Hôm nay,  

Vá Ao Chép Kinh

09/04/200800:00:00(Xem: 8771)

Trong thời gian ở Houston dự Lễ Hội Quan Âm lần thứ bẩy, chúng tôi cố thu xếp thì giờ ghé thăm tư gia cư sỹ Liên Hoa-Diệu Tịnh.

Ngôi nhà khang trang bên bờ hồ mà ngay từ cửa vào, khách đến thăm đã cảm nhận được tâm hồn của chủ nhân, những tâm hồn đẹp đẽ, đem sáng tạo mỹ thuật vinh danh Đạo Pháp. Nơi đây, tôi từng được chủ nhân ưu đãi, dành một phòng riêng mỗi lần đến Houston. Nhưng lần này, tôi được tháp tùng sư phụ, sư huynh, sư tỷ nên mấy thầy trò lấy phòng ở khách sạn, gần chùa Việt Nam để ban vận chuyển của chùa tiện đưa đón trong thời gian Lễ Hội.

Cuộc hội ngộ bất ngờ chiều chủ nhật đã thành buổi thiền trà đầy đạo vị vì có sự hiện diện của Thượng Tọa Thích Tâm Hòa. Thầy có giọng ngâm truyền cảm, lại thuộc rất nhiều thơ, từ những bài ngắn, thể năm chữ của thầy Tuệ Sỹ đến những bài dài, thể tám chữ của thi sỹ Vũ Hoàng Chương, thầy đều thoải mái, cất giọng ngâm dễ dàng.

Trong không khí thơ nhạc và hương trà ngát thơm, bất ngờ, thầy đọc hai câu đối của thầy Tuệ Sỹ mà trước khi đọc, thầy đã nói là "Hay lắm!". Tôi sửng sốt khi thầy đọc trơn tru hai câu đối khá dài, bằng cả chữ Hán lẫn chữ nôm.

Câu thứ nhất:
Quảng mạc thiên hoang cố lý, nhi phế hưng cạnh tẩu kinh đào, phiến diệp phù nang, quải nạp đằng la thử ngạn.
Dịch nôm:
Chốn cũ dặm dài man mác, bởi phế hưng xô dậy sóng cồn, chiếc lá thuyền nang, vá áo chép kinh đất khách.

Câu thứ hai:
Đức hành thế khoác tham phương, tỷ triêu lộ hàm huy diệu cảnh, không hoa thủy nguyệt, huyền hà bích lạc thần châu.
Dịch nôm:
Đức tu mấy bước mù xa, tợ sương sớm nắng hồng đọng bóng, hoa trời trăng nước, ngân hà dằng dặc quê cha.

Thầy đọc lần đầu, tôi như kẻ phàm phu nghe chim thuyết pháp, nghe không kịp, mà cũng chẳng hiểu gì cả! Duy chỉ bốn chữ "Vá áo chép kinh" bỗng dội vào cái đầu u tối của tôi, rồi chợt lóe như lằn chớp, sáng rực hình ảnh Trưởng lão A-Na-Luật ngồi vá áo khi cả ba chiếc y của ngài đều cũ rách tả tơi!

Trong tăng đoàn của Đức Thế Tôn thời xưa, chắc không thiếu các vị tỳ-kheo từng phải ngồi vá áo nhưng không hiểu sao, chỉ hình ảnh ngài A-Na-Luật bật lên khi thầy Tâm Hòa vừa đọc tới 4 chữ "Vá áo chép kinh""

Lẽ dĩ nhiên, tôi nào biết dung mạo Trưởng lão A-Na-Luật ra sao, nên hình ảnh vị tăng ngồi vá áo, tuy tâm tôi khởi danh xưng ngài A-Na-Luật mà hình ảnh lại là hình ảnh tác giả hai câu đối, là thầy Tuệ Sỹ, là vị tu-sỹ đã đóng một triện son đậm nét trên trang sử Phật Giáo Việt Nam bằng sự im-lặng-sấm-sét trong cơn biến động lịch sử của dân tộc.

*

Tôi đã xin thầy Tâm Hòa viết cho hai câu đối này để bây giờ, ngồi trong Cốc Thảnh Thơi, từng chữ đang như từng bài pháp cho tôi niềm hạnh phúc vô biên.
Tôi lại khóc.
Thảnh thơi và sung sướng mà khóc.
Tôi khóc vì quá may mắn, có cơ duyên được nghe những lời nhắc nhở đầy Từ Bi, Trí Tuệ này.

"Chốn cũ dặm dài man mác, bởi phế hưng xô dậy sóng cồn".
Thời gian như bóng câu qua cửa, bao trạng huống thịnh suy hưng phế dập dồn, mờ mịt quê xưa nghìn trùng cách biệt.
Chiếc lá thuyền nang, vá áo chép kinh đất khách".
Từ thuở lênh đênh trên con thuyền mong manh tựa lá, lìa xa quê, trôi giạt xứ người, xin hãy an bần giữ đạo.

Có lẽ những gì thiết tha nhất mà thầy Tuệ Sỹ muốn nhắn gửi huynh đệ của thầy là ở nơi xứ lạ quê người, hãy nhớ "biết đủ" theo lời Phật dạy và giữ đạo tâm bền vững. "Vá áo" có phải là tượng trưng cho sự an bần và "Chép kinh" là nhắc nhở một lòng giữ đạo"

*

Xưa, có lần Đức Thế Tôn hỏi tôn-giả Tu-Bồ-Đề:
-Bậc A-La-Hán có nghĩ tưởng là mình đã đạt đạo A-La-Hán không"
Ý ông thế nào"
Tôn giả Tu-Bồ-Đề cung kính thưa rằng:
-Bạch Đức Thế Tôn, con không nghĩ tưởng như vậy, con mới là bậc A-La-Hán.

Nhớ lại giai thoại này giúp tôi hiểu phần nào niềm ưu ái băn khoăn mà thầy Tuệ Sỹ gửi gấm trong câu thứ hai:
"Đức tu mấy bước mù xa, tợ sương sớm nắng hồng đọng bóng, hoa trời trăng nước, ngân hà dằng dặc quê cha".
Dù đường tu có đạt tới đâu, cũng chỉ mong manh tựa sương, tựa nắng; sương mới đó rồi tan, nắng mới đó rồi nhạt, trăng lồng bóng nước, nào phải thật là trăng!
Ngay những bậc A-La-Hán còn chưa dám nhận là A-La-Hán, thế mới thực đắc A-La-Hán.

Đường tu thậm thâm vi tế như thế, nên xin hãy giữ tâm an trụ trong chánh định, chớ vì xứ người dư thừa phương tiện mà đắm chìm tự mãn, quên đi cội nguồn đất tổ vời vợi phương xa. Có lẽ, chữ "Quê cha" ở đây, vừa có nghĩa là Quê Hương đời-thường, vừa ẩn nghĩa thâm sâu là Giác Ngộ, là Giải Thoát, là mục đích tối hậu trên đường cầu Đạo.

Ngồi bán già rất lâu trước bàn thờ Phật, vận dụng cái đầu u tối làm việc, tôi chỉ hiểu lờ mờ hai câu đối trên như vậy. Lòng bỗng khởi niềm mơ ước viển vông "Phải chi được đảnh lễ thầy Tuệ Sỹ, xin thầy chỉ giáo tận tường từ nghĩa cạn tới lý sâu thì thật là hạnh phúc!"

Tôi biết được một điều, là những gì thầy Tuệ Sỹ viết, phải nhìn từ nhiều lăng kính khác nhau mới mong thấy được phần nào tâm tư thầy gửi gấm. Nên những khi may mắn có được gì của thầy, từ dịch thuật kinh điển tới thơ văn, tôi thường lò dò tìm các vị thiện trí thức để xin chỉ dạy. Nhưng cơ hội này chẳng phải dễ, vì những vị tôi đặt niềm tin, lại thường luôn bôn ba hoằng pháp đó đây, gặp được quý ngài chỉ là tình cờ hy hữu!

Như buổi thiền trà đầy đạo vị mà Mẹ Hiền Quán Thế Âm đã vừa cho chúng tôi cơ hội.
Đa tạ Thầy Tuệ Sỹ, vị Thầy tôi chưa một lần được diện kiến nhưng Thầy đã là người dẫn dắt tôi từ những bước đầu chập chững tìm về cửa Đạo. Thầy là niềm an ủi khi tôi gặp nghịch duyên do thế nhân lọc lừa, dối trá.
 
Thầy là bóng mát khi lòng tôi khô cạn niềm tin.
Chỉ cần nghĩ tới hạnh nguyện Bồ Tát của Thầy là bao nhiêu thất vọng trước thế nhân ác hiểm đều chuyển thành bụi mưa xuân làm xanh tươi đồng cỏ. Những phút giây ấy, tôi lại thấy niềm ước mơ được diện kiến Thầy là không cần thiết. Vì những gì tôi cảm nhận được trên bước đường Thầy đi, đã là quá đủ.

Cây tùng sừng sững, lặng thinh nhưng mạnh mẽ giữa sa mạc nắng cháy, chẳng là niềm khích lệ vô biên cho bao lữ hành đang nổi chìm trong gió cát ư" 
Và tôi thấy triết gia D.W.Jerrold rất sâu sắc khi ông ta nói rằng: "Tôn giáo và lòng kính ngưỡng ở trong tim chứ không ở hai đầu gối".

NAM MÔ TÁT ĐÀ BÀ LUÂN BỒ TÁT (*)
Huệ Trân
(Cốc Thảnh Thơi- Tháng Tư 2008)
(*) Vị Bồ Tát vì Đạo, quên mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Doanh nhân Donald Trump đã khởi xướng trào lưu dân tuý và hai lần thắng cử tổng thống. Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trên chính trường để vận động tranh cử năm 2016, Trump không có tham vọng thu tóm quyền lãnh đạo Đảng Cộng hoà trong ý tưởng thù địch, mặc dù thể hiện nhiều quan điểm chống đối gay gắt. Ngược lại, ngày nay, "chủ thuyết Trump" chế ngự toàn diện mọi sinh hoạt của đất nước. Thực ra, khi nhìn lại hoạt động của Đảng trong thời hiện đại, đây là kết quả của một tiến trình dài nhằm tái định hình chiến lược bảo thủ mà Đảng đã đề ra vào những năm 1960.
“Tôi đã cố gắng rất nhiều để trở thành một di dân tốt của đất nước Hoa Kỳ. Tôi phục vụ trong quân đội. Tôi học cao học. Tôi làm việc cho chính phủ liên bang. Tôi luôn cố gắng làm tốt công việc của mình trong 15 năm qua. Nay, tôi, chúng tôi, đang hoang mang về những chính sách không rõ ràng, không biết từ ai. Thậm chí, sếp lớn nhất của cơ quan chúng tôi phải tổ chức cuộc họp để trấn an nhân viên về những email của OPM gửi ra gần đây kêu gọi chúng tôi nên tự động nghỉ việc để nhận tám tháng lương. Họ không khuyến khích chúng tôi trả lời những email như thế. Trên một diễn đàn của Fed, mọi người từ lo lắng, sợ hãi, cho đến bây giờ thì tất cả đều đồng ý sẽ chiến đấu đến cùng.”
Không ra tranh cử. Không được xác nhận chính thức. Cũng chẳng cầm một xu tiền lương từ chính phủ. Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã tuyên chiến với chính phủ liên bang Hoa Kỳ và, chỉ trong vài ngày, đã bắt đầu ra tay cắt giảm quy mô và ảnh hưởng của bộ máy chính quyền, đồng thời còn nắm được một số bí mật nhạy cảm nhất. Musk sử dụng mạng xã hội quyền lực của mình để định hướng dư luận, và không ngần ngại dọa dẫm rằng sẽ dùng khối tài sản khổng lồ của mình để hậu thuẫn cho đối thủ chính trị của bất kỳ ai dám chống đối.
Tổng Bí thư Tô Lâm hứa “Việt Nam sẽ học hỏi tối đa kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là sự đổi mới lý luận và thực tiễn của Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới".
...Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, Mỹ khởi xướng Kế Hoạch Marshall vào năm 1948 để giúp tái thiết kinh tế Châu Âu và ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Khi nhận thấy cần có một cơ quan phát triển phối hợp, Tổng thống John F. Kennedy đã ký lệnh hành pháp 10973 Foreign Assistance Act vào ngày 4/9/1961, và ký thành luật thành lập Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ngày 3/11, tập trung vào phát triển kinh tế và xã hội trong thời gian dài, thay vì chỉ viện trợ quân sự hoặc khẩn cấp. Cơ quan này được tạo ra để hợp nhất các nỗ lực viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ và thúc đẩy phát triển toàn cầu như một phần của chính sách đối ngoại quốc gia. Thời Chiến Tranh Lạnh, USAID đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản bằng cách cung cấp viện trợ cho các nước ở Châu Phi, Mỹ Latinh và Châu Á. USAID là nguồn là viện trợ chính cho các chương trình phát triển tập trung vào nông nghiệp, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Cuộc Cách Mạng Xanh (Green Revolutio
Với mức áp thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc, liệu đây là những "đòn ngoại giao" như giới ủng hộ Donald Trump luôn bào chữa hay là sự thăm dò? Còn hiện nay, với các phát biểu cầu cạnh, một mức thuế "nhẹ nhàng" như vậy so với hai láng giềng đồng minh lâu đời Mexico và Canada, con đường "đánh Tàu" của Donald Trump trong nhiệm kỳ hai xem ra đã không như người Việt ủng hộ ông kỳ vọng.
Khi Sài Gòn thất thủ, cha của Bình Lý hòa cùng dòng người đi vào “đêm chôn dầu vượt biển.” để lại quê nhà người vợ và hai đứa con trai còn nhỏ. Sau gần 10 năm, cha và mẹ của anh đoàn tụ ở nước Mỹ. Bình chào đời trên xứ sở tự do, mang trên mình căn cứ người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai. Đúng 50 năm của biến cố 30 Tháng Tư (1975 – 2025), chính anh và những người bạn trẻ khác trong nhóm Viet Place Collective, đã tranh đấu suốt hai năm để thuyết phục giới chức vùng DMV chuẩn thuận cho tên đường Saigon Blvd – Đại Lộ Sài Gòn hiện diện trên một đoạn đường Wilson Blvd thuộc Falls Church.
Mới đây một người bạn online gởi đến một video clip và bản chụp mấy trang trong cuốn Kỷ niệm sân khấu của MC Nguyễn Ngọc Ngạn, hỏi ý kiến tôi về cách ông này kiến giải thành ngữ “Phận con gái mười hai bến nước”. Trong clip -- cắt từ một sản phẩm Paris by Night -- ông Ngạn cho biết trong chương trình trước MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên hỏi ông ý nghĩa của thành ngữ “Phận con gái mười hai bến nước” và lúc đó ông “đoán” ra hai điều: về vần, từ “gái” liền vần với “mười hai” và, về nghĩa, “số 12 trùng với 12 tuổi Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.”
Ngay sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Trump đã ký khoảng 100 sắc lệnh hành pháp để giải quyết nhiều vần đề cấp bách cho đất nước. Nhìn chung trong toàn cảnh, có nhiều nhận định tỏ ra dè dặt hơn khi cho rằng, một số sắc lệnh này có hiệu lực pháp lý tức thời, một số khác có lẽ chỉ là một màn trình diễn làm thoả lòng mong đợi của đa số cử tri và một số khác còn cần nhiều thời gian hơn nữa để cho các toà án tái thẩm nội dung. Tại sao các giải pháp này không hữu hiệu như Trump tuyên hứa với toàn dân? Sau đây là ba trường hợp điển hình để biện minh tại sao một kỷ nguyên hoàng kim chưa được khởi đầu...
Nhà nước CSVN đã có một cái nhìn bi quan về tình hình chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực khi bước vào năm 2025, một năm trước Đại hội đảng kỳ XIV để bầu Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2026-2030...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.