Hôm nay,  

‘Mùa Len Trâu’

25/05/200600:00:00(Xem: 2869)

Hình ảnh trong Mùa Len Trâu.

(Falls Church, VA)—Như chiếc nhà lá nổi trôi trên dòng nước lũ, cuốn phim nhựa « Mùa Len Trâu » của Đạo Diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh trong chuyến viễn du của bộ Global Lens Film Series cũng trôi theo dòng thời gian ghé những thành phố từ miền Tây sang miền Đông để rồi đến vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn trong hai ngày cuối tuần vừa qua (05/20 và 05/21), ra mắt cùng đồng bào trong cộng đồng Việt Nam tại Loehmann’s Twin Cinemas tại Falls Church, Virginia.  Ngoài ra, mục đích của hai buổi chiếu phim này là để gây quỹ cho dự án «Youth in Media» của VATV và APACAF hầu bảo trợ các anh chị em sinh viên, chuyên gia trẻ trong các công tác xã hội, giúp đỡ đồng bào nghèo tại các vùng quê hẻo lánh ở Việt Nam cũng như những đồng hương tại hải ngoại.  Dự án này sẽ được hợp tác với Bút Nhóm Lửa Việt dưới sự cố vấn của Linh Mục Nguyễn Hoài Chương.  Hằng năm, họ có những công tác «medical mission» về Việt Nam.  “Youth in Media” sẽ bắt đầu thâu thập những sinh hoạt của các công tác này qua những mẩu phim tài liệu cho các chương trình truyền hình trong cộng đồng.

Với gần 400 khán giả đến thưởng thức, Mùa Len Trâu đã đem rất nhiều bùi ngùi và gợi cảm cho người xem.  Nhất là những ai chưa hề mục kích cuộc sống cơ hàn của những người dân quê nghèo nơi vùng nước lũ Cà Mau, có thể nói Mùa Len Trâu đã mang cho họ sự gần gũi với những con trâu lành và những mảnh tình dân quê chất phát lồng trong khung cảnh của sự thiếu thốn và cạnh tranh để duy trì sự sống tồn.

Những ấn tượng về những mục đồng và phong tục truyền thống trăn trâu của họ cũng là một bài học quí giá để chúng ta nhìn thấy những đưa đẩy của xã hội và sức hủy diệt mãnh liệt của thiên nhiên đã ảnh hưởng đến nhân cách của những tâm hồn bình dân nhưng không kém cỏi những ước muốn, những dục vọng, những khao khát để đưa đến những bạo lực tranh chấp. 

Trọn bộ Mùa Len Trâu được quay tại vùng đất thấp Cà Mau với căn nhà lá èo uột cột trên những thân cây mảnh khảnh trên dòng nước đục và những mục đồng len trâu ngược nước để tìm vùng đất cỏ nuôi trâu.  Hầu như suốt cả cuốn phim đều bị bao trùm bởi nước; nước nhiều đến nỗi người xem có cảm giác như mình phải mặc áo «phao nổi» chứ không sẽ bị chìm mất.  Thế mà, những người nông dân kia đã cam chịu sống qua bao thế hệ. 

Với một ngân khoản khiêm tốn và hạn chế về kỹ thuật tối tân, Đạo Diễn Nguyễn Võ Nghiêm-Minh vẫn đủ khả năng cấu tạo quá trình trưởng thành qua cuộc hành trình của nhân vật chính trong phim.  Kìm, một thiếu niên vừa tròn 15 tuổi, sinh sống trong thời Pháp thuộc, gia đình nghèo khó, làm tá điền; gia tài vỏn vẹn chỉ có hai con trâu dùng để đi cày mướn.

Vùng Cà Mau là vùng nước lũ.  Một năm chỉ có hai mùa, nắng khô và mưa lũ tràn trề, gây lụt lội khắp vùng.  Đạo diễn Minh cho biết, «chúng tôi tốn 6 tháng trời và phải đợi đúng mùa nước lụt để quay phim, chứ không dùng hệ thống máy móc tối tân để hoá trang.  Cảnh nước ngập mà khán giả thấy chính là nước lũ thật.»  Vào mùa nước lũ, cỏ cây bị ngập, không đủ để nuôi trâu.  Người dân trong vùng phải lùa trâu lên những vùng đất cao để kiếm cỏ cho chúng.  Có khi họ phải mướn mục đồng trăn trâu hộ, nhưng gia đình Kìm quá nghèo, không có khả năng mướn thợ len trâu.  Vì thế, cha của Kìm quyết định cho con tự len trâu lên núi Ba Thê, mở ngõ cho bước trưởng thành của cậu thiếu niên và khơi lại một dĩ vãng không đẹp mà cha cậu đã gây ra. 

Cốt truyện của cuốn phim được dựa trên 2 mẩu truyện ngắn, «Mùa Len Trâu» và «Một Cuộc Biển Dâu» trong tập truyện «Hương Rừng Cà Mau» của nhà văn Sơn Nam, năm nay đã ngoài 70.  Thêm vào đó, Đạo diễn Minh cho biết, anh cũng đã phá luật trong khi làm phim.  Thường thì thú vật, trẻ em, tầu thuyền, và thời điểm không được sử dụng vì vấn đề an toàn.  « Chúng tôi làm việc dưới nước, trong giông bão, sóng to, gió lớn với dòng điện cực mạnh, thế nhưng chúng tôi đã dùng 300 con trâu, 2 em nhỏ để đóng phim trong tình trạng hơi hiểm nghèo này.  Chúng tôi thường gặp trở ngại vì máy móc hay bị trục trặc vì thời tiết.» 

Truyện phim được dẫn dắt bằng những dòng hồi ức của nhân vật chính, Kìm, với lời tường thuật truyền cảm của chính Đạo diễn Minh: «Cả đời tôi sống ở đây.  Cà Mau hai mùa mưa nắng.  Mùa mưa nước phủ trùm lên tất cả.  Cỏ và nhà.  Người và trâu.  Tới mùa khô, tôi chỉ nhớ được mùi đất, mùi của những rũ mục để lại từ nước…»  Trong xã hội thực dân thời ấy, với môi trường thiên nhiên hoang sơ, con người chỉ còn biết sống bám vào một cuộc đời ba chìm bảy nổi, phó mặc số phận cho trời đất.   Dưới ách thống trị của ngoại xâm, thêm vào sức hủy hoại của thiên nhiên, tâm tính của người đàn ông thời ấy bị dồn ép, bị lệ thuộc, và không có cơ hội thoát ly, tự chủ.  Họ chỉ nhìn thấy sức mạnh là quyền lực và đã dùng nó để chinh phục những gì yếu đuối hơn. Trong sự thiếu nghĩ suy đó, họ đã tự biến mình thành những kẻ giang hồ, hảo hớn, sống du thủ du thực như những cặn bã của cuộc đời sau cơn bão lụt.

Mở đầu cuốn phim là cảnh nước lũ tràn trề.  Nước phủ trùm cả không gian vùng quê nghèo.  Vì không đủ tiền, cha mẹ của Kìm đành phải cho cậu nhập bọn len trâu để nuôi sống hai con trâu già, nguồn nhiên lợi của họ đến mùa gặt lúa.  Lần đầu tiên xa nhà, với những mẫu chuyện hào hứng đã nghe lén khi cha trò chuyện với mẹ, Kìm náo nức, mong đợi cơ hội được ngắm hàng trăm con trâu len dòng nước đến vùng đồng cỏ, đến vùng núi Ba Thê, xem trâu đo độ với thú rừng, xem núi và đất hòa hợp thành giang sơn hùng vĩ.  Điều đầu tiên Kìm chứng kiến là sự hung bạo của nhóm len trâu cùng với sức mãnh liệt của thiên nhiên.  Sự thơ ngây, trong trắng của Kìm dần dần bị ảnh hưởng bởi cuộc sống của đám du thử, du thực dưới tay điều khiển của Lập và thế giới hoang dã của thiên nhiên.   Ngoài việc đối đầu với sự nhẫn tâm, vô tình của thiên nhiên, Kìm cũng phải mục kích cuộc sống bụi đời của những kẻ len trâu, rượu chè be bét, hút sách nghiện ngập, những cuộc thanh toán, trả đũa nhau và nhẫn tâm hơn hết, dục vọng dã nhân biến họ thành những con thú dữ hãm hiếp phái yếu.  Sau mùa len trâu đầu tiên, Kìm trở về với gia đình với một bản sắc mới, phản ảnh những bản chất hung bạo của một kẻ côn đồ, khiến cha mẹ lo buồn, nhưng cuộc sống khó khăn, họ chỉ đành ngậm đắng nuốt cay chấp nhận một sự thật phũ phàng. 

Con trâu còn lại cũng bị bán nốt và cha mẹ rời lên vùng đất cao để sanh sống.  Bất mãn, Kìm trở lại cuộc sống len trâu.  Cùng hai người bạn thành lập nhóm len trâu mướn riêng cùng cạnh tranh với đảng phái của Lập.  Cũng trong thời gian len trâu lần thứ hai này, Kìm đã trưởng thành trong cay đắng, trong thử thách, trong sự khao khát của những gì không đạt được.  Cũng nơi thời điểm này, Kìm đã nếm vị đắng cuộc đời của một thanh niên yêu trộm; nỗi đau đớn của tình yêu đơn phương đã khiến Kìm nhận thức được sự cần thiết giải tỏa cơn dục vọng của người đàn ông.  Đồng thời, sự hất hủi của mối tình đơn phương và sự ra đi của cha đã tạo cho Kìm trưởng thành nhanh chóng.  Nhưng trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông Tư đã kể lại cho con quá khứ của ông và xuất thân của Kìm.  Kìm là sự cấu tạo của một sự hãm hiếp mà ông Tư thời son trẻ đã gây ra.  Với Kìm đó là một sự thật phũ phàng, không kềm lòng.  Tiếng la của Kìm khi cha chết trở nên ai oán, đớn đau cho số kiếp con người vang vọng những dồn ép, u uẩn tự trong tâm hồn.  Nhưng trong cái phũ phàng, oái oăm của cuộc đời khốn cùng, cái hung tợn, hoang thú  của nhân sinh thời ấy, đạo đức của những người dân nghèo giản dị, chân thật vẫn còn được duy trì của hình ảnh của ông bà Hai Tích.  Những người xa lạ, không thân thích với Kìm nhưng với tấm lòng cao thượng, họ đã giúp Kìm tìm được hướng đi đạo lý, trở về với cuộc sống bình dị nhưng không thiếu tình người, từ bỏ đi cuộc sống len trâu hoang đàng.

Mùa Len Trâu mang nhiều đặc điểm khác lạ và một giá trị tinh thần được thể hiện qua nhiều trạng thái.  Chỉ cái tựa phim đã gây chú ý, hào hứng cho người xem.  Mùa Len Trâu là gì" Theo Đạo diễn Minh, chữ «Len» thường được dùng dưới miền Nam, vùng đất lũ Cà Mau, để mô tả quang cảnh những mục đồng hướng dẫn trâu lên vùng đất cao, khô và có cỏ để sống cho đến khi nước rút.  Người và trâu phải len lỏi qua dòng nước lũ để tìm đến nơi an toàn.  Cái phong tục len trâu ngày nay cũng dần dà biến dạng. 

Đạo diễn Minh quả thực đã gói ghém cả tâm linh vào cuốn phim nhựa này.  Cốt truyện với một bố cục vững vàng và một đạo lý sâu xa phản ảnh tính chất nhà Thiền rất nhiều.  Mỗi lần xem phim lại, người xem lại tìm thấy một vài quan điểm mới tích tụ trong nhân vật, trong cảnh trí, trong lời nói, trong tiếng nhạc.  Tuy Kìm là nhân vật chính trong phim, nhưng nước là bối cảnh duy nhất tạo ra những áp lực tàn khốc, hủy hoại mọi sinh vật và sinh lực.  Nước thường được tượng trưng cho sức sống và sự thanh khiết, nhưng nước trong Mùa Len Trâu là biểu tượng của sự tuần hoàn của nhân loại--của sự sống và cái chết.  Không gian ở phía trên mặt nước diễn đạt những sinh hoạt linh động, người người vất vả để tìm miếng cơm, manh áo.  Không gian dưới lòng nước là những linh hồn tuy đã thoát tục trần nhưng chưa thoát nổi cái nghiệp gian truân. 

Hình ảnh của phim là cả một nghệ thuật thâu hình, hoàn toàn không bị kiềm chế bởi máy móc tối tân, ngoại trừ ánh đèn.  Nguyễn Võ Nghiêm Minh mê tranh của hai họa sĩ Georges de la Tour và Caravaggio nên những hình ảnh trong phim được quay nhiều về đêm để sử dụng ánh sáng trên người và vật như dể phản ảnh những nét thực hư của đời.  Âm nhạc và âm thanh cũng rất giới hạn như để người xem có thể chú trọng đến câu truyện mà không cần phải có sự hỗ trợ của âm thanh để tạo thêm hào hứng.  Người xem có cảm tưởng như mình đang sống thực trong khung cảnh ấy.  Những diễn viên cũng giới hạn mức diễn xuất của mình để tạo nên một ấn tượng chất phát, tự nhiên, không tập dợt, hầu như họ là những nhân đang sống thực trong quá khứ đó.

Đối với thế hệ sanh sống ở tỉnh thành, chưa hề mục kích được nỗi khó nhọc của những kẻ len trâu, cuốn phim này đã cung cấp một bài học tinh thần có giá trị vô cùng.  Ngày xưa còn bé cứ hay nghêu ngao hát «ai bảo trăn trâu là khổ, trăn trâu sướng lắm chứ…». Nhưng cái hình ảnh thơ ngây, bình an của chú ngư đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo, tưởng tượng tiếng sáo chiều vi vu trong gió giờ đây, sau khi xem Mùa Len Trâu, chỉ là trong truyện ngụ ngôn thần thoại. 

Trong vòng 102 phút, Mùa Len Trâu đã đưa người xem đến gần với những chú trâu hiền hòa, hiểu thông được nghiệp kiếp của loài cầm thú trong một xứ nghèo, cảm thông được nhân tính của những kẻ len trâu, vì thời thế đè nén, phải cam chịu dồn ép, và nhất là được hoài niệm những hình ảnh quê hương.  Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, quan khách của mọi thế hệ xem xong phim ra về không khỏi xúc động và ươm đọng những cảm giác thú vị vì đã học hỏi đưọc nhiều điều vui lạ mà chính bản thân mình chưa hề được chứng kiến.

Mùa Len Trâu cũng đã được phát hành trên DVD và được phân phát tại các đại lý trên mạng lưới với tên «Buffalo Boy»; phim nói tiếng Việt với phụ đề Anh ngữ.  Ngoài ra, DVD cũng được bán tại trung tâm băng nhạc Washington Music Center tại Eden Center.  Phim có vài đoạn nhỏ hơi hung mãnh cho trẻ em, nhung tổng quát thì cuốn phim này là một tài liệu quý giá nên duy trì trong kho tàng giải trí cho mọi gia đình.     

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.