SINGAPORE - Hội nghị thượng đỉnh về an ninh châu Á quy tụ gần 20 nước họp 3 ngày tại Singapore trong khi căng thẳng tiếp diễn tại Biển Đông, và thái độ ngang ngược của Bắc Hàn.
Khủng bố cũng là 1 đề tài thảo luận tại hội nghị khai mạc hôm Thứ Sáu.
Hội nghị gọi là “Đối Thoại Shangri-La” quy tụ các bộ trưởng quốc phòng, tư lệnh quân đội, viên chức ngoại giao và học giả trong các thảo luận công khai và kín – ban tổ chức năm nay là International Institute for Strategic Studies (IISS) cũng yêu cầu thảo luận các vấn đề gây ra bởi di trú bất thường, an ninh mạng, đánh cá trái phép và tranh đua quân sự trong vùng.
Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông gây mâu thuẫn với các nước trong vùng và quyền lợi hàng hải của Hoa Kỳ. Chiến hạm Hoa Kỳ mở các hoạt động tuần tra định kỳ tại Biển Đông trong thời gian gần đây bị Trung Quốc lên án là khiêu khích – Hoa Kỳ cũng mở tập trận chung trong vùng trong khi Nhật chuyển huớng để tiếp xúc thân cận hơn với các nước đông nam Á. Philippines kiện Trung Quốc tại toà trọng tài quốc tế The Hague và Beijing khẳng định không công nhận quyết định của toà này.
Trong 1 bài viết trước hội nghị Singapore, giám đốc Tim Huxley phụ trách châu Á của IISS nhận định: hiện có nhiều đồn đoán về các bước kế tiếp của Trung Quốc, nhất là khi toà trọng tài quốc tế sắp ra phán quyết về đơn kiện của Manila.
1 biên bản nghiên cứu của cơ sở IHSs Jane công bố hôm Thứ Năm tiên đoán quân phí trong vùng sẽ tăng 25% giữa 2015 và 2020, đạt mức 533 tỉ MK. Giám đốc IHS Tom Burton viết: trọng tâm của chi tiêu quốc phòng toàn cầu sẽ từ từ chuyển từ các nền kinh tế phát triển của Tây Âu và Bắc Mỹ sang các nền kinh tế đang nổi lên, đặc biệt tại châu Á.
Giám đốc Huxley tin rằng mối đe dọa từ Bắc Hàn không sút giảm chừng nào chế độ Kim kéo dài. Nam Hàn và Hoa Kỳ đang thương luợng về phối trí 1 đơn vị chống phi đạn tại bán đảo Hàn – nhưng, với Beijing, sự hiện diện của 1 đơn vị THAAD tân tiến chống phi đạn là thách thức hệ thống phòng thủ của họ và có thể làm thay đổi cân bằng lực luợng trong vùng.
Trong khi đó một bản tin khác của Đài BBC hôm Thứ Sáu cho biết rằng Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN Ngô Xuân Lịch đã hủy bỏ việc tham dự Đối Thoại Shangri-La mà chỉ cử Thứ Trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh đi dự.
Bản tin BBC viết rằng, “Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch hủy tham gia diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La vào phút chót, hiện chưa rõ lý do.
“Thay vào ông, Thứ trưởng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn Việt Nam và sẽ có bài tham luận vào ngày Chủ nhật 5/6.
“Đây là năm thứ hai Việt Nam cử cấp thứ trưởng tham gia diễn đàn thường niên do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), trụ sở chính tại London, tổ chức.”
Bản tin BBC cho biết TQ cũng chỉ cử một Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội đi dự mà năm nay là tướng Tôn Kiến Quốc.
Bản tin BBC cũng cho biết một chi tiết rất đáng chú ý đó là “vào buổi sáng trước khi Đối thoại Shangri-La mở màn, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter và người đồng nhiệm Singapore Ng Eng Hen đã có chuyến bay thị sát ngoài Biển Đông trên máy bay do thám P8 của Hoa Kỳ.
“Hành động này được cho là nhắm vào Trung Quốc, cũng giống như phép thử nhắm vào Washington mà Bắc Kinh đưa ra ngay trước hội nghị khi tung tin sắp thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.”
Ngoài ra một bản tin khác cho biết 1 đội tàu Trung Quốc gồm 2 chiến hạm và 1 bệnh viện hạm tham gia cuộc tập trận “vòng đai Thái Bình Dương – RIMPAC” do Hoa Kỳ tổ chức, tuy 2 bên căng thẳng về Biển Đông.
Thông cáo từ Bộ quốc phòng Trung Quốc xác nhận tàu của họ tham gia diễn tập bắn đạn thật, chống hải tặc và tìm cứu.
Tại Hoa Kỳ, nghị sĩ John McCain hô hào không cho Trung Quốc tham gia để khẳng định sự không chấp nhận các hành động quân sự hoá của Trung Quốc tại Biển Đông.
Khủng bố cũng là 1 đề tài thảo luận tại hội nghị khai mạc hôm Thứ Sáu.
Hội nghị gọi là “Đối Thoại Shangri-La” quy tụ các bộ trưởng quốc phòng, tư lệnh quân đội, viên chức ngoại giao và học giả trong các thảo luận công khai và kín – ban tổ chức năm nay là International Institute for Strategic Studies (IISS) cũng yêu cầu thảo luận các vấn đề gây ra bởi di trú bất thường, an ninh mạng, đánh cá trái phép và tranh đua quân sự trong vùng.
Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông gây mâu thuẫn với các nước trong vùng và quyền lợi hàng hải của Hoa Kỳ. Chiến hạm Hoa Kỳ mở các hoạt động tuần tra định kỳ tại Biển Đông trong thời gian gần đây bị Trung Quốc lên án là khiêu khích – Hoa Kỳ cũng mở tập trận chung trong vùng trong khi Nhật chuyển huớng để tiếp xúc thân cận hơn với các nước đông nam Á. Philippines kiện Trung Quốc tại toà trọng tài quốc tế The Hague và Beijing khẳng định không công nhận quyết định của toà này.
Trong 1 bài viết trước hội nghị Singapore, giám đốc Tim Huxley phụ trách châu Á của IISS nhận định: hiện có nhiều đồn đoán về các bước kế tiếp của Trung Quốc, nhất là khi toà trọng tài quốc tế sắp ra phán quyết về đơn kiện của Manila.
1 biên bản nghiên cứu của cơ sở IHSs Jane công bố hôm Thứ Năm tiên đoán quân phí trong vùng sẽ tăng 25% giữa 2015 và 2020, đạt mức 533 tỉ MK. Giám đốc IHS Tom Burton viết: trọng tâm của chi tiêu quốc phòng toàn cầu sẽ từ từ chuyển từ các nền kinh tế phát triển của Tây Âu và Bắc Mỹ sang các nền kinh tế đang nổi lên, đặc biệt tại châu Á.
Giám đốc Huxley tin rằng mối đe dọa từ Bắc Hàn không sút giảm chừng nào chế độ Kim kéo dài. Nam Hàn và Hoa Kỳ đang thương luợng về phối trí 1 đơn vị chống phi đạn tại bán đảo Hàn – nhưng, với Beijing, sự hiện diện của 1 đơn vị THAAD tân tiến chống phi đạn là thách thức hệ thống phòng thủ của họ và có thể làm thay đổi cân bằng lực luợng trong vùng.
Trong khi đó một bản tin khác của Đài BBC hôm Thứ Sáu cho biết rằng Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN Ngô Xuân Lịch đã hủy bỏ việc tham dự Đối Thoại Shangri-La mà chỉ cử Thứ Trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh đi dự.
Bản tin BBC viết rằng, “Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch hủy tham gia diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La vào phút chót, hiện chưa rõ lý do.
“Thay vào ông, Thứ trưởng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn Việt Nam và sẽ có bài tham luận vào ngày Chủ nhật 5/6.
“Đây là năm thứ hai Việt Nam cử cấp thứ trưởng tham gia diễn đàn thường niên do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), trụ sở chính tại London, tổ chức.”
Bản tin BBC cho biết TQ cũng chỉ cử một Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội đi dự mà năm nay là tướng Tôn Kiến Quốc.
Bản tin BBC cũng cho biết một chi tiết rất đáng chú ý đó là “vào buổi sáng trước khi Đối thoại Shangri-La mở màn, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter và người đồng nhiệm Singapore Ng Eng Hen đã có chuyến bay thị sát ngoài Biển Đông trên máy bay do thám P8 của Hoa Kỳ.
“Hành động này được cho là nhắm vào Trung Quốc, cũng giống như phép thử nhắm vào Washington mà Bắc Kinh đưa ra ngay trước hội nghị khi tung tin sắp thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.”
Ngoài ra một bản tin khác cho biết 1 đội tàu Trung Quốc gồm 2 chiến hạm và 1 bệnh viện hạm tham gia cuộc tập trận “vòng đai Thái Bình Dương – RIMPAC” do Hoa Kỳ tổ chức, tuy 2 bên căng thẳng về Biển Đông.
Thông cáo từ Bộ quốc phòng Trung Quốc xác nhận tàu của họ tham gia diễn tập bắn đạn thật, chống hải tặc và tìm cứu.
Tại Hoa Kỳ, nghị sĩ John McCain hô hào không cho Trung Quốc tham gia để khẳng định sự không chấp nhận các hành động quân sự hoá của Trung Quốc tại Biển Đông.
Gửi ý kiến của bạn