Hôm nay,  

Ngược Dòng Sông Mã

2/14/200800:00:00(View: 9267)

- Tùy bút của Xuân Đỗ

Đất Thanh Hóa gần quê tôi, từ nhỏ tôi đã nghe và biết về vùng đất này. Bố tôi và các anh lớn con ông Bác đã đi “bè” chở nứa từ Thanh hóa về cho mẹ tôi và các chị lớn trong họ  làm nghề đan cót, một làng nghề cha truyền con nối mà năm mươi năm sau tôi trở lại quê  vẫn thấy các bà các cô cặm cụi ngồi đan.

Nghề đan cót không biết du nhập làng tôi từ hồi nào, nhưng một khi lúa gặt về cần quây che, thóc thu hoạch về cần chỗ chứa thì các tấm cót quê tôi vẫn là sản phẩm không thể thiếu trong các làng mạc vùng châu thổ sông Hồng. Tuy sồ cung ổn định, giá cả phaỉ chăng, nhưng sức lao động bỏ ra so với giá trị sản phẩm thu về thì quả là không tương xứng.

Bao thân phận từ các cô gái của lứa tuổi mươì hai mười ba đến các bà mẹ quê tuôi" cổ lai hy thất thập vừa qua vụ mùa laị cặm cụi đêm ngày, âm thầm mắt ngó xuống, chân tay đan làm các thao tác xem như không mỏi, nhưng nỗi mệt đã ăn sâu trong tâm thức, trong da thịt, trong lục phủ ngũ tạng, trong máu huyết để cả một đời không rời xa caí làng nhỏ bé từ đơì này sang đời kia chỉ an phận chốn quê.

Các bà các cô thì ngồi một chỗ, tầm nhìn không xa quá cái cổng làng.Cơm ăn quanh năm thì cứ quả cà vơí muối, thêm bát canh cua mồng tơi pha chút mướp hương. Năm thì mươì họa có chút thịt heo kho cùng vaì nắm tôm tép lưới được ven sông. Lâu lắm các cô gaí ở tuổi bẻ gãy sừng trâu mơí được cùng cánh trai làng lưc lưỡng khiêng gánh các tấm cót lên chợ phiên để giao hàng hoặc trao đôi" bán buôn.

Lúc này họ mơí có dịp gặp nhau, cùng xà vào ăn bát bún riêu, quanh hàng bánh đúc, uống bát chè xanh để rồi thầm gưi" trao nhau vaì câu tình tứ, dạn dĩ hơn thì ít lời chọc ghẹo kiểu quê. Để rôì hết phiên chợ, tạm chia tay, gái thì quay về đan cót, trai thì sửa soạn cho chuyến đi xa vượt truông nhà Hồ xuôi thuyền về Thanh hóa. Từ môí liên hệ ngành nghề, Thanh hóa chẳng phải ngẫu nhiên mà trở thành vùng đất gần gũi vơí tôi từ tuổi ấu thơ.

*

Bẵng đi hàng chục năm, kể từ ngày di cư vào nam, Thanh hóa mờ nhạt trong tôi. Có một lần gợi nhớ khi nghe bản tin tường thuật các máy bay Mỹ đánh bom cầu Hàm Rồng, tuy  không gây tổn thất nhiều về nhân mạng, nhưng làm tê liệt tuyến đường chiến lược Bắc Nam. Chuyện bom đạn thì hồi đó chiến tranh chẳng chừa ai, trong nam ngoài bắc đều chung số phận. Nhưng Thanh hóa còn chịu đói kém thường xuyên do lũ lụt từ thượng nguồn các sông đổ về nhằm mùa bão lụt tháng chín tháng mười hàng năm.

Tới khi tàn cuộc chiến, anh em tù cải tạo từ miền nam ra lại được dồn về các trại nằm dọc thượng nguồn sông Mã. Thanh hóa bỗng chốc trở thành một địa danh hãi hùng khi nơi đây các người tù vốn không quen với lối lao động “chặt nứa thả bè” nhiều người đã phải bỏ mạng theo dòng nước lũ. Chẳng thế mà từ đầu thập niên 80 đã có những vần thơ được sinh viên Việt nam đọc từ hải ngoại, ngay giữa lòng khuôn viên đại học Berkley, đại để:

Mưa đông rét ào ào gió lộng

Đứng ngâm mình vớt nứa giữa dòng sông

Bạn tưởng tôi da sắt bọc xương đồng

Không! Tôi đang sống trong trại giam...Việt cộng

Khi gặp lại những người còn sống sót về nam, tôi mới thấy thương cho các anh họ và bố tôi đã một thời rong ruổi trên sông nước kéo những bè nứa vượt sóng đem nguồn nguyên liệu về đổi lấy chén cơm, quả cà cho mấy chị em tôi.

Ôi! một thời sao laị có cái cảnh kiếm miếng cơm manh áo khốn khổ như vậy. Có điều bố tôi và các cháu ông không bao giờ than thân trách phận về lối sống vừa như giang hồ trên sông nước vừa nhiều hiểm nguy chực chờ mỗi chuyến xuôi bè. Âu cũng là cái nghiệp, không có nứa thì không có nghề đan, không đan thì treo niêu treo bát. Thân phận nơi chốn quê đất chật người đông chỉ còn cách tìm đường xa xứ, xa quê theo sự vẫy gọi của đám cai mộ phu cho các đồn điền cao su Long thành, Dầu tiếng phương nam.

*

Quả số tôi không có duyên vơí sông nước, chứ không thì cũng lại sung vào đội ngũ xuôi bè. Đưa đẩy thế nào tôi theo ông chú họ phiêu bạt ra tận Hà nội, được chút học hành thân lập thân, ít năm sau vào quân đội.

Vì sẵn có máu giang hồ lại chịu tình nguyện nơi hòn tên mũi đạn, vừa có số may được các xếp thương, đời tôi cũng le lói một thời trong đời binh nghiệp. Nhưng càng le lói lắm càng...tù lâu năm. Khi cuộc chiến ngã ngũ, tôi cũng như bao thân phận thanh niên thời chiến laị sa vào cái “bẫy” học tập cải tạo. Vì được hứa người một tháng kẻ hai tuần, moị người chui đầu vào rọ.  Chính sách tự thân đã là một sự xấu hổ, nhưng cá nhân tôi laị xấu hổ hơn vì tác giả của cái chính sách lừa lọc này lại là kẻ đồng hương quê tôi, một thời đứng đầu ngành công an tại thành phố mang tên Bác.Tất nhiên trách kẻ viết mơí chỉ là một vế, cái vế đáng phỉ nhổ thì ai nấy cũng hiểu.

Trở lại chuyện đi tù, người ra Thanh hóa thì đi chặt nứa, tụi tôi lên Yên bái thì đi chặt bương (cùng họ vơí nứa nhưng thân to gấp ba). Hai cánh rừng có chung một đặc điểm là có một loài vắt xanh, một loại giống đỉa, thân như con sâu nhỏ nhưng hút máu thì dai hơn cả đỉa. Loại này luôn tìm chỗ kín nhất của thân thể, nằm im chui sâu (giống như điệp viên Phạm xuân Ẩn), rồi mơí ra tay hút máu, để rồi khi khổ chủ phát hiện thì cũng là lúc chúng đã say máu nằm vật ra như một anh nghiền thuốc cuối cơn vật vã. Nhiều đêm tối trời, lao động về mệt mỏi, anh nào để nguyên đồ lao động đi ngủ thì đêm ấy địa bàn hoạt động của lũ vắt coi như bỏ ngỏ, thân xác khổ chủ mặc tình cho nó vầy vò chẳng khác thân thôn nữ lạc vào tay một sở khanh con địa chủ!

*

Dần dà được chuyển về miền Trung du, trụ lại đất Vĩnh Phú. Đang viết về Thanh Hóa, tự nhiên đổi sang đất này (thì tùy bút mà).Vĩnh Phú vốn là đất của những đồi sim, đồi trà. Hai loại cây, mỗi loài một vẻ. Một loài cây hoang, một thứ cây trồng, một thứ để ăn, một dùng để uống. Hoa sim được nhắc nhớ trong tình yêu lứa đôi ở tuổi học trò, cánh trà thêm nguồn ngẫu hứng cho các buổi mạn đàm tọa ẩm. Một loài được e ấp vì cánh hoa, một được ấp ủ vì lá búp. Sim mang màu tím rượi buồn, trà đậm màu xanh đáy mắt. Một loài gợi nhớ hình ảnh nên thơ mơ mộng, một đượm nét đài các kiêu sa.. Một như nơi hẹn hò của các cặp tình nhân thơ ngây vụng trộm, một như chốn hội ngộ của các mặc khách tao nhân. Hai loài thực vật mang sắc thái khác nhau, nhưng lại là nguồn cảm hứng ít thấy được trân trọng qua các loài hoa lá khác.

Trà thì tôi không hiểu nhiều, lại không biết thưởng thức, vì đó là những thứ của ông tôi, bố tôi, nhưng đồi sim hơa sim thì đã ám ảnh tôi từ thủơ học trò. Trước chỉ được biết sim qua nét vẽ, qua tứ thơ, nhưng nay tận mắt thấy sim chỉ là những bụi sim thấp vừa tầm, mọc hoang rải rác trên những đồi thoải, bìa rừng, không phải là những cây sim lớn phải “vin cành” giống cây bưởi cây cam như vài nhà văn nhà thơ mô tả.

Ở tuổi học trò hầu như chúng tôi đều thuộc bài thơ Màu tím hoa sim” của Hữu Loan. Vừa được học qua mônVăn, vừa được ngâm diễn qua các buổi văn nghệ ở trường. Về sau nhờ Phạm Duy phổ nhạc thì baì thơ đã đi vào huyền thoại. Đến thời mặc aó lính, hình ảnh của các cuộc hành quân dù ở thung lũng A Sao hay chiến trường Tây bắc  khi qua các đồi sim, bài thơ nghe như “tiệp”với tâm tư  những người lính của cả hai miền. Cho đến khi vào tù, mỗi khi nhớ nhà hát lén “nhạc vàng”, thì bài hát vì có chữ “bộ đội” nên không những không bị kiểm điểm mà còn đươc các cai tù ngầm khuyến khích hát... thêm! Thế mới biết âm nhạc đôi khi trở thành thứ ngôn ngữ chung phi ý thức hệ.

Nhớ lại hồi mơí biết bài thơ, tôi không hiểu lắm về câu, “tím cả chiều hoang biền biệt”, cho đến một hôm nhân lúc lao động về, khi vác cuốc xuống đồi chè thì trời đã xế chiều. Tuy mệt mỏi, nhưng ngoại cảnh làm tôi bất giác nhớ tới bài thơ. Cảnh chiều tà, mặt trời khuất bóng, những áng mây lơ lửng, cảnh vắng, đồi thưa, vài vạt sim tím, lại xa nhà, nhớ vợ, tủi thân cho số phận; cảnh vật tâm tư lúc đó như đan quyện vào nhau, từ ấy tôi hiểu được ý thơ. Sau này khi đi tù về, biết tác giả Hữu Loan là người Thanh hóa thì tôi lại càng nhớ nhiều về vùng đất quê ông.

*

Ra tù, lúc này tình hình có phần cởi mở, vì bắt đầu thời kỳ mở cửa. Tình cờ tôi được đọc một bài ký sự đăng trên tuần báo Văn nghệ, mang tựa đề, “Caí đêm hôm ấy đêm gì”, ký cái tên Phùng gia Lộc. Tôi thì vẫn phục cái tính bất khuất của nhà thơ Phùng Quán (hình như ông cũng sanh ở miền Trung), đang liên hệ xem hai ông này có họ hàng gì không. Nhưng ông Lộc lại sanh tại Thanh hóa, viết baì ký sự tả huỵch toẹt về caí đói thê thảm của người dân xã ông, mà bi kịch nằm ngay trong gia đình ông với cái lối thu lúa bất nhân của đám cán bộ xã, bất kể ít chục cân thóc đã dấu trong caí aó quan dành sẵn từ lâu để làm ma cho bà mẹ chờ chết.

Nhờ đang dịp “cởi trói cho văn nghệ sĩ”, bài báo được in lại trên báo Tuổi Trẻ gây xúc động mạnh trong cả nước. Tiếng tăm cũng làm ông xất bất xang bang, khiến ông phải “sơ tán” ra Hà nội để tránh sự hằn học của đám lãnh đạo địa phương. Ông chỉ viết có một bài và một bài làm ông trở thành một nhà báo có hạng.

Nhà thơ Hữu Loan, nhà báo Phùng gia Lộc, hai người hai thế hệ cầm bút nhưng cùng một tâm huyết, cùng sanh ra và thiết tha với vùng sông Mã. Một đã chết sớm ở tuổi 50 phần do lao tâm lao lực, một đang thọ ở tuổi 90, nhưng quá nửa đời người lận đận lao đao. Dù vậy, cả hai sẽ còn được nhắc nhớ trong lòng những người yêu thơ, yêu công lý các thế hệ mai sau.

Bất giác tôi nảy sinh một ước mơ, có một ngày nào đó tư nhiên có một mạnh thường quân hỗ trợ cho sáng kiến lập một giải hàng năm vinh danh các nhà thơ mang tên Hữu Loan, một giải vinh danh các nhà báo mang tên Phùng gia Lộc thì quả là món quà vô giá cho những người con yêu của vùng đất thượng nguồn sông Mã, miền đất chịu quá nhiều nghiệt ngã của cả “con người” lẫn thiên nhiên. 

XUÂN ĐỖ

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong tuần lễ cuối cùng của chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 1980 giữa Tổng Thống Đảng Jimmy Carter (Dân Chủ) và ứng cử viên Ronald Reagan (Cộng Hòa), hai ứng cử viên đã có một cuộc tranh luận duy nhất vào ngày 28 tháng 10. Trong cuộc tranh luận, Reagan đã nêu ra một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong mọi thời đại: “Hôm nay quý vị có khá hơn bốn năm trước hay không?” Câu trả lời của Carter là “KHÔNG." Cùng với một số lý do không kém quan trọng khác, số phiếu của ông đã giảm xuống vào những ngày quan trọng cuối cùng của chiến dịch tranh cử. Reagan đã giành được số phiếu phổ thông lớn và chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Nobel là một giải thưởng cao qúy nhưng đó không phải là tất cả hay tối thượng mà, xét cho cùng, mục tiêu của nền văn học quốc gia hay bất cứ lĩnh vực nào khác đâu nhất thiết là hướng tới giải Nobel? Mahatma Gandhi đã năm lần bị bác giải Nobel Hoà Bình nhưng so với một Henry Kissinger hí hửng ôm nửa cái giải ấy vào năm 1973, ai đáng ngưỡng mộ hơn ai? Tuyên ngôn Nobel Văn Chương 1938 vinh danh nhà văn Mỹ Pearl Buck về những tác phẩm “diễn tả xác thực đời sống của nông dân Trung Hoa” nhưng, so với Lỗ Tấn cùng thời, nhà văn không chỉ diễn tả xác thực đời sống mà cả tâm não của người Trung Hoa, ai để lại dư âm lâu dài hơn ai?
Nếu mũ cối là biểu tượng của thực dân Tây phương vào thế kỷ 18 thì, bây giờ, “năng lượng tích cực”, như là diễn ngôn của thực dân Đại Hán với những dấu ấn đậm nét của tân hoàng đế Tập Cận Bình, đã trở nên gắn bó với người Việt, từ diễn ngôn của thể chế cho đến giọng điệu ngôn tình của những đôi lứa bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa hôn nhân.
AI là trí tuệ nhân tạo. AI là một kho kiến thức nhiều vô cùng vô tận, đã siêu xuất chứa đựng nhiều thư viện nhân loại hơn bất kỳ dữ liệu tri thức nào, và cứ mỗi ngày AI lại mang thêm nhiều công năng hữu dụng, mà một người đời thường không thể nào có nổi kho tri thức đó. Trong khi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một nhà sư phi thường của dân tộc, với những tri kiến và hồn thơ (như dường) phong phú hơn bất kỳ nhà sư nào đã từng có của dân tộc Việt. Câu hỏi là, AI có thể biểu hiện như một Tuệ Sỹ hay không? Chúng ta có thể gặp lại một phong cách độc đáo của Tuệ Sỹ trong AI hay không? Thử nghiệm sau đây cho thấy AI không thể sáng tác được những câu đối cực kỳ thơ mộng như Thầy Tuệ Sỹ. Để thanh minh trước, người viết không phải là khoa học gia để có thể hiểu được vận hành của AI. Người viết bản thân cũng không phải học giả về kho tàng Kinh Phật để có thể đo lường sự uyên áo của Thầy Tuệ Sỹ.
Israel và Iran đã âm thầm chống nhau trong một thời gian dài. Nhưng nhiều diễn biến sôi động liên tục xảy ra gần đây làm cho xung đột giữa hai nước leo thang và chiến tranh có nguy cơ bùng nổ và lan rộng ra toàn khu vực. Điển hình là vào tháng 4 năm nay, Iran công khai tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ Israel. Đầu tháng 10, Israel đã tấn công bằng bộ binh ở miền nam Lebanon. Trước đó, trong cuộc không kích vào trụ sở dân quân Hezbollah ở Beirut, Israel đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah là Hassan Nasrallah và nhiều nhân vật quan trọng khác.
Nhà báo Cù Mai Công vừa lên tiếng nhắc nhở đồng nghiệp (“Ráng Xài Tiếng Việt Cho Đúng, Xài Bậy, Dân Họ Cười Cho”) vào hôm 6 tháng 9 vừa qua. Ông dùng tựa một bản tin của báo Dân Trí (“Hai Kịch Bản Siêu Bão Yagi Tác Động Đến Đất Liền”) như một thí dụ tiêu biểu: “Trong toàn bộ các tự điển tiếng Việt xưa nay, ‘kịch bản’ nguyên nghĩa là bản viết cho một vở kịch, sau có thể mở rộng thành văn bản, bản thảo về nội dung cho một phim truyền hình, quảng cáo, phim ảnh, gameshow…
Trong nhiều ngày qua, Donald Trump và Cộng Hòa MAGA tung rất nhiều tin giả hay bóp méo và nhiều thuyết âm mưu liên quan đến cơn bão lụt Helene một cách có hệ thống. Mục đích để hạ đối thủ Kamala Harris và Đảng Dân Chủ. Theo tường thuật của CNN vào ngày 6/10, Cựu Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hàng loạt lời dối trá và xuyên tạc về phản ứng của liên bang đối với cơn bão Helene. Theo MSNBC, “Những lời dối trá đó đã được khuếch đại bởi những người như tỷ phú Elon Musk, nhà lý luận âm mưu chuyên nghiệp Alex Jones và ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang dính nhiều bê bối cho chức thống đốc Bắc Carolina, Mark Robinson. Dân biểu Marjorie Taylor Greene, một đồng minh trung thành của Trump.” Ngay cả Hùng Cao, một nhân vật MAGA mới bước vào chính trường cũng góp phần vào việc nấu nồi canh hẹ này.
“Luật Phòng Chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi.”
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.