Hôm nay,  

Happy Fourth

07/07/200900:00:00(Xem: 4912)

Happy Fourth

Mừng Lễ Độc Lập Mỹ.(Photo: Bùi Văn Phú)


Bùi Văn Phú


10 giờ sáng thứ Năm. Tan lớp. Sinh viên trước khi ra về nhiều em chúc tôi: “Happy Fourth” và tôi cũng đáp lại bằng lời chúc như trên, hay thêm vào: “Enjoy your BBQ”.
Năm nay The Fourth of July, 04.07 là ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, rơi vào thứ Bảy nên công sở và trường học được nghỉ ngày trước lễ. Nhiều người sẽ có một cuối tuần nghỉ kéo dài ba ngày.
Thứ Sáu gia đình tôi cùng bạn đi pic-nic, chơi thuyền trên hồ nước Anderson ở phiá nam San Jose. Mấy anh tổ chức là những người đã từng phục vụ nhiều năm trong quân đội Hoa Kỳ nên lo mọi sự rất chu đáo, từ chọn và giành chỗ cho đến đồ ăn, thức uống. Sáu giờ sáng có một anh lái xe lên công viên, chờ sẵn đến 8 giờ mở cửa để chọn chỗ tốt nhất. Trên xe đầy đủ bàn ghế, lò nướng ga để khi cần sử dụng.
Đường đến hồ cong queo theo triền đồi, leo lên cao rồi xuống thung lũng, nhiều khúc chênh vênh làm tim đập mạnh. 11 giờ nhiều người mới đến, tất cả chừng 50 người, trẻ nhất non một tuổi, cao tuổi nhất đã ngoài 70.
Mọi thứ cũng đã được lo chu đáo cho những chiếc thuyền đua. Nhưng khi xuống bến gặp trở ngại. Trước khi rời nhà, các anh đã coi lại máy, cho nổ, lên ga để nước trong ống khói bắn hết ra. Luật ở hồ nước này không cho xuống bến những con tàu có nước đọng trong ống bô vì sợ nước từ những chuyến đi chơi nơi khác sẽ đem theo vi thảo có thể sinh sản làm ô nhiễm nước trong hồ. Chỉ có hai chiếc được xuống bến, hai chiếc kia bị cấm sau khi nhân viên chui xuống gầm và đã tìm ra vài giọt nước còn đọng lại. Vì thế hai con tàu được bấm thẻ ngay trên ống bô, ghi lệnh không được xuống hồ này trong vòng 9 ngày tới là thời gian đủ để giết hết các vi thảo nếu có. Luật lệ nghiêm minh, không năn nỉ xin cho hay hối lộ để được việc.
Đám trẻ con thích nhất được lên tàu, phóng nhanh trên mặt hồ với tốc độ 50 km một giờ. Có lúc mấy anh lái tàu kéo theo chiếc bè ni-lông chở ba đứa trẻ con, ra giữa hồ, phóng nhanh rồi cua gắt qua lại cho bè lật. Đám trẻ con rớt xuống nước nhưng có mang phao an toàn nên chỉ hoảng sợ chốc lát rồi lại leo lên cỡi sóng đi tiếp.
Chừng một thập niên qua, tại những buổi pic-nic của người Việt đã có võng Trường Sơn. Thứ võng xếp này đang trở nên một vật dụng phổ thông đem đi cắm trại làm chỗ nghỉ lưng. Đến một lúc nào đó võng được chế gọn và nhẹ hơn để có thể đeo trên người, như nhiều chiếc dù đi biển đã có ở Hoa Kỳ, khi đó võng Trường Sơn sẽ là một thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam mà không thể thiếu khi đi cắm trại. Mấy anh bạn kể rằng bây giờ một chiếc võng giá chừng 60 đô-la và trong quá khứ chuyện bản quyền của võng đã phải ra toà ở Việt Nam để giải quyết. Tôi thấy võng xếp rất tiện, tuy còn hơn cồng kềnh. Nếu người Việt không nhanh chóng cải tiến tôi e rằng một ngày không xa võng Trường Sơn sẽ có người nước ngoài chế biến gọn và rẻ hơn. Khi đó sẽ ăn khách hơn.
Tại buổi pic-nic, ăn uống ngoài các món thịt nướng BBQ như bò, heo, gà còn có hot dog, xúc xích, cơm lạp xường. Bọn thanh niên chúng tôi uống bia, lai rai với mực một nắng mới đem từ quê nhà qua, cầm trên tay còn thấy mềm và ẩm, bỏ lên lò than nướng, ăn chấm tương ớt… là hết xảy. Ăn một miếng lại muốn ăn hai, ăn hoài thành nghiện. Thỉnh thoảng chúng tôi cụng chai, chia vui với nhau: “Happy Fourth”.


Như nhiều người Mỹ, chúng tôi ăn chơi tới bến. Nhậu bên bờ hồ xong, chiều về nhà người quen tiếp tục cuộc vui cho đến đêm. Chúng tôi có dịp kể cho nhau nghe về con đường đến Mỹ của mình. Đều là những người vượt biển, kẻ trước người sau. Có anh đến Palawan, rồi qua Bataan trước khi đến Mỹ. Có anh qua trại Galang sớm, từ năm 1980, là những người tị nạn tiên phong đi dọn dẹp để mở cửa Galang 2 đón người vượt biển đang ào ạt đến. Một anh có người bác ra đi năm 1975, trở về trên con tàu Việt Nam Thương Tín để rồi bị tù nhiều năm trước khi vượt biển một lần nữa, đem theo anh đến thẳng trại Galang mà xác con tàu ra đi từ cư xá Thanh Đa năm nào còn nằm phơi nắng mưa nơi cầu tầu Galang trong nhiều năm. Con tàu đó hình như đã được đưa lên đảo làm di vật lịch sử của người vượt biển trong dự án bảo tồn những đảo tị nạn được người Việt hải ngoại khởi xướng từ nhiều năm qua bằng những chuyến trở về thăm Galang, Bidong, Kuku.
Kinh qua gian nan của hành trình tị nạn, bây giờ chúng tôi đã ổn định cuộc sống, thỉnh thoảng về thăm lại quê hương cũ, nhưng nơi gọi là nhà giờ đây là San Jose, là Berkeley, là đất nước Hoa Kỳ. Trò chuyện với nhau, những lúc nâng chai chúng tôi rất tự nhiên cất tiếng: “Happy Fourth”.
*
Ngày hôm sau lại có buổi pic-nic với một nhóm anh em khác chừng 20 người và tôi có trách nhiệm ra sớm để giữ chỗ ở San Pablo Resevoir. 8 giờ sáng đến nơi mà khoảng 50 chiếc bàn và lò nướng đã có người giữ chỗ gần hết. Đủ mọi sắc dân: da trắng, da đen, da nâu, da vàng. Gặp nhau chúng tôi chào: “Good Morning. Happy Fourth”.
Gần trưa mọi người nổi lửa đốt than nướng thịt được nêm nếm gia vị đặc sản mang tính nguồn gốc dân tộc của họ. Những thứ gia vị ướp thịt có bày bán trong các cửa hàng, tuỳ khẩu vị mà chọn. Những mùi thơm của thịt nướng của những món ăn một thời là riêng của từng sắc dân, nhưng nay đã trở thành chung nhờ công nghệ sản xuất và quảng cáo tiếp thị. Chúng tôi nướng gà, bò ướp hương vị Đại Hàn vì hương vị Việt Nam cho thịt nướng hình như không có gì đặc biệt. Hôm qua có món thịt heo nướng que thơm lừng, nhưng thiếu bún, rau, củ cải muối và nước mắm chua cay ngọt để biến thành món bún chả Hà Nội. Hôm nay ngoài thịt nướng, có anh bạn đem theo mấy chục hột vịt lộn, cùng rau răm và muốn tiêu chanh. Với bếp ga di động, chúng tôi luộc tại chỗ, uống bia ăn mừng Lễ Độc Lập: “Happy Fourth”.
Hoa Kỳ đúng là quê hương của mọi nguồn gốc chủng tộc, mọi sắc dân từ nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi người đến đây đều đem theo nét đặc thù của quê hương họ và được khuyến khích bảo tồn, tôn trọng và hoà đồng. Đã đi qua và sống ở nhiều quốc gia tôi thấy văn hoá ẩm thực ở Hoa Kỳ rất phong phú và ngon tuyệt vời.
Trong ngày lễ hội được coi là lớn nhất và quan trọng nhất là Lễ Độc Lập thì lại không có những lễ lạt trang nghiêm hay nghi thức rườm rà. Ngày này dân chúng rủ nhau ra công viên, vào rừng hay đến những nơi có nước để vui chơi, nghe nhạc, nướng BBQ, ăn hot dog, hamburger, uống bia. Tối về xem pháo hoa. Mừng ngày lễ lớn nhất của đất nước một cách đơn giản, tự nhiên.
Năm nay vì kinh tế khủng hoảng, nhiều thành phố thiếu hụt ngân sách nên không có bắn pháo hoa, trong đó có San Jose.
Hơn chín giờ tối, tôi và mấy gia đình bạn leo lên một ngọn đồi chờ xem bắn pháo hoa từ một khu giải trí Six Flags. Tuy cấm người dân đốt nhưng bầu trời thỉnh thoảng vẫn có những vệt sáng từ đất bay lên rồi nổ ra những đóm sáng. Trong khi chương trình bắn pháo của trung tâm giải trí diễn ra, từ sân một ngôi nhà dưới chân đồi vọng lên những tiếng pháo nổ liên thanh, loại pháo của người Việt và người Hoa đốt vào dịp Tết âm lịch. Tràng pháo nổ kéo dài chừng ba phút. Chúng tôi nói với nhau gia đình đó chắc phải là người Việt hay người Hoa và tràng pháo phải dài cả chục thước.
Mười hai giờ khuya. Đi ngủ tôi còn nghe tiếng pháo hoa nổ loanh quanh. Nhưng không nhiều bằng những năm trước.
© Buivanphu 05.07.2009

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.