Bạn,
Chuyện kể với bạn trong lá thư này xảy ra tại xã Liên Khê, huyện Khoái Châu, thuộc tỉnh Hưng Yên, miền Bắc VN. Xã này vưà 311 người xin cải chính họ. Nguyên do, theo truyền thống ở đây con gái lấy họ đặt lên đầu, còn con trai lại đặt ở giữa tên và đệm. Báo Gia Đình-Xã hội viết về những rắc rối do nguồn gốc họ của nhiều gia tộc tại xã này như sau.
Cả xã Liên Khê (Khoái Châu, Hưng Yên), có 9/13 dòng họ Đỗ đồng loạt làm đơn xin cải chính họ. Vì thế, nhiều gia đình anh em cùng cha và mẹ lại có hai họ khác nhau. Từ đó nảy sinh quan niệm ''con gái đẻ ra nhưng không phải con tôi''. Trường hợp 2 người con của ông Đỗ Tràng Hưng và Tràng Thị Hoa. Người ở địa phương khác thấy họ bố là Đỗ mà con gái lại là Tràng cứ nghĩ cô là con ông hàng xóm. Nhiều người không thể ra khỏi cổng làng cũng chỉ vì cái ''họ''. Tất cả các vị trưởng họ như: Đỗ Tràng, Đỗ Bá, Đỗ Quang, Đỗ Trọng, Đỗ Văn, Đỗ Đắc... của các dòng họ luôn một mực cho rằng, Đỗ không phải họ của tổ tiên mình là chỉ là tên đệm, còn họ chính gốc theo gia phả tộc phải là họ Tràng, Bá, Văn, Quang, Đắc, Trọng... nên xin nhà nước cho đổi thành họ của tổ tiên. Con gái vốn mang sẵn họ thật nên chỉ xin đổi cho nam. Riêng họ Đỗ Tràng xin đổi thành họ Đoàn vì thấy gốc gác xa xưa mang họ này nên xin đổi cả dòng họ.
Toàn thể các tộc, chi đã họp họ và được Hội đồng gia tộc đứng đầu là Trưởng họ ủng hộ và lập danh sách người xin họ, ra nghị quyết đề nghị cơ quan hộ tịch giúp dân trong làng cải chính cho thống nhất cách ghi của phép nước hiện nay. Toàn thể ủy ban xã cũng đứng ra bảo lãnh nhưng hai năm nay mọi việc vẫn còn chờ.Các vị bô lão già nua nộp hồ sơ lên xã rồi tỉnh nhưng lại bị yêu cầu phải có gia phả gốc chứng minh bằng chữ Hán, chữ Nôm. Sở tư pháp không biết chữ này, chư vị lặn lội xuống Viện Hán Nôm thuê dịch, phải có dấu của Viện làm chứng cứ. Viện dịch xong, các cụ mang về Sở tư pháp và đợi đã 2 năm nay. Trưởng họ Đỗ Đình là ông Đỗ Đình Hùng, 73 tuổi, than thở: ''Ngày nào người trong họ cũng đến hỏi tôi chuyện này đến đâu, liệu có xong"". Cũng vì cách đặt tên theo họ mà khi làm giấy tờ, thủ tục về nhân thân như chứng minh thư, giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp các loại... đã làm cho con cháu các dòng họ dở khóc, dở cười. Hơn 2 năm nay, con cháu 9 dòng họ này thành công dân vô danh vì khi chưa có chỉ đạo của tỉnh, Công an huyện không làm. Vậy nên mọi chuyện thi cử, học hành, làm ăn đi vào ngõ cụt. Đi thi không được vào phòng vì thiếu chứng minh thư, đi học không được ưu tiên vì không có bố... Anh Đỗ Tràng Sáng cho biết: ''Tôi lên Sở tư pháp gặp phòng hộ tịch đúng 30 lần. Tờ trình, báo cáo, hồ sơ đựng 2 bao tải chở nhiều lần đâm nản''.
Bạn,
Báo này dẫn lời Trần Thất, Vụ trưởng Vụ công chứng, giám định hộ tịch, quốc tịch và lý lịch tư pháp (Bộ Tư pháp CSVN), cho biết: "Đây là những trường hợp cá biệt. Ở nhiều nơi cũng có trường hợp như vậy như Hà Tây, Thừa Thiên-Huế. Pháp luật hộ tịch cần có quy định cụ thể hơn về vấn đề này. Trong khi chưa có quy định cụ thể mà để mặc dân là lỗi tại địa phương, công an có lỗi không làm chứng minh thư, sở tư pháp có lỗi vì không làm giấy khai sinh.''.
Chuyện kể với bạn trong lá thư này xảy ra tại xã Liên Khê, huyện Khoái Châu, thuộc tỉnh Hưng Yên, miền Bắc VN. Xã này vưà 311 người xin cải chính họ. Nguyên do, theo truyền thống ở đây con gái lấy họ đặt lên đầu, còn con trai lại đặt ở giữa tên và đệm. Báo Gia Đình-Xã hội viết về những rắc rối do nguồn gốc họ của nhiều gia tộc tại xã này như sau.
Cả xã Liên Khê (Khoái Châu, Hưng Yên), có 9/13 dòng họ Đỗ đồng loạt làm đơn xin cải chính họ. Vì thế, nhiều gia đình anh em cùng cha và mẹ lại có hai họ khác nhau. Từ đó nảy sinh quan niệm ''con gái đẻ ra nhưng không phải con tôi''. Trường hợp 2 người con của ông Đỗ Tràng Hưng và Tràng Thị Hoa. Người ở địa phương khác thấy họ bố là Đỗ mà con gái lại là Tràng cứ nghĩ cô là con ông hàng xóm. Nhiều người không thể ra khỏi cổng làng cũng chỉ vì cái ''họ''. Tất cả các vị trưởng họ như: Đỗ Tràng, Đỗ Bá, Đỗ Quang, Đỗ Trọng, Đỗ Văn, Đỗ Đắc... của các dòng họ luôn một mực cho rằng, Đỗ không phải họ của tổ tiên mình là chỉ là tên đệm, còn họ chính gốc theo gia phả tộc phải là họ Tràng, Bá, Văn, Quang, Đắc, Trọng... nên xin nhà nước cho đổi thành họ của tổ tiên. Con gái vốn mang sẵn họ thật nên chỉ xin đổi cho nam. Riêng họ Đỗ Tràng xin đổi thành họ Đoàn vì thấy gốc gác xa xưa mang họ này nên xin đổi cả dòng họ.
Toàn thể các tộc, chi đã họp họ và được Hội đồng gia tộc đứng đầu là Trưởng họ ủng hộ và lập danh sách người xin họ, ra nghị quyết đề nghị cơ quan hộ tịch giúp dân trong làng cải chính cho thống nhất cách ghi của phép nước hiện nay. Toàn thể ủy ban xã cũng đứng ra bảo lãnh nhưng hai năm nay mọi việc vẫn còn chờ.Các vị bô lão già nua nộp hồ sơ lên xã rồi tỉnh nhưng lại bị yêu cầu phải có gia phả gốc chứng minh bằng chữ Hán, chữ Nôm. Sở tư pháp không biết chữ này, chư vị lặn lội xuống Viện Hán Nôm thuê dịch, phải có dấu của Viện làm chứng cứ. Viện dịch xong, các cụ mang về Sở tư pháp và đợi đã 2 năm nay. Trưởng họ Đỗ Đình là ông Đỗ Đình Hùng, 73 tuổi, than thở: ''Ngày nào người trong họ cũng đến hỏi tôi chuyện này đến đâu, liệu có xong"". Cũng vì cách đặt tên theo họ mà khi làm giấy tờ, thủ tục về nhân thân như chứng minh thư, giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp các loại... đã làm cho con cháu các dòng họ dở khóc, dở cười. Hơn 2 năm nay, con cháu 9 dòng họ này thành công dân vô danh vì khi chưa có chỉ đạo của tỉnh, Công an huyện không làm. Vậy nên mọi chuyện thi cử, học hành, làm ăn đi vào ngõ cụt. Đi thi không được vào phòng vì thiếu chứng minh thư, đi học không được ưu tiên vì không có bố... Anh Đỗ Tràng Sáng cho biết: ''Tôi lên Sở tư pháp gặp phòng hộ tịch đúng 30 lần. Tờ trình, báo cáo, hồ sơ đựng 2 bao tải chở nhiều lần đâm nản''.
Bạn,
Báo này dẫn lời Trần Thất, Vụ trưởng Vụ công chứng, giám định hộ tịch, quốc tịch và lý lịch tư pháp (Bộ Tư pháp CSVN), cho biết: "Đây là những trường hợp cá biệt. Ở nhiều nơi cũng có trường hợp như vậy như Hà Tây, Thừa Thiên-Huế. Pháp luật hộ tịch cần có quy định cụ thể hơn về vấn đề này. Trong khi chưa có quy định cụ thể mà để mặc dân là lỗi tại địa phương, công an có lỗi không làm chứng minh thư, sở tư pháp có lỗi vì không làm giấy khai sinh.''.
Gửi ý kiến của bạn