Hôm nay,  

Châu Á Sợ Toàn Cầu Hóa: Anh Ngữ Xóa Sổ Thổ Ngữ

12/10/200300:00:00(Xem: 4549)
SINGAPORE – Một lục địa có mã ngôn ngữ nhiều đứng hàng thứ ba trên thế giới, nhưng người ta đang ngạc nhiên cho các hệ thống viết và tiếng nói có đủ loại này đang bị soi mòn trước diễn tiến toàn cầu hóa. Đó chỉ là vài lời ta thán của nhà ngôn ngữ học về Á châu.
“Tại vùng Đông Nam Á, để đáp ứng với việc toàn cầu hóa là cần phải có khả năng sinh ngữ, không cần nhiều sinh ngữ cho lắm, chỉ một sinh ngữ Anh là đủ rồi. Tiếng Anh là thứ sinh ngữ then chốt để thành công trong thời đại toàn cầu hóa,” theo lời nói của Tiến sĩ Rujaya Abhakorn, giảng viên về lịch sử Đông Nam Á cho đại học Chiang Mai University tại Thái Lan.
Cần phải biết tiếng Anh để phục vụ cho Đại đế Chinh phục Thuộc địa của Anh quốc, ngày nay tiếng Anh là mũi dùi cho kiến thức kinh tế và internet, có nghĩa là người ta đã biết nó quá nhiều, nó giống y như con khủng long Tyrannosaurus rex, loài vật thời cổ đại đi bằng hai chân chỉ biết ăn thịt, đang nhóp nhép nhai các nền văn hóa và các truyền thống của các dân tộc.
“Hiệu năng đi với Phát triển, Tăng trưởng đi với Vốn dĩ con người (human capital) có gì khác nhau đâu,” theo lời bình phẩm của giáo sư Joseph Lo Bianco, hiệu truởng của Học viện Ngôn ngữ quốc gia và Văn chương tại Uùc. “Việc hiện đại hóa theo toàn cầu hóa đòi hỏi kiến thức phải đặc biệt được tạo trong những cung cách có thể so sánh việc thành hình khác nhau về văn hóa chạy theo ngôn ngữ.”
Ông Abkakorn và ông Lo Bianco là những người tham dự hội nghị tháng này về khuynh hướng phát triển của các ngôn ngữ tại Á châu, hội nghị này do đại học Singapore U. trực thuộc Học viên Nghiên cứu Á châu mở ra. Việc tham luận tập chung vào việc phân loại toàn cầu hóa tại Á châu ngày nay, liệu cái ngôn ngữ chính gốc của một nền kinh tế có đang bị tuyệt diệt trước những ngôn ngữ khác hay không.
Về đại cương, các tham dự viên đã chỉ cho thấy, ngôn ngữ đang bị tuyệt diệt nghiêm trọng nhất là đối với các ngôn ngữ của địa phương, nơi mà việc toàn cầu hoá vô hình chung thăng tiến trong tất cả các lãnh vực kinh tế.
Trên cái nền hay phông như thế, tương lai của các ngôn ngữ như ngôn ngữ Hovongan của sắc dân Kalimantan vùng Trung Bắc tại Nam duơng, và ngôn ngữ Sou của tỉnh Atapeu phía Nam Lào đang bị nguy, mỗi ngôn ngữ này có khoảng 1000 người biết nói, được cơ quan UNESCO xếp vào loại sắp tuyệt diệt.
“Ngôn ngữ của chúng ta đang bị rách tả tơi truớc thế giới,” theo như Goenawan Mohamad đã viết ra. Ông Mohamad này là nhà chủ biên sáng lập ra tạp chí Tempo tại Jakarta.
Ông cho biết: “Ngôn ngữ của chúng ta đã bị lột mất đi hình dạng, mất đi mùi hương, mất đi mầu sắc và mất cả mẫu mực, mất hẳn nét đậm ngay ngắn cũng như nét phóng túng riêng, chúng không còn huyên náo và rung động để sống thực cho chính nó nữa.”
Ngay cả những ngôn ngữ không bị tuyệt diệt cũng đã va chạm với nhau , còn đụng độ với Anh ngữ nữa.
Tiến sĩ Udaya Singh, hiệu truởng của Học viện Trung tâm về Ấn ngữ tại Mysore, Ấn độ đã đưa ra cái nền chính trị về mặt ngôn ngữ có đủ loại tại Ấn độ.
Ông Singh cho biết : “Có khoảng 80 phần trăm dân Ấn độ nói được một hay ngôn ngữ chính khác của dân Ấn , ngôn ngữ Hindi thì có gần 60 phần dân Ấn nói được. Theo lịch sử dài của văn chương, của loại văn phạm tương truyền và di sản súc tích của Ấn độ, thế mà dân Ấn độ vẫn còn dùng tất cả những phương tiện hiện đại để nói chuyện với nhau.”
“Chủ trương song ngữ Anh Ấn tại Ấn độ không phải chỉ vì nguyên do kinh tế , nhưng là vì xung đột. Ngôn ngữ để thông đạt công quyền của Ấn độ là Hindi.
Nhưng ông Singh đã lý giải: “Các cuộc ẩu đả ngấm ngầm thường ngày vẫn xẩy ra, cũng như vụ công khai đấm đá nhau giữa người ủng hộ ngôn ngữ Hindi để chống lại người xử dụng Anh ngữ. Còn những người chỉ biết nói ngôn ngữ riêng của vùng mình lại trông cậy vào Anh ngữ để thay thế các ngôn ngữ Ấn khác trong việc giao dịch với các bang khác tại Ấn độ.”
Toàn cầu hóa cũng đang mang lại những cái gì được gọi là xã hội được McDonald hóa, người ta đều chú trọng vào việcï du nhập các sản phẩm văn hóa như các phim ảnh của Hollywood, các đồ chơi của trẻ con Hoa kỳ, thức ăn nhanh (fast foods) và nhạc “pop” để làm cho mình như làngười của văn minh.
Song ông Anthony Reid, hiệu trưởng Học viện Nghiên cứu Á châu lại nhấn mạnh mặc dầu phương tiện truyền thông đa dạng (media) nằm trong những sức mạnh có tiềm thế để toàn cầu hóa ngày nay, việc truyền thông nhờ phương tiện đa dạng cũng có cái lợi cho quá khứ.

Ông giải thích, ngay bây giờ radio và cassette rẻ rề có thể nâng đỡ ngôn ngữ của các cộng đồng không nói được ngôn ngữ của chính quốc gia mình . Loại cộng đồng này đang nằm trong các quốc gia Á châu như Nam dương, Đông Mã lai, Phi Luật Tân, Miến điện, Ấn độ và Việt Nam.
Ông Reid cho biết: “Radio và cassette đang tiếp nguồn sinh lực và giúp tiêu chuẩn hóa việc diễn đạt bằng lời nói theo ngôn ngữ của các cộng đồng nàyï, chúng còn giúp ngay cả việc diễn đạt bằng chữ viết riêng của các cộng đồng này đang bị mất dần đi. Về khối dân ly tán, ngay cả những người bị cô lập với tiếng nói của họ, họ vẫn có thể nghe được các nhạc điệu truyền thống bằng vài băng cassette được thu với âm thanh nổi.
Về thực tế, ông Lo Bianco có lời bình là các tiến trình truyền đạt mới đã lên cao, làm nối lại các ngôn ngữ được địa phương hóa và ít có ai biết đến như tiếng “okay salem” hay tiếng nói chại giọng như “người mẽo” mà dân Việt miền Nam đã dùng trong cuộc chiến tranh khi những người lính Mỹ còn đóng tại Việt Nam để duy trì một tình trạng cho một sinh thái nào đó, hoặc là để tìm lấy một sự công nhận chính trị nào đó về mặt ngôn ngữ nằm trong những mẫu thức nhân quyền (human-right paradigms).
Việc này cũng đã xẩy ra trong năm 1990 như là một cách tước cuống hay tước cọng làm biến mất hẳn cái di sản ngôn ngữ trên thế giới, chiếm phần lớn trong những vùng của Á châu, theo như ông Bianco cho biết.
Các ngôn ngữ này đang bị nguy kịch cũng như các loại thực vật và động vật sắp tuyệt chủng, ngôn ngữ đang bị tuyệt diệt chỉ xảy ra trong những vùng nhỏ nhít của một quốc gia nào đó. Có hơn 80 phần trăm quốc gia đủ các sinh loại (biological diversity) hiện hữu là những nơi có số ngôn ngữ bị tuyệt diệt lớn nhất.
Việc bảo vệ cần thiết chưa bao giờ bức súc hơn thế - phần lớn các loài thực vật và động vật đang tuyệt chủng là thí du hiện nay, theo người ta được biết có một số dân nào đó, ngôn ngữ của họ đang mất dần như tiếng nói của dân Chàm tại Việt Nam.
Đi song song với việc toàn cầu hóa, giáo sư Chua Beng Hust của trường quốc gia đại học Singapore đã có nhận xét.
Ông cho biết: “ Trong cuộc mua vui, người ta đang nhìn vào cái nỗ lực rất có ý thức của nền công nghiệp đang cho toàn cầu hóa chính bản thân của nó. Tại Đông Á nơi mà Singapore đang đặt nặng vần đề văn hóa vào dân số mà gốc Trung hoa chiếm phần đa số, chúng tôi có cái quan niệm là việc Tây phương hóa hay Hoa kỳ hóa phải được bẻ gẫy.”
Ông Chua cho biết, những người hâm mộ các sản phẩm như là nhạc “pop” của Nhật bản hay các màn hình quảng cáo trên TV của Hàn quốc, họ thích coi các loại này hơn là loại Hollywood vì chúng tàng ẩn nhiều cái đẹp chân chất của dân Á Đông:
“Các bạn không có thể nào trở thành một người da trắng với cái mũi lõ nhờ thẩm mỹ viện hay tóc mầu hung, óng vàng nhờ tẩy và nhuộm, nhưng các bạn có thể tự dọn nhà từ Singapore tới Đài Loan, nơi ngôn ngữ chủ không phải là tiếng Anh mà là những loại âm ngữ Trung hoa như Hải Nam, Quảng động, Triều châu, Phúc kiến hay Hẹ tuỳ theo số những người Hoa của các loại này đã qui tụ với nhau để nói với nhau bằng âm ngữ của họ, có thể trong số này có cái ngôn ngữ mà bạn đã quen với nó. Có phải những chương trình nhạc và trình diễn quảng cáo này là những phản ứng thực sự trước sự toàn cầu hóa hay không " hay là chúng mang tính chất quốc gia "”
Anne Pakir là một nữ giáo sư tại đại học Singapore University đã chỉ cho thấy một phản ứng trước quan điểm được thỏa thuận với nhau về việc toàn cầu hóa : Anh ngữ sắp thành ‘glocal’ (cầu ngữ hay ngôn ngữ toàn cầu; ghép chữ global với chữ local, vừa có tính toàn cầu, vừa có tính địa phương), trở thành cầu ngữ trong khi vẫn duy trì những gốc thuộc địa phương. Nữ giáo sư này đang nhận thấy Anh ngữ cho toàn cầu này như là một thứ ngôn ngữ theo pháp lý quốc tế, nhưng ngôn ngữ này cũng diễn đạt theo những căn cước địa phương (local identities).
Hiện nay dân Á châu nói tiếng Anh nhiều hơn ai hết, các loại tiếng Anh pha Á châu đang tăng lên gấp bội mỗi năm. Đa số người ta vẫn nhìn thấy Anh ngữ đang xâm nhập, một thứ sức mạnh mang theo việc hủy diệt, nhưng có một điều an ủi theo câu tục ngữ của dân Mã lai “Cái miệng bạn là con hổ của bạn”. Còn người Việt Nam có câu “Đã leo lên lưng cọp, khi xuống thấy khó”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.