Bản tường trình của Quỹ Trẻ Em Liên Hiệp Quốc (UNCF) thấy là tình hình suy dinh dưỡng trẻ em tại các nước đang phát triển đã giảm từ 32% còn 28%, tức là tổng cộng 150 triệu trẻ em cả thảy. Nhưng tới gần phân nửa trẻ em ở Nam Á và gần 1/3 trẻ em vùng Tiểu Sa Mạc Phi Châu Sahara là bị suy dinh dưỡng.
Bản tường trình có tên "Suy Dinh Dưỡng: Tin Tức," viết là "Biểu tượng quen thuộc của trẻ em đói kém thấy rõ đã diễn giải sai lạc vấn đề. Trên thực tế, hầu hết suy dinh dưỡng gần như không thấy được."
Các bệnh thường xuyên, chứ không phải việc thiếu ăn, là yếu tố chính làm suy dinh dưỡng, theo bản tường trình. Đại đa số trẻ em suy dinh dưỡng sống trong các gia đình có đủ lương thực, theo bản nghiên cứu. Bệnh hoạn có thể làm không thích ăn, năng lượng được dùng để chống lây nhiễm bệnh, và sự ói mửa và tiêu chảy cũng đẩy ra cơ thể các dưỡng chất.
Đại đa số trẻ suy dinh dưỡng có tình trạng này trong 3 năm đầu đời - giai đoạn chủ yếu để phát triển bộ não và thân thể.
Bản văn nói, có 18 quốc gia - trong đó có Trung Quốc, Mễ, Indonesia, Bangladesh và Việt Nam - đã giảm trẻ suy dinh dưỡng tới 25% trở lên.
Hơn 70% gia cư tại các nước đang phát triển hiện dùng muối i-ốt - tức là tăng 50% - bảo vệ cho khoảng 12 triệu trẻ em mỗi năm khỏi bị bệnh hư não vì thiếu chất i-ốt (iodine).
Chất vitamin A hiện cung ưn1g tới nửa trẻ em toàn cầu, cứu khoảng 333,000 sinh mạng mỗi năm, theo tường trình.
Bản nghiên cứu thực hiện tại hơn 100 nước, với các dữ kiện về sức khỏe trẻ em nhiều nhất trước giờ và là bản đầu tiên phổ biến trong một thập niên qua.