Thu la lên:
" A... bà Cá Thu... bà cá thu mấy chị ơi..."
Cả tiệm giựt mình. Nhìn lên. Tôi ngớ ra. Bà cá thu, sao lại là bà cá thu" CaÙ thu, cá mình ăn" Con cá biển có màu xanh xanh mình tròn tròn, có phải Thu ám chỉ người Mỹ mình tròn trịa như con cá thu" Tôi nhóng lên nhìn cho rõ. Bà khách ốm nhom, nếu muốn kêu theo kiểu gợi hình của nó thì phải kêu là bà khô mực mới đúng. Tôi thắc mắc.
Thu cười loe loét cầu tài:
" Hi. How are you" Long time no see. Sit down sit down"
Tay vuốt ghế, điệu bộ như là chùi sạch ghế, Thu mời bà khách ngồi. Con nhỏ Thu nầy hay vậy đó. Cách mời khách đon đả của nó nhiều bà khách lầm chết, đâu có biết miệng thì cười mà lời thì nói xấu khách ngay trước mặt mà khách nào có biết gì! An tọa xong bà khách Mỹ cũng cười lộ hàm răng giả trắng tươi:
"Chào mấy you. Mấy you cũng mạnh cả chứ. Chà cửa tiệm trang hoàng vui vẻ quá há"
Bà khách dễ thương quá chừng. Nhìn bà cười tươi, nghỉ mà thương những bà già cả ở Việt Nam ngày xưa tôi thường gặp. Người mình, đa số già răng rụng đành chịu vậy chớ tiền bạc đâu mà trồng răng cả hai hàng. Ăn uống có nhai được đâu, cứ vậy mà nuốt. Bà khách nói:
" Bà chủ đâu, lâu quá không gặp. Tôi đi du lịch khắp thế giới. Bị vụ khũng bố các con nó sợ nó bắt già phải về nhà ít lâu. Tù túng quá!" Tôi hỏi:
" Bà có đi qua Việt Nam không" bà đi qua những nước nào"" Bà cười:
" Có chớ, tôi có qua Việt Nam. Tôi có đi Hạ Long, Hà Nội, thành phố hồ... " Bà chưa kịp dứt tiếng gần như cả tiệm hùa nhau cướp lời:
" Bà ơi phải kêu là Sài Gòn, đừng kêu bằng cái tên mới đó chúng tôi không thích đâu"
Bà cá thu lại cười:
" À, à tôi quên xin lổi xin lổi. Sài Gòn. Tôi có ở Sài Gòn gần tuần lể. Vui quá là vui. Tôi đi Đà Lạt, đi Cần Thơ, đi Bạc Liêu đi..."
Bà kể thêm một dọc tên nhiều nơi mà chính tôi cũng chưa có dịp đi hồi còn ở Việt Nam. Thắc mắc tôi hỏi nhỏ chị Ngà:
" Ngà, tên bả là cá thu hả"" Chị Ngà cười ngất:
" Trời ơi đâu phải, bả tên là Mrs. Turner, con Thu nó kêu trài trại nghe như là Tuna riết thành danh luôn đó chớ"
Tôi ngẩn ra. Thiểu số người mình vậy đó. Tên của người ngoại quốc thì kêu đại, đặt đại, không cần biết có làm phật lòng người hay không. Tại vì ỷ y người ta không hiểu mình nói gì. Nhứt là cô Thu nhà ta, nó có cái biệt tài là nói xấu khách ngay trước mặt khách với cái giọng vui như mới trúng số, khách không hay biết gì. Tôi nói:
" Có ngày. Có ngày nó gặp người hiểu tiếng Việt chửi cho một trận cho bỏ tật xấu"
Cô Láng nói:
" Rồi. Gặp rồi. Hồi chị chưa vô có bửa đó có một cô nhìn y như Mể nhỏ xíu, đẹp lắm vô tiệm. Con nhỏ tóc dài tới mông nhe, mắt hai mí, hơi xếch xếch, môi đầy mà tự nhiên chớ hổng phải môi bơm nha, nó vô làm bộ móng tay, con Thu lảnh liền. Đợi khách ngồi xuống ghế nó day qua phê bình liền. Nó nói ' ê con nhỏ nầy ốm mà sao ngực bự quá ta chắc chắn là có sửa ngực'. Em tức mình nói liền ' bà sao kỳ quá ưa để ý người ta làm hổng lo làm. Nó nói ' tui làm mau chớp nhoáng chớ ai như mấy người một bộ làm cả tiếng đồng hồ lấy gì ăn. Con nhỏ nầy dám chắc là sửa mới bự vậy' Em để ý thấy cô khách có vẽ không được vui nhưng cổ chưa mở miệng. Một hơi có một người con trai Mỹ bước vô tiệm. Mới nhìn thấy nó đen đen tưỡng người Mỹ đen nhưng nhìn kỹ giống như người Trung Đông. Y ta nói Hi với cô khách rồi ngồi xuống đợi. Vậy là bạn của cô nhỏ. Con Thu nói liền : ' Ê, con nhỏ nầy đẹp vậy mà ngu bỏ mẹ. Sao có bạn da đen. Ở Việt Nam mình chê là mọi hổng ai thèm lấy qua đây ai lại đi chơi với da đen. Cất hết bóp tiền vô'
Trời ơi chị Loan, tui chưa từng thấy ai mà giận tới mức nầy. Cô nhỏ đứng dậy liền. Cô ta chỉ tay vô mặt Thu, run giọng, nói bằng tiếng Việt sành sõi:
" Chị là một người vô học thức. Đồ mất dạy. Sống ở xứ văn minh uổng quá. Về nhà kêu cha mẹ dạy lại cách ăn ở đời,hảy nhìn lại mình trước khi phê bình người khác, đừng thấy da người ta đen rồi nghỉ xấu. Đồ vô lể "
Nói rồi cô nhỏ cùng người bạn trai bỏ ra khỏi tiệm. Con nhỏ Thu bửa đó bị tổ trác, gặp cô khách biết tiếng Việt chửi cho một trận vậy mà nó tỉnh bơ hà chị ơi. Nó cũng chứng nào tật đó cứ nói xấu khách hoài. Em mong nó qua tiệm khác làm ăn"
Vừa lúc đó có một bà Mỹ bước vô tiệm. Bà nầy già còm lưng, đầu bà đội cái nón đỏ có cục gu, kiểu nón ông già Noel đội. Bà hỏi:
" Tấm kiếng mới vẽ một bên còn một bên có muốn vẽ thêm không"
Thì ra bà là họa sĩ cũng đi vẽ dạo.Thấy bà thương quá, tôi bằng lòng cho bà vẽ thêm tấm kiếng bên kia. Bà vẽ cảnh tuyết đổ. Lụm cụm lui cui bà vẽ sơ cái khung, đặt mấy tấm hình lên rồi tô trong lòng mấy tấm khung. Tôi nghỉ có lẽ tay bà run rồi nên phải cần dùng tới đồ nghề không như cậu Mể tay trẽ trung còn cứng vẽ bằng tay trơn. Phải cả tiếng đồng hồ đứng ngoài trời lạnh bà mới xong. Cảnh đẹp khỏi chổ chê. Họa sỉ có khác. Hai tấm kiếng, một bên là cảnh đoàn tụ với lò sưỡi, một bên là cảnh lạnh lùng tuyết đổ, ai thích gì có nấy!
Trời, người Mỹ già thiệt đáng phục. Nghe mấy người trong tiệm kể thì bà già hơn 90 tuổi mà còn yêu nghề, còn lái xe! tiền công vẽ bà cho các quỷ thiện nguyện. Nhìn bà thấy thương quá chừng. Bà chào tái ngộ năm sau gặp lại.
Bộ móng tay đã xong rồi, còn đang chải tóc ra sau khi uốn, bà Turner hỏi:
" Vinh và Kim còn làm đây không"" Tôi mau miệng trả lời:
" Còn. Hai người vừa đi chợ" Bà Turner hỏi:
" Chừng nào chúng nó cưới nhau""
Tôi ngạc nhiên. Cứ tưỡng người Mỹ vô tình. Họ có ý quá chớ. Hồi mới vô tôi đâu có biết Vinh và Kim có tình ý, chừng Kim dọn đi North Carolina rồi gởi thơ về tôi mới hiểu chuyện hai người. Vậy mà bà Mỹ nầy đã thấy trước từ lâu! Người có ý tứ thấy xa hiểu rộng. Đông Tây có khác gì nhau đâu"
" A... bà Cá Thu... bà cá thu mấy chị ơi..."
Cả tiệm giựt mình. Nhìn lên. Tôi ngớ ra. Bà cá thu, sao lại là bà cá thu" CaÙ thu, cá mình ăn" Con cá biển có màu xanh xanh mình tròn tròn, có phải Thu ám chỉ người Mỹ mình tròn trịa như con cá thu" Tôi nhóng lên nhìn cho rõ. Bà khách ốm nhom, nếu muốn kêu theo kiểu gợi hình của nó thì phải kêu là bà khô mực mới đúng. Tôi thắc mắc.
Thu cười loe loét cầu tài:
" Hi. How are you" Long time no see. Sit down sit down"
Tay vuốt ghế, điệu bộ như là chùi sạch ghế, Thu mời bà khách ngồi. Con nhỏ Thu nầy hay vậy đó. Cách mời khách đon đả của nó nhiều bà khách lầm chết, đâu có biết miệng thì cười mà lời thì nói xấu khách ngay trước mặt mà khách nào có biết gì! An tọa xong bà khách Mỹ cũng cười lộ hàm răng giả trắng tươi:
"Chào mấy you. Mấy you cũng mạnh cả chứ. Chà cửa tiệm trang hoàng vui vẻ quá há"
Bà khách dễ thương quá chừng. Nhìn bà cười tươi, nghỉ mà thương những bà già cả ở Việt Nam ngày xưa tôi thường gặp. Người mình, đa số già răng rụng đành chịu vậy chớ tiền bạc đâu mà trồng răng cả hai hàng. Ăn uống có nhai được đâu, cứ vậy mà nuốt. Bà khách nói:
" Bà chủ đâu, lâu quá không gặp. Tôi đi du lịch khắp thế giới. Bị vụ khũng bố các con nó sợ nó bắt già phải về nhà ít lâu. Tù túng quá!" Tôi hỏi:
" Bà có đi qua Việt Nam không" bà đi qua những nước nào"" Bà cười:
" Có chớ, tôi có qua Việt Nam. Tôi có đi Hạ Long, Hà Nội, thành phố hồ... " Bà chưa kịp dứt tiếng gần như cả tiệm hùa nhau cướp lời:
" Bà ơi phải kêu là Sài Gòn, đừng kêu bằng cái tên mới đó chúng tôi không thích đâu"
Bà cá thu lại cười:
" À, à tôi quên xin lổi xin lổi. Sài Gòn. Tôi có ở Sài Gòn gần tuần lể. Vui quá là vui. Tôi đi Đà Lạt, đi Cần Thơ, đi Bạc Liêu đi..."
Bà kể thêm một dọc tên nhiều nơi mà chính tôi cũng chưa có dịp đi hồi còn ở Việt Nam. Thắc mắc tôi hỏi nhỏ chị Ngà:
" Ngà, tên bả là cá thu hả"" Chị Ngà cười ngất:
" Trời ơi đâu phải, bả tên là Mrs. Turner, con Thu nó kêu trài trại nghe như là Tuna riết thành danh luôn đó chớ"
Tôi ngẩn ra. Thiểu số người mình vậy đó. Tên của người ngoại quốc thì kêu đại, đặt đại, không cần biết có làm phật lòng người hay không. Tại vì ỷ y người ta không hiểu mình nói gì. Nhứt là cô Thu nhà ta, nó có cái biệt tài là nói xấu khách ngay trước mặt khách với cái giọng vui như mới trúng số, khách không hay biết gì. Tôi nói:
" Có ngày. Có ngày nó gặp người hiểu tiếng Việt chửi cho một trận cho bỏ tật xấu"
Cô Láng nói:
" Rồi. Gặp rồi. Hồi chị chưa vô có bửa đó có một cô nhìn y như Mể nhỏ xíu, đẹp lắm vô tiệm. Con nhỏ tóc dài tới mông nhe, mắt hai mí, hơi xếch xếch, môi đầy mà tự nhiên chớ hổng phải môi bơm nha, nó vô làm bộ móng tay, con Thu lảnh liền. Đợi khách ngồi xuống ghế nó day qua phê bình liền. Nó nói ' ê con nhỏ nầy ốm mà sao ngực bự quá ta chắc chắn là có sửa ngực'. Em tức mình nói liền ' bà sao kỳ quá ưa để ý người ta làm hổng lo làm. Nó nói ' tui làm mau chớp nhoáng chớ ai như mấy người một bộ làm cả tiếng đồng hồ lấy gì ăn. Con nhỏ nầy dám chắc là sửa mới bự vậy' Em để ý thấy cô khách có vẽ không được vui nhưng cổ chưa mở miệng. Một hơi có một người con trai Mỹ bước vô tiệm. Mới nhìn thấy nó đen đen tưỡng người Mỹ đen nhưng nhìn kỹ giống như người Trung Đông. Y ta nói Hi với cô khách rồi ngồi xuống đợi. Vậy là bạn của cô nhỏ. Con Thu nói liền : ' Ê, con nhỏ nầy đẹp vậy mà ngu bỏ mẹ. Sao có bạn da đen. Ở Việt Nam mình chê là mọi hổng ai thèm lấy qua đây ai lại đi chơi với da đen. Cất hết bóp tiền vô'
Trời ơi chị Loan, tui chưa từng thấy ai mà giận tới mức nầy. Cô nhỏ đứng dậy liền. Cô ta chỉ tay vô mặt Thu, run giọng, nói bằng tiếng Việt sành sõi:
" Chị là một người vô học thức. Đồ mất dạy. Sống ở xứ văn minh uổng quá. Về nhà kêu cha mẹ dạy lại cách ăn ở đời,hảy nhìn lại mình trước khi phê bình người khác, đừng thấy da người ta đen rồi nghỉ xấu. Đồ vô lể "
Nói rồi cô nhỏ cùng người bạn trai bỏ ra khỏi tiệm. Con nhỏ Thu bửa đó bị tổ trác, gặp cô khách biết tiếng Việt chửi cho một trận vậy mà nó tỉnh bơ hà chị ơi. Nó cũng chứng nào tật đó cứ nói xấu khách hoài. Em mong nó qua tiệm khác làm ăn"
Vừa lúc đó có một bà Mỹ bước vô tiệm. Bà nầy già còm lưng, đầu bà đội cái nón đỏ có cục gu, kiểu nón ông già Noel đội. Bà hỏi:
" Tấm kiếng mới vẽ một bên còn một bên có muốn vẽ thêm không"
Thì ra bà là họa sĩ cũng đi vẽ dạo.Thấy bà thương quá, tôi bằng lòng cho bà vẽ thêm tấm kiếng bên kia. Bà vẽ cảnh tuyết đổ. Lụm cụm lui cui bà vẽ sơ cái khung, đặt mấy tấm hình lên rồi tô trong lòng mấy tấm khung. Tôi nghỉ có lẽ tay bà run rồi nên phải cần dùng tới đồ nghề không như cậu Mể tay trẽ trung còn cứng vẽ bằng tay trơn. Phải cả tiếng đồng hồ đứng ngoài trời lạnh bà mới xong. Cảnh đẹp khỏi chổ chê. Họa sỉ có khác. Hai tấm kiếng, một bên là cảnh đoàn tụ với lò sưỡi, một bên là cảnh lạnh lùng tuyết đổ, ai thích gì có nấy!
Trời, người Mỹ già thiệt đáng phục. Nghe mấy người trong tiệm kể thì bà già hơn 90 tuổi mà còn yêu nghề, còn lái xe! tiền công vẽ bà cho các quỷ thiện nguyện. Nhìn bà thấy thương quá chừng. Bà chào tái ngộ năm sau gặp lại.
Bộ móng tay đã xong rồi, còn đang chải tóc ra sau khi uốn, bà Turner hỏi:
" Vinh và Kim còn làm đây không"" Tôi mau miệng trả lời:
" Còn. Hai người vừa đi chợ" Bà Turner hỏi:
" Chừng nào chúng nó cưới nhau""
Tôi ngạc nhiên. Cứ tưỡng người Mỹ vô tình. Họ có ý quá chớ. Hồi mới vô tôi đâu có biết Vinh và Kim có tình ý, chừng Kim dọn đi North Carolina rồi gởi thơ về tôi mới hiểu chuyện hai người. Vậy mà bà Mỹ nầy đã thấy trước từ lâu! Người có ý tứ thấy xa hiểu rộng. Đông Tây có khác gì nhau đâu"
Trung tuần tháng 12, 2001
Gửi ý kiến của bạn