại có hàng chục ngàn người khắp trên thế giới đến đây lập nghiệp, tạo dựng thành nhiều cộng đồng mang sắc tộc khác nhau, có những cộng đồng lớn nhất thì cũng có những cộng đồng nhỏ nhất.
Để tránh cho vấn đề cộng đồng lớn có thể lấn áp cộng đồng nhỏ, mà người ta gọi là cá lớn nuốt cá bé, nên mọi công dân sinh sống trong quốc gia này đều được đối xử bình đẳng như nhau trước pháp luật và được hưởng mọi quyền lợi đồng đều trong xã hội, đúng theo luật pháp liên bang cũng như tiểu bang qui định; đồng thời mọi người dân đều phải triệt để tuân theo luật pháp hiện hành và Hội Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ (The American Bar Association) đã thiết lập ra Ngày Luật pháp (Law Day) vào cuối năm 1950, mà đã được Quốc Hội Hoa Kỳ phê chuẩn và sau đó, đã được vị Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower chính thức công bố ngày 1 tháng 5 là Ngày Luật Pháp, để nhắc nhở cho người dân phải ý thức rằng: Pháp luật đóng vai trò tối thượng để lãnh đạo quốc gia và để duy trì trật tự an ninh xã hội, bao gồm những quyền hạn của cá nhân cũng như của các cơ cấu công quyền và nhũng nhiệm vụ của mọi người dân đối với đất nước, tạo nền tảng vững chắc cho sự sống chung hòa bình và sự thịnh vượng của tất cả các sắc dân, đã đem đến cho quốc gia này một nền văn hóa đa dạng và một nền văn minh nhất thế giới.
Cùng một ý nghĩa và mục đích của Ngày Luật Pháp vừa nêu ở trên, cũng vào thời điểm này trong tháng 5 năm 2009, Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ đã tổ chức mừng Ngày Luật Pháp nhập chung với buổi Lễ Tuyên Thệ Nhập Tịch cho 120 người, thuộc 42 quốc gia khác nhau trên thế giới và Tòa Án đã chỉ định tác giả bài viết này làm thuyết trình viên chính (key speaker) trong buổi Lễ. Nhân dịp đặc biệt này, thuyết trình viên có nêu lên một số phong tục, tập quán và văn hóa của một vài quốc gia làm tiêu biểu, trong đó có Việt-Nam, để quý vị mới nhập tịch nhận thấy rằng: Những phong tục, tập quán và nền văn hóa của mọi quốc gia đều có giá trị đặc thù của riêng quốc gia đó, mà chúng ta đã đem theo đến đây để hội nhập vào quốc gia này. Nhờ vậy, Hoa Kỳ đã được mệnh danh là một siêu cường quốc, đứng hàng đầu trên thế giới.Tuy nhiên sống trong một quốc gia tạp chủng Hoa Kỳ này, điều tiên quyết là mọi công dân cần nên lưu ý và tuân hành theo những luật lệ của quốc gia này, vì những luật lệ này, đã được Quốc Hội Hoa Kỳ và Quốc Hội của từng tiểu bang phê chuẩn và đã ký các văn bản để ban hành những đạo luật đó. Đành rằng có một số luật lệ tại quốc gia này, mà những người đến sau, đã tình nguyện chấp nhận nơi đây làm quê hương thứ hai của họ, như những quí vị vừa mới tuyên thệ nhập tịch, để trở thành công dân Hoa Kỳ, thì đôi khi không thích hợp hoặc đi ngược lại những tập tục cổ truyền và nền văn hóa của họ tại quê nhà. Nhưng mọi người cần nên nhớ lại câu Nhập Gia Tùy Tục, sống ở đâu phải nên hòa hợp với nếp sống mới ở đó, để tránh được những sự xung khắc với tập tục địa phương, có liên quan đến pháp lý, có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong tương lai.
Trong suốt hơn 30 năm liên tục được phục vụ trong ngành Tư Pháp tại Tòa Án Liên bang Hoa Kỳ, cộng thêm hơn 17 năm liên tục làm Tuyên Uý Trại Tù cho Tổng Giáo Phận Công Giáo Oklahoma City, thuyết trình viên đã có nhiều dịp mắt thấy tai nghe và trực tiếp được tiếp xúc với các bị cáo (Defendant) tại Tòa Án cũng như tại các trại tù, chúng tôi xin đơn cử 3 trường hợp điển hình, đã xảy ra có liên quan đến pháp lý, để mọi người cung nhau suy ngẫm như sau:
1. Đối với nhiều quốc gia Á Châu, hành động đánh đập hay giết mèo giết chó v.v…là những hành động rất thông thường, nhất là ngay cả hành động giết chó để ăn thịt, cũng  không có gì liên hệ đến pháp luật của những quốc gia đó. Ngược lại ở Hoa Kỳ, những hành động này đều bị coi là trọng tội (Felony) và bị truy tố ra Tòa về mặt hình sự (Criminal), vì đã có những hành động ác độc đối với thú vật (Cruelty to animals). Nếu có đủ chứng cớ bị kết tội, tùy theo luật lệ của từng tiểu bang, can phạm sẽ phải lãnh án tù ở, hoặc chỉ bị phạt vạ (Fine) với bản án treo (Probation) hay vừa lãnh tù ở cộng thêm với số tiền bị phạt vạ. Theo Đạo Luật số 21 Điều 1685 của Tiểu bang Oklahoma, nói về gây thương tích và có hành động độc ác với súc vật (Injuries to animals and cruelty to animals), như không cho súc vật ăn uống đầy đủ, không cho nó chỗ ở che nắng che mưa, đánh đập nó, giết chết nó, nếu có chứng cớ, đều bị truy tố ra tòa về tội hình sự và lãnh án tù ở không quá 5 năm, hoặc bị tạm giam không quá 1 năm, hoặc chỉ bị đóng tiền phạt vạ không quá $500 đồng. Cách đây ít lâu tại Oklahoma City cũng như tại Houston đã có hai trường hợp xảy ra, hai vị chủ nhà bị một con chó và một con mèo của nhà hàng xóm, chạy đến nhà mình quấy rầy nhiều lần, vì quá tức giận, hai vị chủ nhà này đã chạy đuổi theo nó và lấy gậy đánh cho nó chết nên cả hai người đã bị truy tố ra tòa xét xử, chờ tòa phán quyết bản án nặng hay nhẹ.
2. Ở một số nước Á Châu, hoặc nói riêng ở Việt-Nam, có những trường hợp Cha Mẹ dạy dỗ con cái một cách quá khắt khe, đôi khi có hành động đánh đập con cái, hay mắng chửi con cái một cách thậm tệ mỗi khi chúng không chịu vâng lời dạy bảo của Cha Mẹ, hoặc có những trường hợp vợ chồng cãi lộn với nhau, vì tức giận quá, người chồng dơ tay tát vào mặt vợ mình, nhưng không gây thương tích, hoặc nếu gây thương tích, thì được chở đến nhà thương để được săn sóc băng bó vết thương, rồi lại được chở về nhà. Những hành động như thế, đối với pháp luật của quốc gia đó, đều không bị truy tố ra tòa, cho dù có lời tố cáo của nạn nhân với chính quyền. Ngược lại tại Hoa Kỳ, nếu xảy ra những hành động đánh đập hay chửi rủa con cái như thế, Cha hay Mẹ sẽ bị truy tố về tội hành hạ thể xác cũng như về tinh thần của đứa trẻ (Child abuse) hay sẽ bị truy tố về tội bạo hành trong gia đình (Domestic violence) nếu có sự tố cáo của các nạn nhân. Cho dù đánh con hay đánh vợ, không gây thương tích trầm trọng cho nạn nhân, bị cáo vẫn bị truy tố ra tòa theo luật hình sự. 
Cách đây đã lâu, có một ông chồng trong cơn tức giận, đã dơ tay tát vợ, đứa con trai lớn trông thấy Bố tát Mẹ đã nhiều lần, nhưng lần này, em liền gọi điện thoại kêu cảnh sát tới, với ý định làm cho Bố mình sẽ phải sợ, không còn dám tát Mẹ em nữa. Nhung khi cảnh sát vào nhà, người cảnh sát hỏi ông ta xem chuyện gì đã xảy ra, thì ông ta bảo người con dịch câu nói tiếng Việt của ông sang tiếng Mỹ: Mày nói với cảnh sát, đây không phải là lần thứ nhất tao tát Mẹ mày, mà tao đã tát Mẹ mày rất nhiều lần rồi. Người con liền dịch nguyên văn lời của Bố em nói, ngay lập tức cảnh sát liền còng hai tay của ông, dẫn ông lên xe, chở ông về trại tạm giam, để chờ ngày ra tòa xét xử. Trước khi nội vụ được đưa ra tòa xét xử, ông nhất định khăng khăng nói là ông chỉ tát chứ không đánh vợ. Luật sư công (Public defender) của ông khuyên ông là hãy ký giấy nhận tội đi, để sẽ được nhận lãnh bản án khoan hồng 1 năm tù treo, vì đánh hay tát đều mang hành động như nhau và có khi tát còn nguy hiểm hơn đánh, tát có thể gây thương tích nghiêm trọng, làm cho hư mắt, có thể gây nguy hại cho trí nhớ hoặc có thể bị gãy răng. Sau khi nghe lời giải thích của vị luật sư, ông cảm thấy hữu lý nên đã ký giấy nhận tội để được lãnh án 1 năm tù treo. Trong trường hợp này, nếu ông đừng nói với cảnh sát là đã tát vợ nhiều lần và ông chỉ cần nói: Vợ chồng chúng tôi cãi nhau trong một lúc bất đồng ý kiến về một vấn đề, nhưng chúng tôi đã giải quyết vấn đề này với nhau xong rồi, thì chắc chắn 100% người cảnh sát sẽ chào ông ra về. Rốt cuộc chỉ vì một lời nói thành thật nhưng thiếu suy nghĩ của ông, đã làm ông phải nằm nghỉ mát 3 tuần lễ ở trong trại tạm giam, nhưng tuy thế, ông này vẫn còn được coi là rất may mắn, so sánh với một ông khác phạm tội say rượu lái xe (DUI), bị bắt tạm giam vào đây chỉ có 3 ngày 2 đêm, khi được thả ra về, gần như ông đi đứng không vững, vì ông này bị giam trong một xà lim cùng chung với 3 phạm nhân khác, 3 phạm nhân này thuộc loại đồng tính luyến ái (Homosexual), cả 2 đêm khuya ông đều bị 3 con yêu tinh này, lôi cổ ông ra quần thảo tơi bời hoa lá, ông kêu trời không thấu, vì canh khuya tới canh ba, vị cai tù (Jailer) còn đang hôn mê trong giấc điệp, đâu có nghe thấy tiếng kêu la cầu cứu của ông để đến can thiệp cho ông.


3. Cách đây nhiều năm, có một ông bị truy tố ra tòa về tội sờ mó con nít (Child molestation). Ông kể lại là chỉ muốn thực hành câu Nhập Gia Tùy Tục, để cho thích ứng đúng với tập tục, văn hóa của Hoa Kỳ, là nơi ông đang sinh sống như là một quê hương thứ hai của ông, đó là khi ông nhìn thấy những người Hoa Kỳ có tập tục ôm nhau (Hug), mỗi khi họ gặp mặt nhau, để chúc mừng nhau hoặc để tạm biệt nhau. Hơn thế nữa, ông còn nhìn thấy ở ngay trong các Nhà Thờ, mỗi khi vị Linh Mục yêu cầu các giáo dân đang tham dự Thánh Lễ, hay chúc bình an cho nhau, thì tất cả những giáo dân người Mỹ, gồm có vợ chồng, con cái hay bạn hữu thân thiết nhau, đều ôm nhau để tỏ dấu hiệu chúc bình an cho nhau, rồi nhìn lên trên bàn thờ, ngay cả các vị Linh Mục người Hoa Kỳ đồng tế Lễ, cũng ôm nhau để chúc bình an cho nhau, tạo nên cảnh tượng trông thật hữu tình dưới con mắt của người gốc Á Châu nói chung và của người Việt-Nam nói riêng. Thế là ông cũng muốn bắt chước tập tục này, nên mỗi lần ông gặp bạn bè thân hay không thân, già hay trẻ, lớn hay bé, đàn ông hay đàn bà, ông đều ôm hết, ôm tới một ngày đẹp trời, ông ôm luôn sự đau khổ triền miên vào lòng ông, để phải nằm nghỉ mát gần 6 tháng trong xà lim, cộng thêm với bản án tù treo 10 năm, về tội sờ mó con nít và ông không được phép cư ngụ gần bất cứ trường học nào hay bất cứ  nơi nào có trẻ em dưới tuổi vị thành niên và ngay cả con gái của ông, lúc đó mới 9 tuổi, cũng không được sống chung với ông nữa, mà Bộ Xã hội đưa con gái của ông trao cho Cha Mẹ nuôi (Foster parents) nuôi dưỡng, cho tới khi nó đủ 18 tuổi mới được quyền về chung sống với ông. Sở dĩ ông bị lãnh bản án này, là bạn học cùng lớp với con gái ông, đến nhà chơi với con gái ông sau giờ tan học, khi bé gái này chào từ giã ông ra về, ông dơ 2 cánh tay ra ôm em (Hug), chẳng may một bàn tay phải của ông chạm phải vùng cấm địa, bên ngoài quần của em đang mặc. Về tới nhà, em thuật lại sự việc xảy ra cho Mẹ của em nghe, Mẹ em liền kêu cảnh sát đến bắt ông, nên ông bị lãnh án như vừa mới kể trên đây.
Lại có một trường hợp khác xảy ra, cũng chỉ vì muốn nhập gia tùy tục như câu chuyện kể trên, muốn bắt chước ôm nhau theo đúng tập tục Hoa Kỳ mỗi khi gặp nhau, nên người vợ bị chồng mình nghi ngờ là mình có tư tình với Xếp (Supervisor) của chị ở trong hãng.Vào dịp đầu Xuân, hãng của chị có tổ chức bữa tiệc Mừng Xuân cho tất cả các nhân viên của hãng. Khi bữa tiệc chấm dứt, mọi người ra về, người Xếp của chị đứng ngay ở đầu cửa phòng tiệc, để ôm tạm biệt và để chúc mừng Năm Mới Hạnh Phúc cho mọi nhân viên. Vốn đã sẵn nghi ngờ vợ mình có tư tình với Xếp, chồng chị mượn cuốn băng video, do một nhân viên trong hãng, đã thu hình bữa tiệc ngày hôm đó về coi và coi xong, anh cho rằng ông Xếp của vợ mình đã ôm vợ mình lâu hơn ông ôm những nhân viên khác. Như vậy là hai người có dụng ý tư tình với nhau và anh sẽ đưa cuốn băng này cho một luật sư xem làm bằng chứng, để nhờ luật sư nạp đơn xin ly dị vợ ở tòa về tội ngoại tình. Nhưng sau khi anh đưa cho chúng tôi coi lại cuốn băng này, thì tôi bấm đồng hồ để cho anh thấy rõ, ông Xếp ôm nhiều nhân viên khác còn lâu hơn gấp hai lần ông ta ôm vợ anh. Thế là anh thông cảm và không còn dám nghi ngờ vợ mình nữa.
Nói tóm lại, có những tập tục ở Hoa Kỳ mà chúng ta nên hội nhập làm theo, vì sẽ có lợi về mặt tâm lý tình cảm trên phương diện giao tế. Thật vậy, ở Việt-Nam nói riêng, người ta chỉ mở miệng nói câu Cám Ơn (Thank You) để tỏ lòng biết ơn những điều quan trọng, to tát, đáng giá do người khác giúp đỡ hay làm ơn cho mình. Nhưng tại Hoa Kỳ như người ta thấy, có hàng trăm điều chẳng đáng giá gì, để phải nói câu cám ơn, mà họ vẫn mở miệng nói câu cám ơn nhau. Chẳng hạn người đi trước phải mở cửa để vào văn phòng, nơi mình làm việc, người đi đằng sau, cũng vào cùng một văn phòng làm việc với người đi trước và người đi sau phải nhớ nói câu cám ơn người đi trước, như là đã mở cửa dùm cho mình vào, nếu không nói, sẽ bị coi như là người bất lịch sự. Thành ra nhiều khi phải nói câu cám ơn tới mấy chục lần mỗi ngày, làm mỏi cả miệng, khô cả nước bọt. Có thế mới là người biết phép xã giao lịch sự và cũng chẳng mất mát gì cho bản thân, mà còn gây được cảm tình với nhau, thích ứng đúng với ý nghĩa câu nhập gia tùy tục. Còn như sự việc xảy ra trong câu chuyện thứ 3 trên đây, thì hành động ôm nhau tại đây, không cần thiết cho người ta phải hội nhập noi theo, vì cung cách cúi đầu chào hỏi nhau hoặc bắt tay thân thiện với nhau, nói riêng ở Việt-Nam, trông rất trịnh trọng lịch sự, mang ý nghĩa quí trọng nhau còn hơn hình thức ôm nhau rất nhiều. Hơn thế nữa, cũng cách chào hỏi nhau theo kiểu này còn tránh được vấn đề liên lụy đến pháp lý có thể xảy ra cho bất cứ một ai. Chẳng hạn những lúc vợ chồng cơm không lành canh không ngọt, nhìn thấy cảnh tượng chồng mình đang ôm vợ người ta hay vợ mình đang ôm chồng người ta, làm cho vợ chồng nghi ngờ nhau, đâm ra ghen tuông nhau, đưa đến tình trạng giận cá chém thớt, mình đứng ở giữa, tai bay vạ gió, bất thình lình có thể bị lãnh phải viên kẹo đồng, không biết từ đâu bay tới.  
Nên hiểu rằng không phải tất cả các phong tục tập quán nào cũng đều hay hết hoặc đều dở hết. Điều cần nhất là nên khách quan để nhận xét, nếu phong tục tập quán nào hay thì hãy nên hội nhập, còn nếu không hay thì nên tránh, miễn sao sự từ khước hội nhập phong tục tập quán đó, không vi phạm đến pháp luật tại nơi mình đang cư ngụ, thì chẳng có ai có quyền hạn để bắt người khác phải làm theo hoặc chẳng có ai có thể chê trách mình là không chịu làm theo người khác, trong khi điều mình làm, chẳng có gì làm phương hại đến người khác, mà có khi điều mình làm còn làm cho người khác kính mến mình thêm lên, nên vấn đề nhập gia tùy tục trong hoàn cảnh này không còn cần thiết. 
Căn cứ vào phong tục tập quán của người Hoa Kỳ, xuyên qua những vụ xử án từ cấp tiểu bang lên đến cấp liên bang, người ta nhận thấy có 4 loại ưu tiên trong đời sống xã hội hàng ngày: Ưu tiên thứ nhất là trẻ em, ưu tiên thứ hai là đàn bà, ưu tiên thứ ba súc vật nuôi trong nhà như chó mèo v.v…và ưu tiên cuối cùng mới đến đàn ông. Trên thực tế, người ta cho rằng sự nhận xét như thế, không phải xuất phát từ một thành kiến mơ hồ, hẹp hòi, thiếu xác thực, mà nếu ai ở đây càng lâu chừng nào thì càng thấy rõ chừng ấy. Vậy cố gắng hội nhập 4 ưu tiên này là một điều thượng sách, không còn phải sợ bị liên lụy đến pháp luật, là quê hương thứ hai của những người di dân đến đây, để được vui hưởng một đời sống hạnh phúc, dưới một chế độ truyền thống hoàn toàn Tự Do Dân Chủ đích thực cho toàn dân và mọi người được cư xử bình đẳng trước Pháp luật Hoa Kỳ.
Phó Tế Nguyễn Mạnh San

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuộc chiến hiện nay tại Ukraine, chẳng cần nói nhiều, đã là một bài học rất lớn cho Hoa Kỳ, và có lẽ nó sẽ được dùng làm chuẩn mực cho những xung đột trong tương lai giữa Hoa Kỳ và các thế lực thù địch trên thế giới...
Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí BK, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017? Đây là câu hỏi mà qúi vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành ... cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu...
✱ Reuters: Nga đang hy vọng rằng đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội - Chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các chương trình viện trợ cho Kyiv. ✱ Military: Các nhà vận động hành lang làm việc cho các nhà thầu quốc phòng, đã từng làm việc cho chính phủ liên bang trước đây - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã từng làm việc văn phòng quan hệ chính phủ của Raytheon. ✱ Al Jazeera: Nhiều dự luật trong quá khứ, đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong nhiều thập kỷ mà không bị thất bại. ✱ Bilderbergmeetings Co. UK: Chính quyền Biden đã coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với “trật tự thế giới”- Sự cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc đang trở thành một nguyên tắc trong các chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh của Hoa Kỳ...
Nhiều người nghĩ ngay đến con số 18 tỷ kiều hối USD chuyển về Việt Nam năm 2021. Đó thật ra không phải là điều nên mất thời gian bàn tính vì đó là một thực thể không thay đổi được. Những người gởi có những lý do riêng không ai lay chuyển được và người Việt trong nước đều muốn nhận những đồng tiền gởi về. Nhưng còn những món tiền khổng lồ khác từ những chương trình viện trợ đủ mọi kiểu cho dân VN từ những chính phủ Âu-Mỹ mà người dân không hay biết, những nguồn tài trợ đã từ lâu bị thất thoát, hoặc cả biến mất mà không ai đặt câu hỏi. Đây là một địa hạt cần soi giọi.
* Cựu Tổng Thống Trump tuyên bố tái tranh cử để tránh bị truy tố nhưng vô hiệu quả. * Trump sẽ bị truy tố trước hoặc sau mùa lễ 2022. * Việc đề cử ông Jack Smith làm cố vấn đặc biệt để giám sát cuộc điều tra hình sự cựu Tổng Thống Trump chỉ làm chậm trễ một vài tuần là cùng. Trường hợp này khác với việc đề cử Robert Muller. * Trump sẽ bị truy tố về vụ lưu trữ bất hợp pháp tài liệu mật quốc gia và vụ bạo loạn 6/1. * Truy tố ăn cắp tài liệu mật dễ dàng như truy tố buôn bán ma túy. Trường hợp bạo loạn 6/1 phức tạp hơn. * Phiên tòa sẽ kéo dài 12 – 24 tháng và kết thúc trước nhiệm kỳ của Tổng Thống Biden chấm dứt. * Việc truy tố Trump của cố vấn đặc biệt không ảnh hưởng đến việc tái tranh cử của cựu tổng thống ngoại trừ Tu Chánh Án 14 được mang ra xét xử.
✱ The Guardian, Uk: Donald Trump tuyên bố ứng cử chắc chắn sẽ không làm cho việc truy tố ông ta trở nên bất khả thi - chẳng qua chỉ là một nỗ lực nhằm đánh lừa mọi người, và nó không làm thay đổi mức độ tội ác của ông ta đã phạm - nhiều khả năng khiến Trump trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên phải vào tù. ✱ NY Post: Cựu Bộ Trưởng Tư pháp Bill Barr cho rằng chính phủ liên bang có đủ bằng chứng để buộc tội cựu Tổng thống Donald Trump - ông ta đã thất bại với tư cách tổng thống trước đây, thời không nên tìm kiếm một nhiệm kỳ khác ✱ Yahoo News/Ms Evans: Donald Trump không thể cứu nước Mỹ - Ông ta thậm chí không thể tự cứu được mình - Ông ấy đã lợi dụng chúng tôi để giành được Tòa Bạch Ốc. ✱ Brookings Edu: Cựu tổng thống phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của ông ta đã phạm ở Georgia. Chúng tôi kết luận rằng Trump có nguy cơ cao sẽ bị truy tố hình sự ở Fulton County.
Họ sống thêm được bao lâu nữa thì chỉ có Trời mới biết. Và chắc ngay cả đến Trời cũng không thể trả lời câu hỏi (thượng dẫn) của nhà văn Thận Nhiên: Sao sau bao nhiêu xương máu đổ xuống nơi này mà người dân Q.B vẫn phải lặn hụp mò ốc (dưới ao) cứ như thể là họ vẫn còn đang sống trong cảnh tối tăm, giữa Đêm Trường Trung Cổ vậy?
Tại Bangkok, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2022 đã kết thúc và 21 quốc gia thành viên đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với nội dung lên án Nga về cuộc chiến tranh xâm lược tại Ukraine. Tuy nhiên, Bản Tuyên bố có nêu rõ giới hạn dè dặt là nhìn chung vẫn còn có "những quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt.”
Vào ngày 15-11-2022 tại tư dinh Mar-a-Lago, Florida cựu Tổng thống bị thất sủng Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024. Ngay ngày hôm sau Dân Biểu Hoa Kỳ Gerry Connolly (Dân Chủ, Virginia) cho biết rằng các Dân Biểu Dân Chủ sẽ đưa ra một nghị quyết trong tuần này để đảm bảo rằng Trump không bao giờ có thể giữ chức vụ tổng thống nữa bằng cách viện dẫn Tu Chính Án Thứ 14. Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định rằng những người tham gia những cuộc phản loạn (insurrection) bị cấm giữ các chức vụ liên bang và ông Connolly cam kết đảm bảo các hành động của Trump vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 không bị lãng quên...
Dù vẫn còn một ít kết quả chưa được công bố và cuộc tái bầu cử “runoff” thứ nhì cho chiếc ghế Thượng viện tại tiểu bang Georgia vào đầu tháng12 tới, cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 tại Hoa Kỳ xem như đã kết thúc. Nếu làn sóng đỏ của phía Cộng Hòa không có được kết quả như dự đoán hay theo mong đợi từ đảng này thì ngược lại, việc đảng Dân Chủ thắng thêm chiếc ghế Thượng Viện cùng các ghế Thống Đốc tiểu bang trước tình trạng lạm phát gia tăng và tổng thống đương nhiệm bị sụt giảm mức ủng hộ là một cuộc ngược dòng đáng kể...
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.