Bệnh bò điên gọi là "mad cow disease" xuất hiện lần đầu tiên tại Anh quốc trong thập niên 1980 và xuýt làm suy sụp kỹ nghệ sản xuất thịt bò của Anh.
Bẵng đi một thời gian, ngày 22 tháng 12 năm 2003 bộ Canh nông Hoa Kỳ (U.S. Department of Agriculture - USDA) loan báo phát hiện một chị bò được gíết thịt ngày 9 tháng 12 tại một xưỡng sản xuất thịt bò tại bang Washington có mang mầm bệnh bò điên. Chị bò Holstein này là bò sữa sau khi sinh con bị bệnh không đi được. Chủ trại sữa gởi đi giết thịt và bộ Canh nông Hoa Kỳ đã lấy những gì cần thiết nơi não bộ con bò bị bệnh như thông lệ để làm thí nghiệm rồi cho phép giết thịt để bán ra thị trường. Mãi đến ngày 22/12/03 bộ Canh nông mới có kết quả chị bò có mầm bệnh bò điên. Bộ Canh nông Hoa Kỳ ra lệnh thu hồi ngay khoảng 10.000 pounds thịt bò liên hệ được biết có thể đã được gởi bán đến các tiểu bang Alaska, California, Hawaii, Idaho, Montana, Nevada, Oregon và Washington. Hiện nay có 31 nước trên thế giới ngưng nhập cảng thịt bò của Hoa Kỳ trong đó có Việt Nam. Sau đó bộ Canh nông Hoa Kỳ cho biết con bò bị bệnh là một trong 74 con bò nhập cảng từ Canada.
Các chi tiết khoa học cho biết rằng bệnh bò điên làm cho bộ não của bò bệnh trở nên xốp và có tên khoa học là Bovine Spongiform Encephalopathy (BSE) là một thứ bệnh sinh ra bởi một loại protein đặc biệt hình dẹp gọi là prions và thường nằm trong não bộ, tủy, xương sống và bộ lòng, nhất là ruột non, của con bò. Prions không bị hủy diệt bởi nhiệt độ hoặc bằng bất cứ phương pháp sát trùng nào kể cả tia phóng xạ, và rất khó phát giác. Bệnh lây lan qua bò hay qua người nếu ăn phải các bộ phận này của một con bò bị bệnh. Với con người triệu chứng bệnh giống như bệnh xốp não Creutzfedt-Jacob (một thứ bệnh rất hiếm, theo thống kê năm 2000 chỉ có 213 người Mỹ chết về bệnh này). Bò khi mang mầm bệnh, bệnh sẽ phát tác sau một thời gian từ 3 năm rưỡi đến 6 năm (do dó bò con dưới 30 tháng không thể bị bệnh). Với người, bệnh sẽ xuất hiện sau 10 đến 15 năm. Giới chức bộ Canh nông Hoa Kỳ nghĩ rằng vì thu hồi muộn một số thịt của chị bò giết thịt ngày 9 tháng 12 có prions đã có thể đến tay người tiêu thụ.
Vấn đề bò điên tại Hoa Kỳ không phải là một vấn đề mới, ít nhất đối với giới phụ trách sự an toàn về thực phẩm thuộc bộ Canh nông Hoa Kỳ và giới khoa học. Năm 1986 tại Anh quốc người ta khám phá bệnh bò điên và thấy ít nhất 170.000 con bò bị bệnh, và sau khi các cuộc nghiên cứu y khoa xác nhận bệnh bò điên có thể lây lan từ con bò này sang con bò khác và truyền bệnh qua người nếu ăn phải thịt bò điên, chính phủ Anh đã chi tiêu 7.5 tỉ mỹ kim để giết và thủ tiêu xác của 4.7 triệu con bò già hơn 30 tháng. Khi phát giác bệnh thì nhiều người Anh đã ăn phải thịt bò điên. Năm 1996 bệnh bắt đấu xuất hiện nơi người.Tổng số người chết tại Âu châu từ năm 1996 và những năm sau đó lên đến 136 người, đa số tại Anh quốc. Các bác sĩ ước lượng con số người chết trong tương lai có thể lên đến 10.000 người.
Trước cơn sốt bò điên của Âu châu, từ năm 1986 bộ Canh nông Hoa Kỳ đã áp dụng những biện pháp gắt gao để bảo đảm tính tinh khiết của thịt bò bán trong nước. Trước hết, Hoa Kỳ hạn chế sự nhập cảng thịt bò và bò con từ nước ngoài nhất là từ Anh quốc. Từ năm 1986 cho đến năm 1990 chỉ có 32 con bò từ Anh được giết thịt tại Hoa Kỳ. Đến năm 1990 Hoa Kỳ ngưng nhập cảng thịt bò và thịt cừu của Anh. Thứ hai, Hoa Kỳ thử nghiệm gắt gao các con bò vì một lý do nào đó (hoặc bệnh nặng hoặc gãy chân) không đi được sắp mang giết thịt tại các lò giết thịt tại Hoa Kỳ. Trong số 35 triệu con bò được giết thịt hằng năm tại Hoa Kỳ có từ 130.000 đến 195.000 con bò thuộc loại cần thử nghiệm này.
Từ năm 1996 sau khi tại Anh có người chết vì bệnh Creutzfedt-Jacob do ăn thịt bò điên nhiều năm trước đó, Hoa Kỳ càng tăng cường các biện pháp đề phòng. Năm 1997 bộ Canh nông Hoa Kỳ ngưng nhập cảng thịt bò từ Âu châu, và mới đây ngưng nhập cảng thịt từ Brazil. Hoa Kỳ không áp dụng biện pháp nào đặc biệt với Canada vì Canada không mua thịt bò cũng như không nhập cảng bò từ Anh. Và chính ở ngõ trống này bò điên đã xâm nhập Hoa Kỳ. Tuy nhiên điều này cũng không chứng minh được rằng nếu chị bò Holstein kia không đến từ Canada thì Hoa Kỳ sẽ không có bò điên. Vì nếu Canada có bò điên khi không mua bán gì với các nước có bò điên thì Hoa Kỳ cũng có thể có bò điên.
Tại Hoa Kỳ dân chúng hình như không quan tâm lắm đến vụ thịt bò điên. Vì chỉ một con bò bị bệnh và thịt của nó trong khâu phân phối nào bị nghi ngờ đều đã được thu hồi. Hơn nữa prions bò điên nằm trong não, tủy, xương sống và bộ lòng chứ không nằm trong thịt. Và nếu có lỡ ăn cũng chẳng ai biết.
Tuy nhiên vần đề không đơn giản như vậy.
Trong kỹ nghệ chế biến không một phần nhỏ nào của con bò không được xử dụng. Não bộ, bộ xương, và lòng bò được chế biến và hiện diện trong các thức ăn như mayonnaise, bánh kẹo, yaourt, kem và trong một số thuốc uống như thrombin làm loãng máu, thuốc insulin chữa bệnh đái đường, thuốc pancreatin giúp tiêu hóa và glucagon thay đường. Cách xử dụng một con bò như vậy giúp giá thịt bò rẻ hơn và khỏi phải giải quyết khâu chôn hay hủy các bộ phận không dùng. Nhưng nguy hiểm là nếu chúng ta dùng những thứ trên (ai lại không dùng") chúng ta vẫn có rủi ro nhiễm bệnh bò điên.
Bộ Canh nông Hoa Kỳ xác nhận rằng não bò có mặt trong nhiều phẩm vật bày bán tại các quầy hàng health food và tủy bò cũng có thể có mặt trong số thịt bò được lóc từ xương. Trong kỹ nghệ sản xuất thịt bò mỗi năm người ta lóc 45 triệu pounds thịt bám quanh xương.
Để làm yên lòng người tiêu thụ và các quốc gia nhập cảng thịt bò của Hoa Kỳ, bộ Canh nông Hoa Kỳ vừa ban hành biện pháp mới như sẽ thay đổi cách lóc xương lấy thịt cho an toàn hơn, cấm dùng ruột non là nơi có nhiều sát xuất mang mầm bệnh và cấm dùng não bộ, xương và tủy của bò già hơn 30 tháng, và các xưỡng hạ bò không được giết các con bò đang bị bệnh không thể tự di chuyển được.
Câu hỏi chính là: Người tiêu thụ Hoa Kỳ có được bảo đảm 100% là sẽ không ăn phải thịt bò điên không" Bộ Canh nông Hoa Kỳ đã trả lời câu hỏi này khi nói rằng có thể có một số thịt có mang prions đã được bán ra. Hơn nữa các phó phẩm được chế biến từ những xương tủy của bò (mà người ta không biết có bị bệnh bò điên hay không) cũng đang đầy dẫy trên thị trường mà chúng ta dù muốn hay không, vô tình hay hữu ý đều có lúc dùng đến.
Vấn đề mầm mống bò điên hiện diện ở đâu và làm sao mà tránh đối với giới khoa học giống như cơn sốt Y2K vào cuối năm 1999 khi những giây phút đầu tiên của năm 2000 đến gần. Những bộ óc lớn nhất của nhân loại, những nhà chế tạo ra máy điện toán cũng không biết con đẻ của mình có nhận ra giây đầu tiên sau giây cuối cùng của năm 1999 là giây thứ nhất của năm 2000 hay sẽ là giây đâu tiên của năm 1900. Sự nhầm lẫn của máy điện toán sẽ là một đại họa cho nền kỹ nghệ của thế giới trước khi các chuyên viên ra tay can thiệp
Cũng vậy, không ai có thể biết chắc cuộc du hành của mầm bệnh bò điên đang âm thầm diễn ra như thế nào tại Hoa Kỳ. Và có ai đã mang mầm bệnh trong người chưa" Câu trả lời thực tế và khoa học nhất là có. Giáo sư Stanley Prusiner tại đại học UC San Francisco, người được giải Nobel về y khoa năm 1997 nhờ công trình nghiên cứu prions đã nói từ lâu rằng sự bộc phát bệnh bò điên tại Hoa Kỳ chỉ là một vấn đề thời gian.
Nhưng lần này ít ai lo như vụ Y2K. Vì cái mức độ rủi ro để bị nhiễm đối với một người mê thịt bò hay dùng thuốc và phẩm vật có chút xương và tủy bò cũng khó gần như đi máy bay bị tai nạn hay mua số mà trúng độc đắc vậy.
Tại Hoa Kỳ người ta ghi nhận các tiệm McDonald, Burger King bán hamburger kẹp thịt bò vẫn đông ngẹt thực khách vào những ngày lễ cuối năm. Và các chính trị gia các tiểu bang nuôi bò như thượng nghị sĩ Charles E. Grassley của Iowa, thống đốc John Hoeven của North Dakota và thống đốc Tim Pawlenty của Minnesota đã bận rộn mời nhau đi ăn thịt bò để mừng năm mới.
"Quãng gánh lo đi và vui sống". Người Mỹ đã phản ứng trước vụ bò điên một cách rất là thực tế. Nghĩ cho cùng đó là một thái độ hữu lý vì cho dù có bị nhiễm bò điên thì ít nhất cũng 10 năm nữa bệnh mới phát. Lo gì!
Trần Bình Nam
bìnhNam@earthlink.net
http://www.vnet.org/tbn
Tài liệu tham khảo:
1. "Mad cow Case Casts Light On Beef Uses" by Stephanie Simon, Los Angeles Times, Jan. 4, 2004
2. "The cow who stole Christmas", The Economist, Jan 3rd-9th 2004
3. "Is it Safe"" US News & World Report, Jan. 12, 2004
4. "A beef with beef" and "Can't Happen Here"" Google webb site Mad Cow Disease.
Bẵng đi một thời gian, ngày 22 tháng 12 năm 2003 bộ Canh nông Hoa Kỳ (U.S. Department of Agriculture - USDA) loan báo phát hiện một chị bò được gíết thịt ngày 9 tháng 12 tại một xưỡng sản xuất thịt bò tại bang Washington có mang mầm bệnh bò điên. Chị bò Holstein này là bò sữa sau khi sinh con bị bệnh không đi được. Chủ trại sữa gởi đi giết thịt và bộ Canh nông Hoa Kỳ đã lấy những gì cần thiết nơi não bộ con bò bị bệnh như thông lệ để làm thí nghiệm rồi cho phép giết thịt để bán ra thị trường. Mãi đến ngày 22/12/03 bộ Canh nông mới có kết quả chị bò có mầm bệnh bò điên. Bộ Canh nông Hoa Kỳ ra lệnh thu hồi ngay khoảng 10.000 pounds thịt bò liên hệ được biết có thể đã được gởi bán đến các tiểu bang Alaska, California, Hawaii, Idaho, Montana, Nevada, Oregon và Washington. Hiện nay có 31 nước trên thế giới ngưng nhập cảng thịt bò của Hoa Kỳ trong đó có Việt Nam. Sau đó bộ Canh nông Hoa Kỳ cho biết con bò bị bệnh là một trong 74 con bò nhập cảng từ Canada.
Các chi tiết khoa học cho biết rằng bệnh bò điên làm cho bộ não của bò bệnh trở nên xốp và có tên khoa học là Bovine Spongiform Encephalopathy (BSE) là một thứ bệnh sinh ra bởi một loại protein đặc biệt hình dẹp gọi là prions và thường nằm trong não bộ, tủy, xương sống và bộ lòng, nhất là ruột non, của con bò. Prions không bị hủy diệt bởi nhiệt độ hoặc bằng bất cứ phương pháp sát trùng nào kể cả tia phóng xạ, và rất khó phát giác. Bệnh lây lan qua bò hay qua người nếu ăn phải các bộ phận này của một con bò bị bệnh. Với con người triệu chứng bệnh giống như bệnh xốp não Creutzfedt-Jacob (một thứ bệnh rất hiếm, theo thống kê năm 2000 chỉ có 213 người Mỹ chết về bệnh này). Bò khi mang mầm bệnh, bệnh sẽ phát tác sau một thời gian từ 3 năm rưỡi đến 6 năm (do dó bò con dưới 30 tháng không thể bị bệnh). Với người, bệnh sẽ xuất hiện sau 10 đến 15 năm. Giới chức bộ Canh nông Hoa Kỳ nghĩ rằng vì thu hồi muộn một số thịt của chị bò giết thịt ngày 9 tháng 12 có prions đã có thể đến tay người tiêu thụ.
Vấn đề bò điên tại Hoa Kỳ không phải là một vấn đề mới, ít nhất đối với giới phụ trách sự an toàn về thực phẩm thuộc bộ Canh nông Hoa Kỳ và giới khoa học. Năm 1986 tại Anh quốc người ta khám phá bệnh bò điên và thấy ít nhất 170.000 con bò bị bệnh, và sau khi các cuộc nghiên cứu y khoa xác nhận bệnh bò điên có thể lây lan từ con bò này sang con bò khác và truyền bệnh qua người nếu ăn phải thịt bò điên, chính phủ Anh đã chi tiêu 7.5 tỉ mỹ kim để giết và thủ tiêu xác của 4.7 triệu con bò già hơn 30 tháng. Khi phát giác bệnh thì nhiều người Anh đã ăn phải thịt bò điên. Năm 1996 bệnh bắt đấu xuất hiện nơi người.Tổng số người chết tại Âu châu từ năm 1996 và những năm sau đó lên đến 136 người, đa số tại Anh quốc. Các bác sĩ ước lượng con số người chết trong tương lai có thể lên đến 10.000 người.
Trước cơn sốt bò điên của Âu châu, từ năm 1986 bộ Canh nông Hoa Kỳ đã áp dụng những biện pháp gắt gao để bảo đảm tính tinh khiết của thịt bò bán trong nước. Trước hết, Hoa Kỳ hạn chế sự nhập cảng thịt bò và bò con từ nước ngoài nhất là từ Anh quốc. Từ năm 1986 cho đến năm 1990 chỉ có 32 con bò từ Anh được giết thịt tại Hoa Kỳ. Đến năm 1990 Hoa Kỳ ngưng nhập cảng thịt bò và thịt cừu của Anh. Thứ hai, Hoa Kỳ thử nghiệm gắt gao các con bò vì một lý do nào đó (hoặc bệnh nặng hoặc gãy chân) không đi được sắp mang giết thịt tại các lò giết thịt tại Hoa Kỳ. Trong số 35 triệu con bò được giết thịt hằng năm tại Hoa Kỳ có từ 130.000 đến 195.000 con bò thuộc loại cần thử nghiệm này.
Từ năm 1996 sau khi tại Anh có người chết vì bệnh Creutzfedt-Jacob do ăn thịt bò điên nhiều năm trước đó, Hoa Kỳ càng tăng cường các biện pháp đề phòng. Năm 1997 bộ Canh nông Hoa Kỳ ngưng nhập cảng thịt bò từ Âu châu, và mới đây ngưng nhập cảng thịt từ Brazil. Hoa Kỳ không áp dụng biện pháp nào đặc biệt với Canada vì Canada không mua thịt bò cũng như không nhập cảng bò từ Anh. Và chính ở ngõ trống này bò điên đã xâm nhập Hoa Kỳ. Tuy nhiên điều này cũng không chứng minh được rằng nếu chị bò Holstein kia không đến từ Canada thì Hoa Kỳ sẽ không có bò điên. Vì nếu Canada có bò điên khi không mua bán gì với các nước có bò điên thì Hoa Kỳ cũng có thể có bò điên.
Tại Hoa Kỳ dân chúng hình như không quan tâm lắm đến vụ thịt bò điên. Vì chỉ một con bò bị bệnh và thịt của nó trong khâu phân phối nào bị nghi ngờ đều đã được thu hồi. Hơn nữa prions bò điên nằm trong não, tủy, xương sống và bộ lòng chứ không nằm trong thịt. Và nếu có lỡ ăn cũng chẳng ai biết.
Tuy nhiên vần đề không đơn giản như vậy.
Trong kỹ nghệ chế biến không một phần nhỏ nào của con bò không được xử dụng. Não bộ, bộ xương, và lòng bò được chế biến và hiện diện trong các thức ăn như mayonnaise, bánh kẹo, yaourt, kem và trong một số thuốc uống như thrombin làm loãng máu, thuốc insulin chữa bệnh đái đường, thuốc pancreatin giúp tiêu hóa và glucagon thay đường. Cách xử dụng một con bò như vậy giúp giá thịt bò rẻ hơn và khỏi phải giải quyết khâu chôn hay hủy các bộ phận không dùng. Nhưng nguy hiểm là nếu chúng ta dùng những thứ trên (ai lại không dùng") chúng ta vẫn có rủi ro nhiễm bệnh bò điên.
Bộ Canh nông Hoa Kỳ xác nhận rằng não bò có mặt trong nhiều phẩm vật bày bán tại các quầy hàng health food và tủy bò cũng có thể có mặt trong số thịt bò được lóc từ xương. Trong kỹ nghệ sản xuất thịt bò mỗi năm người ta lóc 45 triệu pounds thịt bám quanh xương.
Để làm yên lòng người tiêu thụ và các quốc gia nhập cảng thịt bò của Hoa Kỳ, bộ Canh nông Hoa Kỳ vừa ban hành biện pháp mới như sẽ thay đổi cách lóc xương lấy thịt cho an toàn hơn, cấm dùng ruột non là nơi có nhiều sát xuất mang mầm bệnh và cấm dùng não bộ, xương và tủy của bò già hơn 30 tháng, và các xưỡng hạ bò không được giết các con bò đang bị bệnh không thể tự di chuyển được.
Câu hỏi chính là: Người tiêu thụ Hoa Kỳ có được bảo đảm 100% là sẽ không ăn phải thịt bò điên không" Bộ Canh nông Hoa Kỳ đã trả lời câu hỏi này khi nói rằng có thể có một số thịt có mang prions đã được bán ra. Hơn nữa các phó phẩm được chế biến từ những xương tủy của bò (mà người ta không biết có bị bệnh bò điên hay không) cũng đang đầy dẫy trên thị trường mà chúng ta dù muốn hay không, vô tình hay hữu ý đều có lúc dùng đến.
Vấn đề mầm mống bò điên hiện diện ở đâu và làm sao mà tránh đối với giới khoa học giống như cơn sốt Y2K vào cuối năm 1999 khi những giây phút đầu tiên của năm 2000 đến gần. Những bộ óc lớn nhất của nhân loại, những nhà chế tạo ra máy điện toán cũng không biết con đẻ của mình có nhận ra giây đầu tiên sau giây cuối cùng của năm 1999 là giây thứ nhất của năm 2000 hay sẽ là giây đâu tiên của năm 1900. Sự nhầm lẫn của máy điện toán sẽ là một đại họa cho nền kỹ nghệ của thế giới trước khi các chuyên viên ra tay can thiệp
Cũng vậy, không ai có thể biết chắc cuộc du hành của mầm bệnh bò điên đang âm thầm diễn ra như thế nào tại Hoa Kỳ. Và có ai đã mang mầm bệnh trong người chưa" Câu trả lời thực tế và khoa học nhất là có. Giáo sư Stanley Prusiner tại đại học UC San Francisco, người được giải Nobel về y khoa năm 1997 nhờ công trình nghiên cứu prions đã nói từ lâu rằng sự bộc phát bệnh bò điên tại Hoa Kỳ chỉ là một vấn đề thời gian.
Nhưng lần này ít ai lo như vụ Y2K. Vì cái mức độ rủi ro để bị nhiễm đối với một người mê thịt bò hay dùng thuốc và phẩm vật có chút xương và tủy bò cũng khó gần như đi máy bay bị tai nạn hay mua số mà trúng độc đắc vậy.
Tại Hoa Kỳ người ta ghi nhận các tiệm McDonald, Burger King bán hamburger kẹp thịt bò vẫn đông ngẹt thực khách vào những ngày lễ cuối năm. Và các chính trị gia các tiểu bang nuôi bò như thượng nghị sĩ Charles E. Grassley của Iowa, thống đốc John Hoeven của North Dakota và thống đốc Tim Pawlenty của Minnesota đã bận rộn mời nhau đi ăn thịt bò để mừng năm mới.
"Quãng gánh lo đi và vui sống". Người Mỹ đã phản ứng trước vụ bò điên một cách rất là thực tế. Nghĩ cho cùng đó là một thái độ hữu lý vì cho dù có bị nhiễm bò điên thì ít nhất cũng 10 năm nữa bệnh mới phát. Lo gì!
Trần Bình Nam
bìnhNam@earthlink.net
http://www.vnet.org/tbn
Tài liệu tham khảo:
1. "Mad cow Case Casts Light On Beef Uses" by Stephanie Simon, Los Angeles Times, Jan. 4, 2004
2. "The cow who stole Christmas", The Economist, Jan 3rd-9th 2004
3. "Is it Safe"" US News & World Report, Jan. 12, 2004
4. "A beef with beef" and "Can't Happen Here"" Google webb site Mad Cow Disease.
Gửi ý kiến của bạn