Hôm nay,  

Ông Nguyễn Tấn Dũng ‘Đối Thoại’ Với Dân?

09/02/200700:00:00(Xem: 12867)

Ông Nguyễn Tấn Dũng ‘Đối Thoại’ Với Dân"

Theo tin tức phổ biến từ hảng truyền thông quốc tế BBC, “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam sẽ dành hai giờ để đối thoại với người dân qua mạng internet vào ngày 9 tháng 2 tới đây. Buổi đối thoại sẽ diễn ra trên trang web của Chính phủ trong khi hai trang web khác tham gia lấy ý kiến của người dân cho cuộc đối thoại là website của Đảng Cộng sản và Báo Điện tử VietnamNet. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên Tập của VietnamNet nói rằng đây là cuộc đối thoại trực tuyến có quy mô lớn nhất từ trước tới nay và kể cả người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam cũng có thể đặt câu hỏi.”

Nếu đúng như vậy thì đây là một dấu hiệu đáng chú ý, và có thể là đáng khích lệ, dù rằng mọi người không tránh khỏi nghi ngờ đây chỉ là một màn kịch thu nhỏ, trên một sân khấu mới, của cái kiểu góp ý trước Đại hội X vừa qua.

Đáng chú ý vì lần đầu tiên trong lịch sử nước CHXHCNVN, người lãnh đạo cao nhất của bộ máy nhà nước chấp nhận đối thoại với dân.

Có thể là đáng khích lệ vì sự kiện này cho nhân dân và các đoàn thể đối lập một cơ hội mới để chính thức đặt ra một số vấn đề với nhà nước Việt Nam.

Về việc đối thoại với dân, ông Nguyễn tấn Dũng sẽ lập nên một sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử. Ở các nước dân chủ tiền tiến, việc ghi nhận phản ảnh, nguyện vọng của dân được luật pháp trao phó cho thành phần đại biểu các cấp, từ Hội đồng Thành phố cho đến, Dân biểu, Nghị sĩ Tiểu bang và Liên Bang, v.v… Những đại diện dân cử này sẽ tổng hợp các ý kiến tiêu biểu nhất và đạo đạt lên cơ quan chức năng liên hệ, kể cả Quốc hội và các cơ quan Hành pháp. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, vấn đề được đặt ra trực tiếp với người lãnh đạo quốc gia. Và tất nhiên, bất cứ lúc nào và trong bất cứ trường hợp nào, các cơ quan truyền thông đều có quyền tự do để nêu lên vấn đề trước công luận và đặt vấn đề trực tiếp với các cơ quan chức năng liên hệ. Cơ chế xã hội mang tính đối trọng này đặt các cơ quan Nhà Nước vào vị trí phải thực thi nghiêm chỉnh chức năng của mình, hoặc sẽ bị chế tài, bất tín nhiệm, kể cả việc bị truy tố trước pháp luật.

Do đó, việc ông Nguyễn tấn Dũng có nhã ý dành hai giờ đồng hồ để trao đổi với nhân dân là đáng hoan nghênh, nhưng đúng ra, ông nên làm khác đi.

Trước nhất, ông nên ra lệnh cho các Hội đồng Nhân dân, Uỷ Ban Nhân dân và Đại biểu Quốc hội nghiêm túc đón dân, ghi nhận phản ảnh của người dân, và tích cực đạo đạt nguyện vọng của nhân dân lên thành phần lãnh đạo các cơ quan chức năng. Ông đồng thời cũng nên ra lệnh cho các cơ quan nhà nước phải nghiêm túc báo cáo đến ông những điều họ ghi nhận được. Từ đó, ông sẽ có sự giải quyết hoặc chánh sách thích hợp.

Một nơi quan trọng khác mà ông cũng cần quan tâm đặc biệt là các cơ quan Thanh tra Nhà nước. Ông chỉ cần cho nhân viên điều tra một cách nghiêm túc hàng trăm ngàn đơn khiếu kiện, tố cáo do dân oan gửi lên và đang bị ém nhẹm để có hướng giải quyết cụ thể, thì ông đã có thể trở thành một ”Bao Công thời đại”. Điều cần phải nói ngay là ông đừng hứa suông và để dân oan thất vọng như trường hợp ông Trung tướng Công an Nguyễn Việt Thành.

Làm được hai điều đó là ông Thủ Tướng sẽ hiểu được phần nào hiện tình đời sống và nguyện vọng của nhân dân. Còn nếu như chỉ “chat” trên mạng, thì ông sẽ chỉ nhìn nghe thấy được rất ít phản ảnh, vì đại đa số hộ dân ở trong nước không có máy vi tính hay điều kiện lên mạng. Đó là chưa kể người dân vẫn còn lo ngại là sự góp ý thật tình về những sai lầm, tội ác của chính quyền địa phương có thể sẽ dẫn họ đến tai họa bởi sự trù dập của đám tham quan.

Thời nào cũng vậy, chế độ nào cũng vậy, thành phần lãnh đạo có chủ trương lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân đều đáng hoan nghênh. Điều quan trọng là phải thực tâm và phải thực hiện đúng cách.

Với bối cảnh xã hội hiện nay, nếu nhà nước Việt Nam muốn thực thi đúng đắn vai trò “Nhà Nước của dân, do dân và vì dân” thì những người lãnh đạo phải nhanh chóng cải cách thật rốt ráo các chánh sách đối nội. Trong đó, đề nghị ông hãy mạnh dạn thúc đẩy việc dân chủ hoá xã hội, để làm nền tảng cho việc dân chủ hoá bộ máy nhà nước.

Việc dân chủ hoá xã hội tất nhiên vô cùng khó khăn và tế nhị, song đó là quy trình không thể tránh được để một xã hội có thể phát triển bình thường như các nước tiên tiến khác trên thế giới. Nếu nhà nước Việt Nam thực sự tôn trọng dân chủ, ít nhất là theo tinh thần các điều khoản đã được quy định trong bản Hiến pháp hiện hành, thì những người lãnh đạo nhà nước cần phải mạnh dạn thúc đẩy việc thực thi tinh thần dân chủ. Một vấn đề cốt lõi của việc thực thi dân chủ trong việc điều hành quốc gia là nhà nước phải chấp nhận sự hiện diện và ý kiến xây dựng đất nước của các nhân sĩ và đoàn thể đối lập, cũng như ý kiến của các cơ quan truyền thông, báo chí ở trong và ngoài nước. Đảng CS không thể tiếp tục dùng lý do “ổn định chính trị” để duy trì sự độc quyền lãnh đạo quốc gia. Sự ổn định chánh trị không thể đồng nghĩa với sự độc tài toàn trị. Các nước văn minh tiến tiến mà Việt Nam đang muốn làm bạn đều đã có xã hội đa nguyên và cơ chế đa đảng nhưng đất nước họ vẫn ổn định; không những thế họ còn phát triển vô cùng tốt đẹp. Thế thì không có lý do gì mà Việt Nam lại là một ngoại lệ.

Nếu ông Nguyễn tấn Dũng và những người lãnh đạo hiện nay lắng nghe các tiếng nói đối lập ở cả trong và ngoài nước, để thực tâm cải tạo bộ máy nhà nước, từ cơ cấu đến chánh sách, thì đất nước Việt Nam sẽ thực sự sớm có ổn định chánh trị. Sự ổn định của bộ máy nhà nước chỉ có thể được nhìn nhận khi xã hội được thực sự dân chủ, tự do và nước Việt Nam không bị các cơ quan nhân quyền quốc tế liệt vào các danh sách vi phạm nhân quyền.

Muốn “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”, nhà nước phải lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân, và phải tôn trọng vai trò, ý kiến, đề nghị của những nhân sĩ và đoàn thể đối lập. Thực tế tới đây sẽ chứng minh thiện chí và khả năng lãnh đạo của ông Nguyễn tấn Dũng.

(Trích Tập san Hoa-Mai #10 -- http://www.hoamai.org/Media/TSHM/dvd_TapSan_10.htm).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít nhất cũng có ba thế người Việt liên tiếp đã “âm thầm ngậm ngùi chấp nhận” sống với luật rừng và thứ hiến pháp son phấn, giả trá như thế ở Việt Nam vì “không biết làm sao bây giờ.”
✱ LSE/Putin: Tại hội nghị thượng đỉnh NATO tháng 4 năm 2008 ở Bucharest, Vladimir Putin đã tuyên bố rằng Ukraine thậm chí không phải là một quốc gia! ✱ LSE/Medvedev: Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã nói vào tháng 4 năm 2016 rằng "không có nhà nước" ở Ukraine, cả trước và sau cuộc khủng hoảng năm 2014. ✱ LSE/D.Trump: Năm 2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tuyên bố rằng Ukraine “không phải là một quốc gia thực sự, rằng nước này luôn là một phần của Nga”. ✱ RFI: Sai lầm của phương Tây là không chú ý đến những phát biểu thù địch của các nhà lãnh đạo Nga, trong khi Putin đã chuẩn bị cho cuộc chiến từ 20 năm qua...
"Chúng nó đáng bị treo cổ… lên 10 lần..."
Cùng với danh ngôn đã đi vào lịch sử (“Đừng nghe những gì cộng sản nói. Hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”) T.T Nguyễn Văn Thiệu còn có một câu nói để đời khác nữa, tuy ít nổi tiếng hơn nhưng cũng được nhiều người nhắc đi nhắc lại hoài hoài (“Đất nước còn, còn tất cả. Đất nước mất, mất tất cả”) vì nó đúng với hoàn cảnh và tâm trạng của họ...
Việt Nam khoe chính sách “Ngoại giao Cây tre” và “Quốc phòng “4 Không” như một lựa chọn khôn ngoan để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Nhưng Việt Nam đã không có bất cứ nỗ lực nào để đẩy Trung Quốc ra khỏi vùng Lưỡi Bò, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa của Việt Nam, chiếm diện tích trên 3 triệu cây số vuông, hay 80% Biển Đông...
Quả là đúng thế. Putin đã tạo ra một tình huống “phức tạp” đến độ chính y cũng không biết, hoặc không có, đường lui. Thằng nhỏ hết khôn dồn ra dại hay (vẫn nói theo kiểu dân gian Việt Nam) là khôn ba năm dại một giờ!
63 năm sau ngày phát động công tác xây dựng Đảng trên 3 mặt Tư tưởng, chính trị, tổ chức”, theo quyết định của Đại hội lần thứ III tại Hà Nội năm 1960, đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã sa lầy hơn vào suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" và tham nhũng...
Những đồng tiền tội phạm luôn để lại dấu vết, những hành vi phạm pháp đến một ngày sẽ bị phanh phui. Với Donald Trump, 34 tội danh "ngụy tạo chứng từ kinh doanh" nhằm che giấu các hành vi phạm pháp khác trong vụ án New York đều được các công tố viên trình ra rõ ràng ngày tháng thực hiện, những ai liên quan và chi phiếu, hồ sơ nào đã được sử dụng. Đây là khúc dạo đầu trước các tội danh mà Trump đang hay sẽ bị truy tố trong các vụ điều tra khác xem ra nghiêm trọng hơn nhiều.
Đài truyền hình Pháp-Đức ARTE gần đây đặt câu hỏi: mô hình xã hội nào cho thế giới, Huxley hay Orwell? Aldous HUXLEY và George ORWELL, hai nhà văn tiên tri của thế kỷ 20, đã tiên đoán thế giới sẽ đi tới đâu dưới sự cai trị của các chế độ độc tài, toàn trị. Ngày nay, tất cả những gì họ tiên đoán đang xẩy ra trước mắt, khắp nơi, đặc biệt là bên Tàu. Cả hai đều nghĩ đều nghĩ độc tài sẽ biến con người thành cái máy, không còn cá tính, không còn nhân phẩm, không suy nghĩ, không phẫn nộ, không bất bình, hoàn toàn vô cảm, chỉ biết cúi đầu tuân lệnh để được yên ổn thở, sống và hưởng thụ. Câu hỏi rất đáng đặt cho Việt Nam. Khẩn cấp...
Nếu một ngày nào đó diễn ra ngày hội cho những người yêu tự do, yêu dân chủ trên đất nước Việt Nam, sẽ khó có thể nhìn thấy gương mặt của ông Trương Dũng, 65 tuổi, người vừa bị chính quyền Hà Nội kết án 6 năm tù giam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.