Hôm nay,  

Saigon Mới Của Chúng Ta

03/02/200700:00:00(Xem: 12626)
Saigon Mới Của Chúng Ta

LS Dina Nguyễn Hoàng Linh.

 Ngày 1 Tháng 2 Năm 2007

Kính Thưa Quý Đồng Hương,

Khi tôi đến Quận Cam vào năm 1977 thì chúng ta chỉ có một chợ Việt Nam ở đường Magnolia, một trung tâm người Việt và một nhà hàng trên đường First, và sau đó thêm được khu Bolsa Mini Mall.  Tôi nhớ mỗi khi chúng ta có tổ chức Tết, Quốc Hận 30 tháng 4, hoặc Trung Thu thì có những xe của người sắc tộc khác bấm còi giận dữ, người trong xe giơ tay chỉ trích, và la ó những câu như “Go back to where you came from!”  Trong chúng ta có người la lại, có người làm ngơ, và cũng có người chỉ đứng nhìn… nhưng tất cả chúng ta lại tiếp tục đồng đều, đoàn kết, và tập trung xây dựng nơi chúng ta gọi là Little Saigon. Nói chung là “chó sủa mặc chó đoàn lữ hành cứ đi”.  Qua bao nhiêu lần giấy phép xin xây dựng bị từ chối, qua bao nhiêu sự chống đối của những nghị viên trong thành phố, chúng ta vẫn không ngần ngại và vẫn lần lượt, có thể nói là thi đua, xây cất và cư ngụ tại nơi này. 

Rồi chợt một hôm tôi thấy trên TV có vài ngàn người biểu tình ở khu Bolsa Mini Mall. Đây là lần đầu tiên tôi biết đến Trần Trường và lần đầu tiên tôi thấy cộng đồng chúng ta biểu dương thế lực của mình. Lúc ấy là năm 1999.  Tôi phân vân tại sao một người trẻ như Trần Trường lại có những hành động trái ngược với những gì tôi đã được dạy bảo"

Theo tôi nhận xét, chúng ta đã định cư ở nơi này gần 24 năm khi chuyện này xảy ra, nhưng những dân tộc khác và ngay cả những chính quyền địa phương cũng vẫn chưa hiểu được sự quan tâm của chúng ta. Cảnh sát thành phố Westminster đã bắt giam vài người biểu tình tối hôm đó, nhưng sau khi có sự can thiệp của những người lãnh đạo (Việt) trẻ thì ty cảnh sát đã tha bổng những người này.

Trong những thời gian qua, chúng ta không những tranh đấu cho chúng ta mà còn tranh đấu cho cả những người Việt tị nạn khắp nơi và đòi tự do nhân quyền cho những người kém may mắn ở Việt Nam.  10 năm trước, tôi thắc mắc tại sao chúng ta phải quan tâm đến những vấn đề ngoài phạm vi địa phương, nhất là những vấn đề bắt nguồn từ Việt Nam. 

Việt Nam đâu còn là đất nước như chúng ta mong muốn" Nhưng mỗi năm trôi qua thì tôi càng nhận thức sự việc rõ ràng hơn.   Chúng ta giúp thuyền nhân trong chương trình Boat People SOS và cựu quân nhân trong chương trình HO, và giờ này họ đã là một thành phần của người Việt tị nạn, giúp cho số người của chúng ta đông đảo hơn. Chúng ta chống đối sự liên lạc hoặc đón tiếp Cộng Sản Việt Nam vào quê hương mới (Hoa Kỳ), vì chúng ta muốn bảo vệ tiếng nói của người Việt tị nạn và đồng thời dành cơ hội phát triển kinh tế về phần chúng ta. Chúng ta khuyến khích, thúc đẩy, dòi hỏi tự do nhân quyền và tự do dân chủ tại Việt Nam vì cuối cùng những sự thay đổi tốt đẹp đó sẽ mang lại một nền kinh tế tự do vững mạnh, và điều đó sẽ có lợi cho những nhà kinh doanh của chúng ta.  

Dĩ nhiên tôi biết vấn đề còn sâu thấm hơn nữa trong tâm hồn của những người cựu chiến sĩ Quân Lực VNCH. Viết đến đây tôi thật sự không cầm được nước mắt, những đau khổ của những người lính VNCH luôn luôn hiện diện trong suy nghĩ của tôi, luôn luôn có mặt trong lòng tôi; tôi đã chứng kiến hình ảnh những anh hùng một thời giờ thành phế binh hiện đang lê lết tranh đấu cho cuộc sống hàng ngày ở Việt Nam, tôi đã nghe kể những chuyện về biết bao nhiêu tù nhân chính trị bị hành hạ tinh thần, sống nhiều năm không đủ miếng ăn, dầm mưa giãi nắng, lao động bất kể năng lực, và sống chỉ dựa vào niềm hy vọng mỏng manh như một sợi chỉ. Nhờ sức mạnh tinh thần, sự ủng hộ nhiệt tình của những mạnh thường quân và sự đoàn kết chung, chúng ta đã gây áp lực để hoàn thành Tượng Đài Chiến Sĩ trong TP Westminster nhằm ghi ơn và tưởng niệm các anh hùng đã hy sinh cho đất nước, để chúng ta có được tự do. 

Đến đây tôi muốn hướng về tương lai của chúng ta ở đất nước mới.  

Quả thật chúng ta đã đi được một khoảng đường dài trong thời gian rất ngắn, những người lãnh đạo do chúng ta đề cử đã tranh đấu để thúc đẩy đưa chương trình Việt Ngữ vào những trường trung học trong học khu Westminster và Garden Grove. Họ cũng đã góp tay giúp thành lập nhiều trường để dạy Việt Ngữ, Văn Hóa Việt Nam, và Lịch Sử Việt Nam mỗi cuối tuần cho hằng ngàn trẻ em gốc Việt.  Chúng ta đã đưa được 12 người Mỹ gốc Việt vào guồng máy chính trị Mỹ và có nhiều người Mỹ gốc Việt khác đã được bổ nhiệm vào những chức vụ quan trọng của liên bang và tiểu bang. Người Việt chúng ta đã chiếm hơn 50% khu vực kinh doanh của thành phố Westminster và hiện đang lan vào khu vực kinh doanh của Garden Grove.  Theo thống kê, hơn 30% người Việt chúng ta cư ngụ  trong thành phố Westminster và hơn 40% trong Garden Grove; theo đó, không có lý do nào mà quyền lợi của chúng ta vẫn bị hạn chế.  Một thí dụ thực tế về việc quyền lợi chúng ta bị xâm phạm là quyền tự do tôn giáo, Hội Đồng Thành Phố Garden Grove đã dựa trên những lý do không chánh đáng để bác bỏ thỉnh nguyện của bao nhiêu Phật tử xin được phép xây một ngôi chùa nằm trên đường Chapman. Sau 31 năm, chúng ta vẫn phải đương đầu với bao khó khăn, vẫn phải cực lực tranh đấu cho những quyền lợi căn bản của chúng ta.  Vì vấn đề này đã được phổ biến rỗng rãi trong những tuần vừa qua, tôi xin miễn nhắc lại và xin được phép nói qua một đề tài không kém phần quan trong. 

Khi tôi dẫn các con đi chơi trong khu Phước Lộc Thọ, tôi có gặp nhiều người sống ngoài đường “homeless”.  Trong những người đó tôi có quen 1 người từ lúc 12 tuổi, và biết đến một cô trước đây là ca sĩ nổi tiếng. 

Tôi hỏi người bạn tại sao anh ta không đi vào nhà tạm trú shelter để được giúp đỡ hoà mình trở lại với xã hội, anh nói với tôi “Ở khu này không có shelter thích hợp cho những người Việt Nam”.  Hỏi thêm thì tôi mới biết những shelters ở rất xa khu Việt Nam và không được an toàn cho lắm vì họ phải ở chung với những người có tiền án phạm tội hoặc có bệnh tâm thần. Anh năn nỉ tôi kiếm giùm cho anh việc làm, nhưng chỉ part time thôi vì sức khoẻ anh ta không được tốt do ăn uống bất thường và đêm ngủ dưói sương, dưới mưa lạnh lẽo mùa Đông.  Tôi lập tức điện thoại cho vài nhà shelters, nơi nào cũng rất xa khu Việt Nam, và nơi nào cũng không có đủ giường. Tôi rất thất vọng và buồn, càng cảm thấy đây là một trong những lý do tôi quyết định phải dấn thân vào chính trị và phải đoàn kết với những người tôi biết không những có khả năng mà còn cùng chí hướng, hiểu biết và có nhiệt tình với chúng ta.   

Có vài người bạn đồng nghiệp và lãnh đạo nói với tôi là “Hãy âm thầm đứng sau lưng người mình ủng hộ”. Tôi rất ngạc nhiên về lời khuyên này nhưng không phản bác ngay vì kính nể sự đóng góp ý  kiến của họ.

Tôi đã suy nghĩ rất kỹ về vấn đề này. Điều thứ nhất, tôi tự hỏi tại sao chính trị Mỹ lại có hai phe chính là đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, và mỗi khi tranh cử thì một trong những người được chọn ra từ hai đảng này sẽ đắc cử"  Có phải họ rất mạnh vì những thành viên của họ kết hợp lại có tư tưởng giống nhau" Còn vị trí chúng ta ở đâu khi khi bị loại ra từ hai đảng chính này" Chúng ta có thể nương tựa vào ai"

Điều thứ nhì, là một người đại diện cho quần chúng, nếu không có can đảm để tranh đấu cho lẽ phải, lợi ích, hoặc những điều hay thì làm sao tôi có thể bảo vệ quyền lợi của chúng ta"  Chúng ta không còn là Bolsa Mini Mall, Phước Lộc Thọ, hoặc Little Saigon…ngày nay chúng ta là một khu vực lớn, và là một Saigon mới.  Hết tất cả anh hùng của chúng ta đã đến nơi đây, hết tất cả những người trí thức của chúng ta đã đến nơi đây,  và nơi đây là cái lò rèn luyện cho các con em học giỏi, có tài cao để tiến bước lên vào giòng chính của xã hội Mỹ nhưng không mất đi sự quan tâm về văn hóa và truyền thống của người Mỹ gốc Việt. 

Trong những năm qua, tôi rất hân hạnh đã có cơ hội làm việc với một số người lãnh đạo, ủy viên, và dân cử Mỹ gốc Việt. Sự đoàn kết của họ đã cho tôi niềm hy vọng về sự phát triển tinh thần, xã hội, văn hóa, kinh tế, và năng lực của chúng ta.

Vào tháng 5, 2006, LS Nguyễn Hoàng Dũng đã tạo cho tôi cơ hội đến Tòa Bạch Ốc gặp những người phụ nữ đang giữ vài trò lãnh đạo và chính trị Á Châu và Thái Bình Dương.  Sự gặp gỡ này đã giúp tôi hiểu biết thêm về công việc của những hội đoàn bất vụ lợi và những công ty rất thành công bởi những người phụ nữ Á Châu và Thái Bình Dương. Trong đó có cô Anh Đỗ của Công Ty Người Việt Daily News và Cô Thanh Thảo của đài Viet Abroad Television. 

Sau đó, qua mùa Giáng Sinh 2006, LS Trần Thái Văn đã có lòng mời một số anh em dân cử đến tham dự buổi tuyên thệ của anh ở Sacramento. Dù không ai nói với nhau, những người tham dự đều hiểu rằng LS Văn muốn tạo cơ hội cho chúng tôi gặp những người dân cử khác ở khu vực Nam và Bắc Cali, và chúng tôi hiểu sự quen biết rộng rãi sẽ rất quan trọng khi chúng tôi cần đến sự tiếp tay của họ trong những dự án liên quan đến khu vực của chúng ta. Cũng giống như tôi, những người dân cử gốc Việt này rất nhiệt tình và luôn tin tưởng rằng sự đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau sẽ đem đến những quyền lợi tốt đẹp chung. 

Đường chúng ta đi còn dài. Càng ngày khu vực của chúng ta càng bành trướng, cư dân người Việt chúng ta càng đông đảo, và vấn đề của chúng ta cũng vì đó mà càng nhiều và rắc rối.  Là một người phụ nữ Việt, tôi hiểu rất rõ ý nghĩa của hai chữ khiêm nhường. Tuy nhiên trong cương vị một người lãnh đạo và là một người di dân, nếu muốn đạt được mục đích tôi không thể lặng yên đứng sau lưng người tôi ủng hộ. Tôi sẽ đứng bên cạnh người tôi ủng hộ và người ủng hộ tôi sẽ đứng bên cạnh tôi. 

Kính thưa quý vị,

Tôi viết bức tâm thư này vì tôi hết sức quan tâm đến quyền lợi của chúng ta. Trong hai tháng vừa qua, chúng ta đã phân vân bởi việc có 3 ƯCV gốc Việt tham gia trong cuộc tranh cử Giám Sát Viên trong Khu Vực 1 của Quận Cam. Chúng ta lo lắng nôn nao trong lòng vì thấy các bài báo hoặc quảng cáo đi quá sâu vào đời tư và danh dự của các ƯCV.  Nhưng chúng ta hãy nhìn xuyên qua những “con bài” chính trị và hãy hiểu những vấn đề chính. Ai hiểu rõ về lịch sử của người Việt tị nạn chúng ta" Ai hiểu được những nhu cầu của chúng ta" Ai đã dám nói và dám làm, và đã mang về kết quả mỹ mãn cho chúng ta" Ai có một cái nhìn xa cho tương lai của chúng ta" Ai là người thực tế" 

Người xứng đáng không phải là người có nhiều bài đăng trên báo nhất, hoặc có nhiều tiền để campaign, hoặc trẻ nhất, hoặc già nhất, nhưng phải là người có khả năng gánh nổi trọng trách đã giao, có khả năng phục vụ vì lợi ích chung chứ không vì lợi ích cá nhân (one with the ability to deliver and promote unselfishly for the benefit of others).

Có nhiều lá phiếu chưa được gởi đến văn phòng ghi danh bầu cử, tôi khẩn thiết kêu gọi đồng hương hãy bỏ phiếu bầu, vì mỗi lá phiếu của quý vị là lá phiếu rất cần thiết để chúng ta có thể bảo đảm sự đắc cử của một người đồng hương xứng đáng.

Trân trọng kính chào Quý Đồng Hương,

LS Dina Nguyễn Hoàng Linh, Nghị Viên thành phố Garden Grove

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.