Thanh vừa bước vô cửa ai nấy cùng hỏi:
- Sao" Đậu rớt"
Thanh buồn hiu:
- Rớt cái bịch nữa rồi. Chán qúa muốn bỏ cho rồi.
Loan nói:
- Làm gì bỏ uổng vậy. Công học cả năm bộ ít sao" rồi tiền lệ phí đủ thứ... Nộp đơn thi lại. Tui thấy có nhiều người thi lần thứ sáu thứ bãy mới đậu kìa.
Thanh hỏi:
- Sao chị biết người ta thi tới sáu bãy lần" Ai rớt mà ngon lành đi khai tùm lum vậy" Nó kêu kết quả đưa tờ giấy ra là muốn dìa liền chớ ai mà đứng đó càng ràng"
Loan nói:
- Hổng phải đâu. Bữa hổm lên chổ thi xin cái đơn đổi địa chỉ gặp nhỏ bạn học hồi đó nó kể mà, đâu phải ai xa lạ, tại vì gặp nó tui ngạc nhiên quá, nó học một khóa với tui, cũng cách mười mấy năm rồi, tui hỏi nó tại sao tới bây giờ mới thi, nó nói hồi đó nó bỏ ngang, quên hổng chịu đổI bằng, bây giờ hơn năm năm phảI thi lại. Sợ thi hổng nổi Cosmetology nó mới học ngành dưỡng da thôi, tưởng dễ nhè đâu thi lý thuyết còn khó gấp mấy lần thi cosmetology nữa kìa.
Chị Ngà nói:
- Ừa tui cũng có con nhỏ bạn hồi đó nó có bằng rồi mở tiệm. Hổng dè cái thời nó ngu muội chạy theo cái bà gì đó, theo đạo của bả, nó bỏ tiệm bỏ chồng bỏ con đi theo bả luôn. Về sau, tam sầu bạch xác, nó trở về thì chồng đã có vợ khác, con cái cũng bỏ nhà đi mỗi đứa một nơi...
Thu hỏi:
- Ủa. Đang nói chiện thi cử khi không chị xẹt vô chiện gì lảng nhách vậy chị Ngà"
Chị Ngà cười:
- Ờ há. Sao khi không tui lại nhớ tới con nhỏ đó vậy há. Lạ thiệt.
Ở đời có nhiều chiện khó tin nhưng có thật đó mấy bà ơi. Hồi còn học lớp sơ đẳng có một chị đó, tui nhớ thiệt rỏ ràng nha, y phấn son mỗI ngày người coi văn minh lắm. Mỗi ngày đi học y ta ưa ngồi một mình hổng nói chuyện gì với ai hết á. Mình cũng tưởng y người ít nói, ít nhiều chuyện. Mà nói cho ngay, nghề nầy mà ít nói quá cũng đâu có tốt. Cũng trong lớp lại có một đứa nói nhiều. Nhiều liền miệng, ai đó hổng nhớ, đặt nó biệt hiệu là “motor mouth”!
Cái bà ít nói đó, cũng lái xe đi học ngon lành như mọi ngừơi. Nhớ bữa đó học bài cắt tóc căn bản, cô tui chỉ, cắt lần thứ nhứt chỉ cắt nhín nhín nửa inch thôi để dành tóc trên cái đầu giả cắt được nhiều lần cho nhuần tay, mới xây qua xây lại, mái tóc của bà nầy đã cụt ngủn. Cô tui thấy vậy mới lại gần, hỏi sao chị hổng cắt ít ít thôi, cắt một lần vậy còn đâu tóc để dợt" Mấy bà biết y ta trả lời sao hôn" Y ta nói “tui cắt kiểu Lô Lô. Mà tui muốn cắt kiểu gì thì kệ cha tui, chị là ai mà có quyền hỏi cắt cớ vậy"”
Kim nói:
- Rồi. Gặp mát dây rồi
Tuấn hỏi:
- Thế rồi sao nữa, các cô để chị ấy kể tiếp nhé.
Khải xen vô:
- À. Hay cô ấy sẳn tiền mua thêm vài cái đầu tóc giả nữa mỗi cái cắt một kiểu làm mẩu để dành" Ai hà tiện như chị thế.
Chị Ngà cãi:
- Hổng phải vậy đâu anh hai. Nếu được vậy tui kể làm chi" Thôi, mỏi miệng rồi, mai kể tiếp.
Loan nói:
- Thôi nha chị Ngà. Chơi kiểu gì chớ kiểu nầy chọc thiên hạ la làng nha. Kể tiếp đi bà nội.
Chị Ngà nói:
- Tại mấy người thợ của chị á. Hể mỗi lần tui nhớ chiện gì kể cho họ nghe là có người chỏi hà. Thôi nghe nè. Trả lời xong chị ta cứ cầm cây kéo xởn xởn mái tóc lần lần trụi lủi!
Vừa xởn tóc vừa cầm cây kéo chỉa chỉa vô đầu. TrờI! nếu là đầu ngườI thiệt thì lấy máu thiên hạ rồi.
Cô tui thấy vậy sợ quá. Y lên văn phòng nói gì đó với ông hiệu trưởng, ổng mời chị ta lên văn phòng.
Tụi tui ngoài cửa ráng lóng tai nghe coi sao. Nghe tiếng chị ta lớn lắm, rồi nghe tiếng khóc hù hụ...
Sau đó thấy chị ta cũng vẫn đi học đều đều. Lên lớp trung đẳng đâu chừng mấy tuần lể là thấy cô ta lên văn phòng nữa. Lần nầy chị ta bị đuổi học. Lý do là chị ta hâm dọa sẽ “cắt cổ cô giáo luôn.” Bữa đó chị ta tay cầm cây kéo mới đáng sợ chớ.
Chị Ngà ngưng nói, mắt buồn xa xăm. Tuấn sốt ruột hỏi:
- Thê rồi sao nữa, chị Ngà"
Chị Ngà dòm xung quanh, thấy ai nấy đều im lặng lóng tai nghe, chị hỏi:
- Ủa, sao bữa nay ế quá hén. Khách bộ đi làm thuế đi khai thuế hết trơn hết trọi rồi sao ý mà"
Khải nói:
- Thôi thôi đừng làm bộ đánh trống lảng chị nầy. Kể tiếp đi chứ.
Chị Ngà buồn buồn nói:
- Mấy tháng sau, nghe nói chị ta bị chồng đem vô gởi trong dưỡng trí viện.
Tuấn nói:
- Ối giời! Sao thế" Điên thật à"
Khải nói:
- Điên thật chứ còn gì nửa" Chẵng điên ai giử trong ấy làm gì nhỉ"
Loan nói:
- Tội nghiệp hông. Sao tới phải nhốt trong nhà thuơng điên"
CHị Ngà nói:
- Thì tại bả cầm dao rượt chồng con chạy ngờ ngờ ngoài đường, hàng xóm kêu cảnh sát tới bắt bả chớ ai.
Vinh hỏi:
- Tại sao chỉ điên"
Trang hỏi:
- Thệ chị ấy cọ đâm ai chưa"
Chị Ngà nói:
- May phứơc chưa kịp đâm trúng ai. Chồng con chắc biết bả điên nên tránh khỏi hết. Nghe nói chồng y thưong vợ, biết vợ điên điên mà vẫn giử trong nhà, mong vợ mình gần chồng gần con, thương chồng thương con thì sớm hết bịnh, ngờ đâu!
Khải hỏi:
- Thế nhưng, chị chưa trả lời câu hỏi. Chị ấy vì sao mà điên"
Chị Ngà ngần ngừ, nửa muốn nửa không:
- Ưmm... Thôi có khách vô kìa. Để mai kể tiếp.
Khách ùa vô một lượt bốn năm nguời.
Ai nấy về chổ mình lãnh khách, bụng ấm ức chuyện đang lỡ dở.
Nhưng đành phải chờ tới ngày mai!
(còn tiếp)
Phú Lâm
- Sao" Đậu rớt"
Thanh buồn hiu:
- Rớt cái bịch nữa rồi. Chán qúa muốn bỏ cho rồi.
Loan nói:
- Làm gì bỏ uổng vậy. Công học cả năm bộ ít sao" rồi tiền lệ phí đủ thứ... Nộp đơn thi lại. Tui thấy có nhiều người thi lần thứ sáu thứ bãy mới đậu kìa.
Thanh hỏi:
- Sao chị biết người ta thi tới sáu bãy lần" Ai rớt mà ngon lành đi khai tùm lum vậy" Nó kêu kết quả đưa tờ giấy ra là muốn dìa liền chớ ai mà đứng đó càng ràng"
Loan nói:
- Hổng phải đâu. Bữa hổm lên chổ thi xin cái đơn đổi địa chỉ gặp nhỏ bạn học hồi đó nó kể mà, đâu phải ai xa lạ, tại vì gặp nó tui ngạc nhiên quá, nó học một khóa với tui, cũng cách mười mấy năm rồi, tui hỏi nó tại sao tới bây giờ mới thi, nó nói hồi đó nó bỏ ngang, quên hổng chịu đổI bằng, bây giờ hơn năm năm phảI thi lại. Sợ thi hổng nổi Cosmetology nó mới học ngành dưỡng da thôi, tưởng dễ nhè đâu thi lý thuyết còn khó gấp mấy lần thi cosmetology nữa kìa.
Chị Ngà nói:
- Ừa tui cũng có con nhỏ bạn hồi đó nó có bằng rồi mở tiệm. Hổng dè cái thời nó ngu muội chạy theo cái bà gì đó, theo đạo của bả, nó bỏ tiệm bỏ chồng bỏ con đi theo bả luôn. Về sau, tam sầu bạch xác, nó trở về thì chồng đã có vợ khác, con cái cũng bỏ nhà đi mỗi đứa một nơi...
Thu hỏi:
- Ủa. Đang nói chiện thi cử khi không chị xẹt vô chiện gì lảng nhách vậy chị Ngà"
Chị Ngà cười:
- Ờ há. Sao khi không tui lại nhớ tới con nhỏ đó vậy há. Lạ thiệt.
Ở đời có nhiều chiện khó tin nhưng có thật đó mấy bà ơi. Hồi còn học lớp sơ đẳng có một chị đó, tui nhớ thiệt rỏ ràng nha, y phấn son mỗI ngày người coi văn minh lắm. Mỗi ngày đi học y ta ưa ngồi một mình hổng nói chuyện gì với ai hết á. Mình cũng tưởng y người ít nói, ít nhiều chuyện. Mà nói cho ngay, nghề nầy mà ít nói quá cũng đâu có tốt. Cũng trong lớp lại có một đứa nói nhiều. Nhiều liền miệng, ai đó hổng nhớ, đặt nó biệt hiệu là “motor mouth”!
Cái bà ít nói đó, cũng lái xe đi học ngon lành như mọi ngừơi. Nhớ bữa đó học bài cắt tóc căn bản, cô tui chỉ, cắt lần thứ nhứt chỉ cắt nhín nhín nửa inch thôi để dành tóc trên cái đầu giả cắt được nhiều lần cho nhuần tay, mới xây qua xây lại, mái tóc của bà nầy đã cụt ngủn. Cô tui thấy vậy mới lại gần, hỏi sao chị hổng cắt ít ít thôi, cắt một lần vậy còn đâu tóc để dợt" Mấy bà biết y ta trả lời sao hôn" Y ta nói “tui cắt kiểu Lô Lô. Mà tui muốn cắt kiểu gì thì kệ cha tui, chị là ai mà có quyền hỏi cắt cớ vậy"”
Kim nói:
- Rồi. Gặp mát dây rồi
Tuấn hỏi:
- Thế rồi sao nữa, các cô để chị ấy kể tiếp nhé.
Khải xen vô:
- À. Hay cô ấy sẳn tiền mua thêm vài cái đầu tóc giả nữa mỗi cái cắt một kiểu làm mẩu để dành" Ai hà tiện như chị thế.
Chị Ngà cãi:
- Hổng phải vậy đâu anh hai. Nếu được vậy tui kể làm chi" Thôi, mỏi miệng rồi, mai kể tiếp.
Loan nói:
- Thôi nha chị Ngà. Chơi kiểu gì chớ kiểu nầy chọc thiên hạ la làng nha. Kể tiếp đi bà nội.
Chị Ngà nói:
- Tại mấy người thợ của chị á. Hể mỗi lần tui nhớ chiện gì kể cho họ nghe là có người chỏi hà. Thôi nghe nè. Trả lời xong chị ta cứ cầm cây kéo xởn xởn mái tóc lần lần trụi lủi!
Vừa xởn tóc vừa cầm cây kéo chỉa chỉa vô đầu. TrờI! nếu là đầu ngườI thiệt thì lấy máu thiên hạ rồi.
Cô tui thấy vậy sợ quá. Y lên văn phòng nói gì đó với ông hiệu trưởng, ổng mời chị ta lên văn phòng.
Tụi tui ngoài cửa ráng lóng tai nghe coi sao. Nghe tiếng chị ta lớn lắm, rồi nghe tiếng khóc hù hụ...
Sau đó thấy chị ta cũng vẫn đi học đều đều. Lên lớp trung đẳng đâu chừng mấy tuần lể là thấy cô ta lên văn phòng nữa. Lần nầy chị ta bị đuổi học. Lý do là chị ta hâm dọa sẽ “cắt cổ cô giáo luôn.” Bữa đó chị ta tay cầm cây kéo mới đáng sợ chớ.
Chị Ngà ngưng nói, mắt buồn xa xăm. Tuấn sốt ruột hỏi:
- Thê rồi sao nữa, chị Ngà"
Chị Ngà dòm xung quanh, thấy ai nấy đều im lặng lóng tai nghe, chị hỏi:
- Ủa, sao bữa nay ế quá hén. Khách bộ đi làm thuế đi khai thuế hết trơn hết trọi rồi sao ý mà"
Khải nói:
- Thôi thôi đừng làm bộ đánh trống lảng chị nầy. Kể tiếp đi chứ.
Chị Ngà buồn buồn nói:
- Mấy tháng sau, nghe nói chị ta bị chồng đem vô gởi trong dưỡng trí viện.
Tuấn nói:
- Ối giời! Sao thế" Điên thật à"
Khải nói:
- Điên thật chứ còn gì nửa" Chẵng điên ai giử trong ấy làm gì nhỉ"
Loan nói:
- Tội nghiệp hông. Sao tới phải nhốt trong nhà thuơng điên"
CHị Ngà nói:
- Thì tại bả cầm dao rượt chồng con chạy ngờ ngờ ngoài đường, hàng xóm kêu cảnh sát tới bắt bả chớ ai.
Vinh hỏi:
- Tại sao chỉ điên"
Trang hỏi:
- Thệ chị ấy cọ đâm ai chưa"
Chị Ngà nói:
- May phứơc chưa kịp đâm trúng ai. Chồng con chắc biết bả điên nên tránh khỏi hết. Nghe nói chồng y thưong vợ, biết vợ điên điên mà vẫn giử trong nhà, mong vợ mình gần chồng gần con, thương chồng thương con thì sớm hết bịnh, ngờ đâu!
Khải hỏi:
- Thế nhưng, chị chưa trả lời câu hỏi. Chị ấy vì sao mà điên"
Chị Ngà ngần ngừ, nửa muốn nửa không:
- Ưmm... Thôi có khách vô kìa. Để mai kể tiếp.
Khách ùa vô một lượt bốn năm nguời.
Ai nấy về chổ mình lãnh khách, bụng ấm ức chuyện đang lỡ dở.
Nhưng đành phải chờ tới ngày mai!
(còn tiếp)
Phú Lâm
Gửi ý kiến của bạn