Hôm nay,  

Các Con Buôn Nợ

16/06/200900:00:00(Xem: 5666)

Các Con Buôn Nợ

Vũ Linh
...khuyến khích chúng ta xài tiền kiểu vung tay quá trán...
Nước Mỹ cũng như thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh vĩ đại. Sẽ không thiếu gì người thắc mắc: đây là lỗi của ai"
Trong một số phát hành hồi đầu năm, tuần báo TIME có liệt kê ra danh sách hai mươi người mà báo đó cho là phải chịu trách nhiệm lớn nhất trong vụ khủng hoảng tài chánh đang tàn phá kinh tế Mỹ và thế giới.
Trong danh sách, các tai to mặt lớn chính trị và kinh tài Mỹ đều hiện diện đầy đủ. Có TT Clinton cũng như TT Bush, dĩ nhiên, vì dù sao thì hai ông này cũng là những người lèo lái con thuyền quốc gia từ gần hai chục năm nay. Cũng có tên tuổi của các ngân hàng lớn nhất thế giới như Bank of America, JP Morgan Chase, CountryWide… Cũng có cả mấy chính khách quốc hội như thượng nghị sĩ Chris Dodd, chủ tịch Ủy Ban Ngân Hàng Thượng Viện, và dân biểu Barney Frank, chủ tịch Ủy Ban Tài Chánh Hạ Viện. Có cả hai ông Chủ Tịch của Freddy Mac và Fanny Mae, là hai cơ quan tài trợ nợ gia cư lớn nhất của Nhà Nước Mỹ.
Và điểm đặc biệt là có cả… người tiêu thụ. Tức là quý độc giả và kẻ viết này. Là những người đã phóng tay, xài vung vít không biết ngày mai, vì toàn là giấy nợ và thẻ tín dụng. Tới đâu thì tới, tính sau.
Bảng liệt kê này, nhìn chung thì không có gì sai. Tất cả những người được tuyển lựa đều là thủ phạm có tội thật. Chẳng có ai là oan cả. Kể cả những người tiêu thụ. Vấn đề là hình như danh sách đó chưa đủ. Còn thiếu một thủ phạm quan trọng hàng đầu. Đó chính là kẻ buôn nợ. Tức là những chuyên gia đi bán các món nợ cho chúng ta, hay nói cách khác, là những người dụ dỗ chúng ta mắc nợ.
Họ là những chuyên gia, ngồi nghiên cứu thị trường, nghiên cứu dân tình, nghiên cứu tâm lý và nghĩ ra những cách chiêu dụ chúng ta mắc nợ. Họ vẽ ra những công cụ nợ để cột nợ vào đầu chúng ta.
Ở mức thượng tầng cao cấp nhất thì ta đã thấy những thiên tài về tài chánh, tốt nghiệp Harvard, MIT… đã vẽ ra những kén nợ cột vào đầu các nhà đầu tư, các đại gia ngân hàng, hãng bảo hiểm, v.v… Đưa họ vào tròng để rồi bây giờ chết cứng hết.
Ở cấp thấp hơn, tức là của người tiêu thụ chúng ta, thì mình cũng là nạn nhân bị các chuyên gia buôn nợ thòng dây vào cổ. Có lẽ chúng ta ít để ý, chứ những thành phần này đầy dẫy chung quanh. Hãy thử kiểm điểm lại xem.
Thứ nhất là kiểm trong thùng thư hàng ngày của chúng ta.
Ngày nào cũng thấy cả xấp giấy quảng cáo, dụ dỗ chúng ta đủ kiểu. Khi ta mua một tờ báo cũng vậy. Nguyên tờ báo chỉ có chừng mươi trang tin tức, còn ba chục trang quảng cáo. Báo ngày chủ nhật thì khỏi nói.
Qua hình thức phiếu hay coupons, hết phiếu này đến phiếu nọ, họ dụ dỗ ta mua những hàng tiêu dùng không tốn kém lắm, phần lớn là thực phẩm. Những tấm phiếu vài ba đồng hay mấy chục xu vớ vẩn này, gom lại không phải là ít. Chúng giúp ta mua hàng rẻ được nhiều thật, không ai chối cãi. Nhưng chúng cũng khiến ta mua rất nhiều thứ không cần thiết, chỉ vì… rẻ được vài chục xu, vài đồng.
Nếu ta hành xử có lý trí thì loại phiếu này thật là có lợi vì giúp ta mua rẻ những thứ ta cần. Nhưng con người lại không phải là thứ computer, hành xử máy móc có tính toán theo công thức nhất định. Trái lại thường hay có quyết định ngẫu hứng, nhất là trong vụ xài tiền. Tiếng Mỹ gọi là "impulsive consumer". Không cần thiết, nhưng vẫn mua, nhất là khi có “coupon” rẻ được chút đỉnh.
Những phiếu này khác xa với các hình thức quảng cáo khác tràn ngập báo chí và truyền hình. Chỉ vì tấm phiếu có cái gì cụ thể hấp dẫn trông thấy trước mắt. Đó là những con số “tiết kiệm” mà ta thấy ngay được. Ta nhìn thấy con số “một đô tiết kiệm” -one dollar saving- rõ ràng. Mà món hàng ta mua cũng chẳng là bao. Một bịch cam không bao nhiêu tiền, lại tiết kiệm được một đô. Thế là mua ngay. Chẳng mấy chốc mà tiền chợ chồng chất. Mang về nhét đầy tủ lạnh mà không biết chừng nào mới dùng. Dùng không hết, để lâu quá hư thúi, vứt đi là chuyện thường.
Leo lên cao hơn một mức là các thẻ tín dụng.
Hầu như không ngày nào mà chúng ta không nhận được thư của một ngân hàng hay một công ty tín dụng nào đó, dụ dỗ ta lấy thẻ tín dụng của họ. Ta được bảo đảm chấp nhận trước rồi - pre-approved. Nhìn thấy con số mà chóng mặt. Hai chục ngàn, mười ngàn dễ như không. Mà nó cũng thỏa mãn cái tự ái của mình. Coi vậy chứ mình cũng oai lắm, được ngân hàng sẵn sàng cho vay đến hai chục ngàn chứ giỡn sao. Đi chợ búa, mở bóp dày cộm ra, cả xấp vài chục cái thẻ tín dụng thì cũng thấy le lói, chứng tỏ mình cũng thượng lưu lắm.
Lại còn được nhiều quyền lợi nữa. Nào là không phải trả lệ phí một năm đầu. Nào là củng cố một số các nợ linh tinh hay các thẻ tín dụng làm một cho dễ thanh toán. Nào là lãi suất đặc biệt rất thấp trong năm đầu. Không ai để ý đến chuyện gì sẽ xẩy ra mấy năm sau. Củng cố nợ trên một thẻ cũng tốt thôi, nhưng mấy thẻ kia cũng vẫn giữ, mai mốt xài tiếp, lại còn nguy hiểm hơn nhiều!


Ta lý luận theo kiểu thời buổi gạo châu củi quế này, tốt hơn hết là tiền mặt cất kỹ, xài tiền thiên hạ trước, mai mốt tính sau. Mua một trăm đồng bằng thẻ tín dụng, mỗi tháng trả hai chục, coi như là “tiết kiệm” được tám chục một tháng rồi. Lời to. Sang năm ta được lên lương, lúc đó sẽ trả sau. Thiên hạ quên mất cái hai chục ta trả đó chưa đủ trả tiền lãi, thành ra số nợ một trăm vẫn còn nguyên, tháng này qua năm khác. Nếu không tăng thêm là may.
Lâu lâu, nhân dịp lễ lạc có dịp xài tiền như Thanksgiving, Giáng Sinh, là những dịp mua quà cáp cho bạn bè, bà con, thì ta lại còn nhận được một lá thư chúc mừng ta đã được… lên cấp nợ. Bây giờ ta “wa-li-phai” lên ba chục ngàn. Kèm theo một xấp chi phiếu trắng. Cũng được chuẩn nhận trước, chỉ việc ký thôi. Tha hồ ký mệt nghỉ.
Rồi đến cái ta tạm gọi là “mức tín dụng”, tiếng Mỹ gọi là line of credit. Thông thường là các "equity lines" cầm thế bằng ngôi nhà của ta.
Nếu ta sở hữu một cái nhà, tuy vẫn mắc nợ ngập đầu, nhưng nếu số nợ đó thấp hơn trị giá căn nhà, thì ta có được ít vốn, gọi là equity, trong căn nhà đó. Nếu quý vị nghĩ rằng đó là vốn dành dụm, mai mốt bán nhà sẽ có ít tiền tươi thật sự cầm trong tay, thì quý vị lầm to. Đã có một số chuyên gia buôn nợ nhìn thấy số tiền đó rồi, và họ đã nghĩ ra cách lấy số tiền đó của quý vị rồi.
Họ sẽ viết thư cho quý vị, chúc mừng quý vị đã có được một số vốn -equity- khá lớn, và đề nghị mở cho quý vị một mức tín dụng (hay "tín khoản", dựa trên số vốn đó. Họ cho quý vị tha hồ xài đến tối đa của mức tín dụng. Muốn lấy ra bao nhiêu để xài cũng được, muốn trả lại lúc nào cũng được, trả bao nhiêu cũng được. Quý vị chỉ cần ký thác căn nhà của quý vị để bảo đảm số nợ đó thôi. Đó thường là nợ nhì, hay second mortgage trên căn nhà của quý vị.
Thì cứ lấy, tội gì không" Có thêm tiền mua xắm. Mai mốt giá nhà tăng, mình vẫn dư sức trả nợ trong khi bây giờ có tiền mặt xài chơi.
Leo thêm một cấp nữa là các người môi giới bán nhà. Họ là những người chuyên đi chiêu dụ khách hàng mua nhà, để ăn huê hồng.
Quý vị không có nhà thì họ sẽ giải thích tất cả những cái lợi mua nhà: được trừ bớt thuế, không bị mấy người chủ nhà cho thuê nhà tăng giá thuê mỗi năm, muốn sửa chữa sơn phết làm sao cũng được, mai mốt bán có lời to…
Nếu quý vị đã có nhà rồi thì họ sẽ tán hươu tán vượn để quý vị mua nhà lớn hơn, bạn bè đến chơi thoải mái, con cháu ở xa về khỏi ngủ khách sạn, karaoke không sợ phiền người dưới nhà hay người trên lầu, ở khu tốt sang hơn, an ninh hơn, và ở nhà lớn coi oai hơn…
Nếu quý vị đã có nhà tươm tất, vừa ý rồi thì cũng… không sao. Mua sắm sửa sang cho nhà to hơn, đẹp hơn. Hay mua một hai cái nhà nữa để đầu tư, cho thuê vẫn có tiền vào để trả nợ ngân hàng, mai mốt bán có lời bộn.
Báo Time có nêu chương trình truyền hình HGTV là một trong những thủ phạm. HGTV là một đài truyền hình đặc biệt về nhà cửa, với các chương trình giới thiệu những căn nhà đẹp mê hồn, chỉ dẫn cách trang trí, sửa chữa nhà cửa, biến những cái hộp, những nhà kho thành lâu đài huy hoàng tráng lệ. Mấy bà Mỹ ngồi nhà coi, xong là chỉ đợi ông chồng đi làm về là… vuốt ve ngay.
´´´´Nhìn vào những câu chuyện có thực mà tất cả chúng ta đều đã có kinh nghiệm, ta sẽ thấy nước Mỹ là nước cực kỳ văn minh tân tiến. Trên đủ mọi mặt, nhất là về mặt kỹ thuật dụ dỗ moi tiền thiên hạ. Trong chúng ta hầu hết đều đã trải qua một hay nhiều hình thức chiêu dụ trên, và hầu hết cũng đã trở thành nạn nhân, không nhiều thì ít.
Một điều cần thẳng thắn nhìn nhận là chúng ta khó thoát vòng tay của các con buôn nợ. Họ là dân chuyên nghiệp, có kỹ thuật. Thông thường thì khi gặp những trường hợp này, nhất là khi đối diện chạm mặt với họ, phản ứng bình thường của ta là từ chối ngay, một cách máy móc. Nhưng họ đã dự đoán trước những chuyện ấy rồi, và đã chuẩn bị, được huấn luyện đầy đủ về cách vượt qua cái lắc đầu của chúng ta, với đầy đủ những lời giải thích, biện luận, bằng chứng lý thuyết, bằng chứng thực tế.
´´´´Thời đại thịnh trị của các con buôn nợ đã qua rồi. Trước tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay, sức thu hút của các con buôn nợ đã giảm đi rất nhiều. Có lẽ chỉ có mấy cái coupons chợ búa là còn thịnh hành mạnh. Việc xài thẻ tín dụng cũng đã giảm phần nào, nhưng chắc vẫn còn thông dụng lắm. Xài nhưng không trả nợ. Nhưng chắc chắn mấy cái nợ nhà, nợ nhất hay nhì hay ba cũng vậy, đã bị khoá sổ từ lâu rồi. Cái đài HGTV có nhiều hy vọng xập tiệm đến nơi.
Cuộc khủng hoảng kinh tế, nhìn dưới con mắt tích cực, cũng có lợi: đánh thức thiên hạ và kềm chế cái tính xài tiền ngẫu hứng bạt mạng của thiên hạ lại. Cũng là điều tốt.
Nói tóm lại, các con buôn nợ đó đã khuyến khích chúng ta xài tiền kiểu vung tay quá trán, đưa chúng ta vào danh sách thủ phạm của báo Time. Chỉ tiếc là Time đã thiếu sót mấy con buôn nợ trong danh sách thôi (14-06-09).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.