Đừng Trẻ, Già 2 Nẻo

30/09/200200:00:00(Xem: 3962)
Hơn một phần tư thế kỷ đấu tranh mong giải trừ CS Hà nội, đa số người Việt hải ngoại thế hệ thứ nhứt đã chân mỏi gối dùn, tuổi đời chồng chất, mấp mé tử sanh. Mà CS Hà nội cứ phây phây, vẫn bình chân như vại.
Nhiều người đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN lo ngại. Phải chăng trí thức ngày nay đã thành trí ngủ" Phải chăng đang có cuộc khủng hoảng trí thức" Phải chăng hố ngăn cách giữa lớp già và lớp trẻ ngày càng sâu rộng hơn" Già đi một đường, trẻ đi một nẻo; sự nghiệp đấu tranh cho vận mạng nước non nhà sẽ không có người nối tiếp "
Về sự thể bên ngoài, những ưu tư đó cơ sở. Trí thức ngủ vì ngoài nước, cuộc sống quá thừa mứa vật chất nên dễ sanh buồn ngủ như người lớn tuổi sau một bữa tiệc ngon; và trong nước, như người tù "cải tạo" hay bị "biệt giam" xưa chưa được "thăm nuôi" nên đói quá, ngồi đâu ngủ đó. Còn giữa lớp già và lớp trẻ trong cũng như ngoài nước ngăn cách nhau .Trước nhứt về tuổi tác, hoàn cảnh dĩ vãng và môi sinh hiện tại, trình độ hướng về tương lai và hoà nhập vào lối sống mới khác nhau. Lớp già sanh trong chiến tranh, trưởng thành trong khói lửa và bao nhiêu bè bạn đã bỏ mình trong Chiến tranh VN nên, theo lời Cố DB Phạm Thái Nguyễn ngọc Tân, rất chi là nặng quá khứ và quá khích trong vấn đề ý thức hệ Quốc Cộng. Lớp trẻ sanh sau Chiến tranh VN ít "nóng mũi" với chánh trị địch và ta. Người lớn tuổi trong và ngoài nước dù tuổi già sức yếu vẫn tối mắt tối mũi, lo việc nước việc dân. Trong khi lớp trẻ trong nước chạy đi vật lộn với miếng cơm manh áo vì cuộc sống quá khó khăn mỗi năm một người dân chưa kiếm được 300 đô la. Ngoài nước trẻ lại "đi chỗ khác chơi" vì đề tài không ăn nhập gì đến mình và cũng vì vốn liếng tiếng Việt không đủ, nuốt không vô nhiều chữ chánh trị khó hiểu và chịu không nổi cách nói dai, nói dài, nói như cải lộn của mấy ông già, hoàn toàn khác với cách đi thẳng vào vấn đề, get to the point, do Mỹ dạy ở trường.
Trước cảnh anh tài trẻ "như sao buổi sáng" và hào kiệt già rụng "như lá mùa thu" trong cuộc đấu tranh cho nước nhà, cũng có nhiều người lớn tuổi, Cộng sản cũng như Quốc gia, chủ trương, kêu gào "chuẩn bị đội ngũ kế thừa" hay "vận động tuổi trẻ dấn thân". Nhưng than ôi, cán lưỡi, đường lối, phương tiện, diễn đàn đấu tranh, như báo chí đài phát thanh đều nằm trong tay người già. Lão nhiêu chế (gerontocracy, từ chữ Hy Lạp geron = người già; cracy= cai trị; tức định chế tổ chức xã hội trong đó người già nắm tài sản, quyền bính và đặc ân ) là chế độ bám rễ trong văn hoá, chánh trị, xã hội VN hàng mấy ngàn năm, nếu lịch sử VN đúng là có 4000 năm văn hiến. Đi nửa vòng Trái Đất, người lớn tuổi VN vẫn cố mang theo hạt giống già ấy để ráng trồng trên đất Mỹ, nơi khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau như ngày và đêm. Từ đó, nỗi khổ của không ít gia đình biến thành "tiếng oan dậy đất, tiếng than dậy trời." của người già lẫn trẻ.

Thế nhưng những biểu hiện bên ngoài của cái gọi là khủng hoảng trí thức và hố sâu ngăn các trẻ già đó chẳng có gì đáng lo. Mẫu số chung đấu tranh của trí thức và bình dân, của lớp trẻ và già vẫn còn và chỉ có một. Lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt, đúng như Nguyễn Trãi nói trong Bình Ngô Đại Cáo, "Dẫu cương nhược có lúc khác, song hào kiệt đời nào cũng có." Chứng minh đừng lấy đâu xa, nhìn công cuộc đấu tranh của người Việt hải ngoại đã thấy rõ: Ba mươi mấy ngàn người tự nguyện biểu tình mấy chục ngày đêm để hạ cho được cây cờ Việt Cộng tại Little Saigon; một anh hùng Lý Tống bay trên đầu Thành Ủy Tp Hồ chí Minh, rải truyền đơn; một Trần Hồng ủi sập rào Toà Đại sứ CS.
Phương pháp làm việc của các tôn giáo, các đoàn thể chánh trị, và nhứt là của người già và người trẻ ở hải ngoại có khác nhau. Nhưng đó là sự khác nhau về chiến thuật. Chiến lược vẫn là một: chống CS độc tài. Trong cuộc đấu tranh lớp trẻ Việt hải ngoại sử dụng tối đa ưu thế khoa học kỹ thuật Tin Học và sự hiểu biết dòng chánh chánh trị nhờ hoà nhập nhanh và dễ. Cái CS sợ nhứt và gọi là Diễn Tiến Hoà Bình là công đầu của lớp trẻ hải ngoại.
Người già cũng làm việc khác nhau. Người làm chánh trị nổi, như đấu tranh trực diện, kiến nghị, biểu tình, tổ chức lật đổ CS. Kẻ làm chánh trị chìm, đầu tư lực lượng bằng công tác văn hoá, giáo dục và xã hội: việt hoá và đoàn ngũ hoá lớp trẻ. Đạo nào cũng có đoàn thanh niên. Nơi nào cũng có lớp Việt ngữ. Chuyện gì cũng có thanh niên tiếp tayï. Những người lớn tổi tận tụy với các đoàn thể thanh thiếu niên, các lớp Việt ngữ , công tác văn hòá xã hội, từ thiện, không nói chánh trị với lớp trẻ nhưng đang làm chánh trị cho quyền lợi lâu dài, tiền đồ sán lain, và vận mạng tốt đẹp nước non nhà. Tiếng Việt còn, truyền thống, lịch sử Việt còn, nhân dân và đất nước Việt còn. Làm chánh trị không đơn thuần chỉ là tập họp tố Cộng, ký kiến nghị kháng Cộng , biểu tình, đòi hỏi giải thể CS bằng miệng hay bằng cách mạng máu hay nhung.
Thực vậy, lời của một người Việt trẻ đầu tiên vươn lên đến hàng chánh phủ Mỹ, trước Uûy Ban Thượng Viện, làm các nghị sĩ Mỹ bàng hoàng về thân phận của những thuyền nhân và và hiểu biết sâu sắc tại sao người Việt chống CS. Đã bao nhiêu người trẻ âm thầm đi máy bay bằng tiền riêng đến Hạ viện Mỹ để Dư Luật Nhân quyền cho VN được đa số áp đảo ủng hộ. Có bao nhiêu người đầu râu tóc bạc đứng bên cạnh đầu xanh tuổi trẻ, dầm sương dải nắng tranh đấu để Quốc ca VN được trổi lên và quốc kỳ VN tung bay để người Việt bất phân trẻ gia, nam nữ, nguồn gốc, được rưng rưng nước mắt nhìn Tổ Quốc VN khắp bầu trời Tây Aâu Bắc Mỹ. Đã bao sinh viên hoc sinh nhịn quà sáng, bao ông già HO nghèo ăn trợ cấp xã hội, bà già ODP đi cắt chỉ một giờ chưa tới 3 đô, bao người Thuyền Nhân đi cày cả ngày nghỉ nhịn ly cà phê để mua tờ báo Việt, bỏ thì giờ nghỉ giữa ca nghe ra dô VN, đóng tiền cứu trợ đồng bao bị thiên tai, giúp thương phế binh VNCH, và xây chùa, nhà thờ, thánh thất Việt tại quê hương mới . Vân vân và vân vân.
Ngần ấy cũng khá đủ để nghĩ không có khủng hoảng trí thức, không có hố ngăn cách trẻ già. Cuộc đấu tranh cho tư do dân chủ và nhân quyền: Niềm tin vững chắc; Hy vọng vươn lên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.