Trong một lần đến tến thăm An Xuân, phóng viên báo Tuổi Trẻ chứng kiến những người dân bình thản khai thác, vận chuyển diatomic ngay giữa ban ngày. Người ta vừa khai thác vừa phơi diatomic ngay tại mỏ, mặc dù nghe đâu trong mỏ khoáng sản diatomic lớn nhất VN này thuộc quyền quản lý của công ty Khoáng sản bộ Công nghiệp CSVN. Trong khi đó, phía trên, là "bộ chỉ huy bảo vệ mỏ", thực chất là một lều tranh vách nứa do công ty khoáng sản lập nên, với 5 nhân viên bảo vệ ngậm ngùi nhìn xuống dưới thung lũng xem người ta tung tác. Một nhân viên tâm sự: có ra cũng không cản được, có chăng chỉ là vài lời kêu gọi can ngăn, nhưng cũng gì giúp người ta vui tai hơn thôi. Hãy tưởng tượng, mỗi một dân đào đất bầu một xà beng và lỡ khi tất cả đồng loạt nổi nóng lên thì cả toán bảo vệ ra tương thôi. Toán bảo vệ còn kể về một nhân viên tên Dương, một bữa nọ hơi lớn tiếng với dân đào đất khiến họ nổi giận đổ bộ vào doanh trại, rồi lùng anh nhiều ngày để hỏi tội, thế là Dương chuồn luôn về dưới xuôi không dám trở lại. Hiện nay mỏ diatomic bị đất tặc khống chế hoàn toàn. Toán bảo vệ mỏ không chỉ không ngăn chận được dân khai thác chui khoảng sản mà rơi vào tỉnh cảnh hoảng sợ, ngại chạm mặt với dân trong vùng. Hàng ngày trôi qua tất cả đều thu mình trong doanh trại, ban ngày không dám đi một mình xuống làng mua thức ăn, đêm đến tất cả đều bất động nơi lán trại không một ánh đèn dầu. Mà không sợ hãi sao được khi đêm đến cả mỏ dày dặc dân đào đất, những tiếng đục đẽo, xe máy, xe đạp, xe tải... và cả những lời đe dọa từ dưới mỏ vọng lên.
Báo TT ghi nhận thêm rằng không chỉ vùng mỏ diatomic ở Hòa Lộc mà cả vùng Tuy An hiện tại chỗ nào có thứ khoáng sản này cũng đều bị khai thác chui. Viên chủ tịch huyện Tuy An nói rằng nếu không là cán bộ xã thì vợ con họ cũng trở thành đất tặc. Viên chức này cho biết huyện đã tổ chức nhiều đợt truy quét nhưng lại không ăn thua gì. Nếu truy quét ban ngày thì dân lại khai thác vào ban đêm; nếu thu số diatomic này thì họ lại kéo nhau đi đào để có lại số khác. Về giá cả, mỗi mét khối đất kiếm ngay được 50 ngàn đồng (phơi khô thì giá là 100 ngàn đồng) ở vùng quê nghèo khó quả là quá hấp dẫn với dân nghèo, bảo sao dân không đổ xô đi khai thác chui.
Bạn,
Cũng theo báo TT, trong khi chính quyến CSVN địa phương từ xã đến huyện rồi trên nữa là tỉnh Phú Yên chào thua trong chuyện lập lại trật tự ở các mỏ diatomic thì ở phía Tây của huyện, thì ở những làng mạc phóng viên đi qua có nhiều dân nghèo than rằng rõ ràng đất bầu đã trở thành một thứ hàng hóa có giá trị, nhưng không hiểu sao đến giờ nó vẫn chưa được thừa nhận rộng rãi đến dân, để dân có thể khai thác phần đất bầu ngay trên mảnh vườn của mình.