BẮC KINH (AP) - Những người ly khai và thân nhân của nạn nhân bị giết trong cuộc đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn năm 1989 hôm thứ hai 29-5 đã yêu cầu các nhà lãnh đạo Trung Quốc trừng trị những kẻ đứng sau cuộc đàn áp và bồi thường cho những người còn sống sót.
Lời yêu cầu này là của ông Ding Zilin, một giáo sư hồi hưu có con trai bị giết trong cuộc đàn áp và của thân nhân 19 gia đình khác có người gập nạn. Sáu ngày trước kỷ niệm cuộc tàn sát 4 tháng 6 năm 1989, trong một bức thư ngỏ gửi Chủ tịch Giang Trạch Dân và các nhà lãnh đạo khác, họ yêu cầu phải có điều tra, truy tố những người có trách nhiệm và bồi thường cho các gia đình nạn nhân.
Bức thư được gửi cho các cơ quan báo chí Trung Quốc và ngoại quốc có đoạn viết: “Biến cố 4-6 năm 1989 đã đi vào lịch sử, nhưng vẫn là thảm cảnh và đau thương cho tất cả mọi người. Điều này vẫn còn đó”.
Lật ngược lại lời kết tội của chính quyền nói những cuộc biểu tình đó là “phiến loạn phản cách mạng” có nghĩa là làm tên tuổi những người tham gia cuộc biểu tình khỏi bị bôi nhọ và cho thấy có dấu hiệu khoan dung cho một sự cải cách chính trị. Tuy nhiên một biện pháp như vậy thật khó khăn về chính trị, bởi vì nhiều tay cầm đầu quân đội chủ trương phải đàn áp, đưa đến một chiến dịch diệt trừ trong cả nước làm hàng ngàn người tranh đấu cho dân chủ bị bắt trên khắp nước.
Ông Ding nói: “Các nhà lãnh đạo không có đủ can đảm và tự tín để trực diện với một biến cố 11 năm trước đây. Nhưng chúng tôi sẽ không bỏ cuộc. Chúng tôi tin rằng công lý và sự thật ở phía chúng tôi”.
Ngày 4 tháng 6 năm 1989, các lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc đã ra lệnh cho quân đội xông vào đám biểu tình bắn giết, làm hàng trăm người thiệt mạng ở Thiên An Môn.
Mặt khác 9 nhân vật đối lập ở tỉnh Liêu Ninh miền Đông Bắc Trung Quốc hôm thứ hai đã gửi một thư chung đến Giang Trạch Dân kêu gọi xét lại vụ biểu tình và phóng thích tù nhân chính trị.
Một bản sao bức thư đã được gửi qua Trung tâm Thông tin của Phong trào Dân chủ và Nhân quyền ở Trung Quốc. Trong thư có đoạn viết: “Các cuộc biểu tình năm 1989 đã do sinh viên khởi xướng, nhưng đã được toàn thể công chúng hưởng ứng để chống lại nạn bè đảng quan liêu và tham nhũng. Đó là một phong trào yêu nước”.
Bức thư viết sự tố cáo của chính phủ đối với những cuộc biểu tình là “một sự sai lầm nghiêm trọng” và yêu cầu Giang và các nhà lãnh đạo khác phải đánh giá lại phong trào đòi dân chủ “một cách can đảm và có tinh thần trách nhiệm trước lịch sử”.
Lời yêu cầu này là của ông Ding Zilin, một giáo sư hồi hưu có con trai bị giết trong cuộc đàn áp và của thân nhân 19 gia đình khác có người gập nạn. Sáu ngày trước kỷ niệm cuộc tàn sát 4 tháng 6 năm 1989, trong một bức thư ngỏ gửi Chủ tịch Giang Trạch Dân và các nhà lãnh đạo khác, họ yêu cầu phải có điều tra, truy tố những người có trách nhiệm và bồi thường cho các gia đình nạn nhân.
Bức thư được gửi cho các cơ quan báo chí Trung Quốc và ngoại quốc có đoạn viết: “Biến cố 4-6 năm 1989 đã đi vào lịch sử, nhưng vẫn là thảm cảnh và đau thương cho tất cả mọi người. Điều này vẫn còn đó”.
Lật ngược lại lời kết tội của chính quyền nói những cuộc biểu tình đó là “phiến loạn phản cách mạng” có nghĩa là làm tên tuổi những người tham gia cuộc biểu tình khỏi bị bôi nhọ và cho thấy có dấu hiệu khoan dung cho một sự cải cách chính trị. Tuy nhiên một biện pháp như vậy thật khó khăn về chính trị, bởi vì nhiều tay cầm đầu quân đội chủ trương phải đàn áp, đưa đến một chiến dịch diệt trừ trong cả nước làm hàng ngàn người tranh đấu cho dân chủ bị bắt trên khắp nước.
Ông Ding nói: “Các nhà lãnh đạo không có đủ can đảm và tự tín để trực diện với một biến cố 11 năm trước đây. Nhưng chúng tôi sẽ không bỏ cuộc. Chúng tôi tin rằng công lý và sự thật ở phía chúng tôi”.
Ngày 4 tháng 6 năm 1989, các lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc đã ra lệnh cho quân đội xông vào đám biểu tình bắn giết, làm hàng trăm người thiệt mạng ở Thiên An Môn.
Mặt khác 9 nhân vật đối lập ở tỉnh Liêu Ninh miền Đông Bắc Trung Quốc hôm thứ hai đã gửi một thư chung đến Giang Trạch Dân kêu gọi xét lại vụ biểu tình và phóng thích tù nhân chính trị.
Một bản sao bức thư đã được gửi qua Trung tâm Thông tin của Phong trào Dân chủ và Nhân quyền ở Trung Quốc. Trong thư có đoạn viết: “Các cuộc biểu tình năm 1989 đã do sinh viên khởi xướng, nhưng đã được toàn thể công chúng hưởng ứng để chống lại nạn bè đảng quan liêu và tham nhũng. Đó là một phong trào yêu nước”.
Bức thư viết sự tố cáo của chính phủ đối với những cuộc biểu tình là “một sự sai lầm nghiêm trọng” và yêu cầu Giang và các nhà lãnh đạo khác phải đánh giá lại phong trào đòi dân chủ “một cách can đảm và có tinh thần trách nhiệm trước lịch sử”.
Gửi ý kiến của bạn