Năm 2004 đã đến mà không một tiếng vang của khủng bố trên lãnh thổ Hoa Kỳ, chỉ thấy mơ hồ một nhịp điệu êm dịu hơn của quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran, sau trận động đất Giáng Sinh...
Tổ chức al-Qaeda có thể ưa giải pháp khủng bố bằng hàng không hay chính hệ thống tình báo Mỹ bị ám ảnh bởi lối khủng bố bằng phi cơ nên mấy ngày cuối năm làm hành khách nhức tim hoặc bực mình với những báo động liên tục về khủng bố. Kết quả là nhiều chuyến bay của Air France và British Airways từ Mỹ hay tới Mỹ đã bị hủy bỏ trong các ngày giáp Tết dương lịch, với rất ít lời giải thích về nguyên nhân thực.
Tuy nhiên, Tết dương lịch đã đến trong yên bình, ngoài một vụ đánh bom tại Baghdad và một biến động nhỏ tại Basra thuộc Iraq. Trên thế giới, từ Đông Á về đến Hoa Kỳ, khủng bố không thấy ra tay, hoặc không làm được gì đáng kể. Chẳng phải là họ không muốn, có khi vì họ không làm nổi. Đó là một tin mừng đáng kể nhất cho mấy ngày đầu năm 2004.
Đáng kể hơn thế là mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran đang được cải thiện, và cải thiện một cách công khai.
Iran đã qua cuộc “cách mạng Hồi giáo” năm 1979 và cho đến nay vẫn gọi Hoa Kỳ là Great Satan, đứng đầu bọn quỷ dữ, trong khi được George W. Bush liệt kê vào danh sách ba quốc gia trong “Trục tội ác” cùng với Iraq và Bắc Hàn. Iran cũng là xứ Hồi giáo giữa khu vực Ả Rập, một cường quốc cấp vùng ở Trung Đông, đối thủ của cả Iraq lẫn Saudi Arabia. Iran e ngại việc Mỹ tham chiến tại Iraq sẽ làm giảm ảnh hưởng của mình và ngược lại, Iran có thể ảnh hưởng đến tình hình Iraq qua dân Shiite, sắc dân đa số của Iraq có liên hệ chặt chẽ với Iran. Điểm duy nhất Mỹ và Iran đồng ý là phải ổn định Iraq, nếu có thể là nhờ thế lực của các lực lượng Shiite tại Iraq do Tehran chi phối.
Dù còn còn nhiều mâu thuẫn song phương, khi đôi bên có cùng một mục tiêu thì việc nói chuyện phải quấy cũng đã có thể khởi sự, nhưng, một cách thận trọng và nếu có thể thì kín đáo, vì cả Hoa Kỳ lẫn Iran đều phải quan tâm tới phản ứng chống đối trong nội bộ. Dù được dân bầu lên và có muốn cải tổ thật chậm theo đòi hỏi ngày càng mạnh của dân chúng, nhất là giới trẻ và trí thức thì chính quyền của Tổng thống Mohammed Khatami vẫn phải quan tâm đến áp lực rất mạnh của các Giáo chủ đạo Hồi, vốn thù Mỹ và nghi ngờ mọi giải pháp nói chuyện với Hoa Kỳ. Ngược lại, chính quyền Bush cũng phải thuyết phục được thành phần bảo thủ bên trong nội các, xưa nay vẫn coi Iran là một xứ độc tài mù quáng. Đấy là chưa kể tới phản ứng của Do Thái và cả Saudi Arabia nếu việc bình thường hóa quan hệ giữa đôi bên gây bất lợi cho họ.
Trận động đất tại Iran vào mùa Giáng Sinh đã gây tổn thất lớn hơn mọi dự đoán, với số nạn nhân có thể lên tới 50.000 thay vì 20.000 như được loan báo ban đầu, và là cơ hội cho hai bên công khai hóa việc đối thoại. Mỹ đã gửi phẩm vật cứu trợ qua Iran bằng máy bay quân sự và Tehran cố bình thường hóa việc này bằng lời tuyên bố: “sẵn sàng nhận sự cứu trợ của mọi nơi, kể cả từ Hoa Kỳ”. Thủ thuật ngoại giao ở đây là phân biệt “nhân dân” và “chính quyền”, chẳng lẽ nhân dân Mỹ muốn giúp nhân dân Iran mà lại từ chối"
Nhưng, Mỹ đã tiến xa hơn khi chính quyền Bush quyết định tạm giải tỏa trong 90 ngày việc phong tỏa các trương mục tài sản của Iran tại Mỹ (sau vụ “cách mạng” 1979 và vụ Iran bắt giữ con tin của Mỹ trong hơn một năm trời) để chuyển ngân tiền cứu trợ nhân đạo cho Iran. Chung quanh chính quyền Khatami đã thấy có lời tuyên bố rằng quyết định đó của Hoa Kỳ là một điều tích cực.
Từ đấy, người ta còn phải thẩm xét một vài chỉ dấu cải thiện khác trong những ngày tới.
Iran muốn chính quyền Mỹ dẫn độ các thành viên của tổ chức Mujahedin al-Khalk, một tổ chức chống Iran được chế độ Saddam Hussein yểm trợ trước đây. Ngược lại, Mỹ đòi Iran phải trao trả các thành viên của al-Qaeda hiện do chính quyền Tehran bắt giữ. Hai bên có thể tiến tới thỏa thuận đó, một cách kín đáo hay công khai, ta chưa biết, nhưng đấy là một trắc nghiệm về khả năng hợp tác đôi bên, dưới áp lực chống đối của nhiều thành phần khác trong nội bộ.
Sau khi Iran đồng ý cho Liên hiệp Âu châu rồi cơ quan Nguyên tử lực cuộc của Liên hiệp quốc vào khám xét kế hoạch chế tạo võ khí nguyên tử và nay đã có đối thoại với Hoa Kỳ, người ta cho rằng chính quyền Mỹ đã tiến được bước khá xa trong việc cải thiện quan hệ với Iran và nhờ đó có điều kiện ổn định tình hình Iraq lẫn toàn vùng Trung Đông. (Xin đọc lại “Động đất và Ngoại giao” ngày 27 tháng 12, 2003 và “Bush vào Iran”, ngày 20 tháng Chín, 2003, cũng trên trang này).
Như vậy, trong mấy tuần cuối năm, cuộc tổng phản công của chính quyền Bush tại Trung Đông đã có kết quả khá ngoạn mục nhờ yếu tố Iran:
Tại Syria, sau khi Mỹ mở chiến dịch Iraq, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã tưởng Mỹ sẽ bị sa lầy tại đấy nên cho các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan xâm nhập Iraq để tấn công Hoa Kỳ. Syria tin là giải pháp phiêu lưu này có cơ thành công nhờ sự liên hợp với đồng minh trong vùng là Iran. Với Iran nay đã đối thoại với Mỹ, Syria bị cô lập, chính quyền al-Assad mất điểm tựa, lãnh đạo có khi bị lật đổ và cả phe Palestine tại Do Thái cũng mất một hậu phương cố hữu là xứ Syria. Tình hình Syria vì vậy có thể sẽ thay đổi và Syria sẽ xuống giọng rất nhiều.
Bấp bênh hơn Syria là tình hình Saudi Arabia. Xứ này lầm tưởng rằng Mỹ vẫn cần mình để giữ gìn an ninh tại vùng Vịnh Ba Tư nên cứ đi nước đôi, vừa hợp tác với Mỹ vừa yểm trợ khủng bố. Giờ đây, Saudi bị khủng bố tấn công và Mỹ lại có đòn bẩy khác là Iran nên sẽ không để bị bắt bí như trước. Hòa giải giữa Iran và Mỹ là tổn thất lớn cho chính quyền Saudi trong khi xứ này sẽ còn gặp sự phá hoại trong thế tuyệt vọng của al-Qaeda.
Tại Iraq, các lãnh tụ sắc dân Sunni cũng bị lạc hướng vì lầm tưởng là nếu hợp tác với Mỹ thì mình sẽ bị du kích chống Mỹ tấn công nên giữ thái độ bất hợp tác với Liên quân để củng cố tư thế của mình. Tư thế đó nay bị bào mỏng, quân du kích không làm chủ được tình hình Iraq và qua Iran, Hoa Kỳ lại bắc cầu nói chuyện với các lãnh tụ Shiite cho một giải pháp chính trị cho Iraq, trong đó, vai trò và ảnh hưởng Sunnite sẽ bị giảm. Liệu họ còn kịp xoay chuyển lập trường hay không, ta sẽ biết trong những ngày tới.
Khi đã củng cố được ảnh hưởng trong vùng, với biến cố đáng kể là sự hợp tác của Lybia, Hoa Kỳ có thể tập trung chú ý vào vùng đất nguy hiểm nhất, hang ổ của al-Qaeda, là biên giới giữa Pakistan và Afghanistan. Xưa kia, Iran muốn gieo ảnh hưởng tại Afghanistan từ phía Tây, như Paskistan muốn làm từ phía Đông và ngày nay, mục tiêu đó cũng không đi ngược với quyền lợi Hoa Kỳ, khi Mỹ sẽ tiến xa hơn vào vùng biên giới Tây-Bắc của Pakistan với Afghanistan nhằm triệt hạ cho hết các căn cứ của al-Qaeda. Với chiều hướng hòa giải cùng Iran, Hoa Kỳ sẽ thực hiện việc này nay mai hay chính quyền Bush sẽ đợi xong bầu cử thì chúng ta chưa biết.
Dù sao, việc Mỹ cải thiện quan hệ với Iran là một biến cố đáng kể cho cả năm, vì sẽ làm thay đổi cục diện chống khủng nố lẫn đại thế chính trị trong một khu vực trải rộng từ Địa Trung Hải đến Ấn Độ Dương, từ Trung Đông đến Trung Á. Vì vậy, chúng ta nên theo dõi những bước luân vũ giữa hai bên, trên nhịp điệu “tình trong như đã mặt ngoài còn e”...
Tổ chức al-Qaeda có thể ưa giải pháp khủng bố bằng hàng không hay chính hệ thống tình báo Mỹ bị ám ảnh bởi lối khủng bố bằng phi cơ nên mấy ngày cuối năm làm hành khách nhức tim hoặc bực mình với những báo động liên tục về khủng bố. Kết quả là nhiều chuyến bay của Air France và British Airways từ Mỹ hay tới Mỹ đã bị hủy bỏ trong các ngày giáp Tết dương lịch, với rất ít lời giải thích về nguyên nhân thực.
Tuy nhiên, Tết dương lịch đã đến trong yên bình, ngoài một vụ đánh bom tại Baghdad và một biến động nhỏ tại Basra thuộc Iraq. Trên thế giới, từ Đông Á về đến Hoa Kỳ, khủng bố không thấy ra tay, hoặc không làm được gì đáng kể. Chẳng phải là họ không muốn, có khi vì họ không làm nổi. Đó là một tin mừng đáng kể nhất cho mấy ngày đầu năm 2004.
Đáng kể hơn thế là mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran đang được cải thiện, và cải thiện một cách công khai.
Iran đã qua cuộc “cách mạng Hồi giáo” năm 1979 và cho đến nay vẫn gọi Hoa Kỳ là Great Satan, đứng đầu bọn quỷ dữ, trong khi được George W. Bush liệt kê vào danh sách ba quốc gia trong “Trục tội ác” cùng với Iraq và Bắc Hàn. Iran cũng là xứ Hồi giáo giữa khu vực Ả Rập, một cường quốc cấp vùng ở Trung Đông, đối thủ của cả Iraq lẫn Saudi Arabia. Iran e ngại việc Mỹ tham chiến tại Iraq sẽ làm giảm ảnh hưởng của mình và ngược lại, Iran có thể ảnh hưởng đến tình hình Iraq qua dân Shiite, sắc dân đa số của Iraq có liên hệ chặt chẽ với Iran. Điểm duy nhất Mỹ và Iran đồng ý là phải ổn định Iraq, nếu có thể là nhờ thế lực của các lực lượng Shiite tại Iraq do Tehran chi phối.
Dù còn còn nhiều mâu thuẫn song phương, khi đôi bên có cùng một mục tiêu thì việc nói chuyện phải quấy cũng đã có thể khởi sự, nhưng, một cách thận trọng và nếu có thể thì kín đáo, vì cả Hoa Kỳ lẫn Iran đều phải quan tâm tới phản ứng chống đối trong nội bộ. Dù được dân bầu lên và có muốn cải tổ thật chậm theo đòi hỏi ngày càng mạnh của dân chúng, nhất là giới trẻ và trí thức thì chính quyền của Tổng thống Mohammed Khatami vẫn phải quan tâm đến áp lực rất mạnh của các Giáo chủ đạo Hồi, vốn thù Mỹ và nghi ngờ mọi giải pháp nói chuyện với Hoa Kỳ. Ngược lại, chính quyền Bush cũng phải thuyết phục được thành phần bảo thủ bên trong nội các, xưa nay vẫn coi Iran là một xứ độc tài mù quáng. Đấy là chưa kể tới phản ứng của Do Thái và cả Saudi Arabia nếu việc bình thường hóa quan hệ giữa đôi bên gây bất lợi cho họ.
Trận động đất tại Iran vào mùa Giáng Sinh đã gây tổn thất lớn hơn mọi dự đoán, với số nạn nhân có thể lên tới 50.000 thay vì 20.000 như được loan báo ban đầu, và là cơ hội cho hai bên công khai hóa việc đối thoại. Mỹ đã gửi phẩm vật cứu trợ qua Iran bằng máy bay quân sự và Tehran cố bình thường hóa việc này bằng lời tuyên bố: “sẵn sàng nhận sự cứu trợ của mọi nơi, kể cả từ Hoa Kỳ”. Thủ thuật ngoại giao ở đây là phân biệt “nhân dân” và “chính quyền”, chẳng lẽ nhân dân Mỹ muốn giúp nhân dân Iran mà lại từ chối"
Nhưng, Mỹ đã tiến xa hơn khi chính quyền Bush quyết định tạm giải tỏa trong 90 ngày việc phong tỏa các trương mục tài sản của Iran tại Mỹ (sau vụ “cách mạng” 1979 và vụ Iran bắt giữ con tin của Mỹ trong hơn một năm trời) để chuyển ngân tiền cứu trợ nhân đạo cho Iran. Chung quanh chính quyền Khatami đã thấy có lời tuyên bố rằng quyết định đó của Hoa Kỳ là một điều tích cực.
Từ đấy, người ta còn phải thẩm xét một vài chỉ dấu cải thiện khác trong những ngày tới.
Iran muốn chính quyền Mỹ dẫn độ các thành viên của tổ chức Mujahedin al-Khalk, một tổ chức chống Iran được chế độ Saddam Hussein yểm trợ trước đây. Ngược lại, Mỹ đòi Iran phải trao trả các thành viên của al-Qaeda hiện do chính quyền Tehran bắt giữ. Hai bên có thể tiến tới thỏa thuận đó, một cách kín đáo hay công khai, ta chưa biết, nhưng đấy là một trắc nghiệm về khả năng hợp tác đôi bên, dưới áp lực chống đối của nhiều thành phần khác trong nội bộ.
Sau khi Iran đồng ý cho Liên hiệp Âu châu rồi cơ quan Nguyên tử lực cuộc của Liên hiệp quốc vào khám xét kế hoạch chế tạo võ khí nguyên tử và nay đã có đối thoại với Hoa Kỳ, người ta cho rằng chính quyền Mỹ đã tiến được bước khá xa trong việc cải thiện quan hệ với Iran và nhờ đó có điều kiện ổn định tình hình Iraq lẫn toàn vùng Trung Đông. (Xin đọc lại “Động đất và Ngoại giao” ngày 27 tháng 12, 2003 và “Bush vào Iran”, ngày 20 tháng Chín, 2003, cũng trên trang này).
Như vậy, trong mấy tuần cuối năm, cuộc tổng phản công của chính quyền Bush tại Trung Đông đã có kết quả khá ngoạn mục nhờ yếu tố Iran:
Tại Syria, sau khi Mỹ mở chiến dịch Iraq, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã tưởng Mỹ sẽ bị sa lầy tại đấy nên cho các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan xâm nhập Iraq để tấn công Hoa Kỳ. Syria tin là giải pháp phiêu lưu này có cơ thành công nhờ sự liên hợp với đồng minh trong vùng là Iran. Với Iran nay đã đối thoại với Mỹ, Syria bị cô lập, chính quyền al-Assad mất điểm tựa, lãnh đạo có khi bị lật đổ và cả phe Palestine tại Do Thái cũng mất một hậu phương cố hữu là xứ Syria. Tình hình Syria vì vậy có thể sẽ thay đổi và Syria sẽ xuống giọng rất nhiều.
Bấp bênh hơn Syria là tình hình Saudi Arabia. Xứ này lầm tưởng rằng Mỹ vẫn cần mình để giữ gìn an ninh tại vùng Vịnh Ba Tư nên cứ đi nước đôi, vừa hợp tác với Mỹ vừa yểm trợ khủng bố. Giờ đây, Saudi bị khủng bố tấn công và Mỹ lại có đòn bẩy khác là Iran nên sẽ không để bị bắt bí như trước. Hòa giải giữa Iran và Mỹ là tổn thất lớn cho chính quyền Saudi trong khi xứ này sẽ còn gặp sự phá hoại trong thế tuyệt vọng của al-Qaeda.
Tại Iraq, các lãnh tụ sắc dân Sunni cũng bị lạc hướng vì lầm tưởng là nếu hợp tác với Mỹ thì mình sẽ bị du kích chống Mỹ tấn công nên giữ thái độ bất hợp tác với Liên quân để củng cố tư thế của mình. Tư thế đó nay bị bào mỏng, quân du kích không làm chủ được tình hình Iraq và qua Iran, Hoa Kỳ lại bắc cầu nói chuyện với các lãnh tụ Shiite cho một giải pháp chính trị cho Iraq, trong đó, vai trò và ảnh hưởng Sunnite sẽ bị giảm. Liệu họ còn kịp xoay chuyển lập trường hay không, ta sẽ biết trong những ngày tới.
Khi đã củng cố được ảnh hưởng trong vùng, với biến cố đáng kể là sự hợp tác của Lybia, Hoa Kỳ có thể tập trung chú ý vào vùng đất nguy hiểm nhất, hang ổ của al-Qaeda, là biên giới giữa Pakistan và Afghanistan. Xưa kia, Iran muốn gieo ảnh hưởng tại Afghanistan từ phía Tây, như Paskistan muốn làm từ phía Đông và ngày nay, mục tiêu đó cũng không đi ngược với quyền lợi Hoa Kỳ, khi Mỹ sẽ tiến xa hơn vào vùng biên giới Tây-Bắc của Pakistan với Afghanistan nhằm triệt hạ cho hết các căn cứ của al-Qaeda. Với chiều hướng hòa giải cùng Iran, Hoa Kỳ sẽ thực hiện việc này nay mai hay chính quyền Bush sẽ đợi xong bầu cử thì chúng ta chưa biết.
Dù sao, việc Mỹ cải thiện quan hệ với Iran là một biến cố đáng kể cho cả năm, vì sẽ làm thay đổi cục diện chống khủng nố lẫn đại thế chính trị trong một khu vực trải rộng từ Địa Trung Hải đến Ấn Độ Dương, từ Trung Đông đến Trung Á. Vì vậy, chúng ta nên theo dõi những bước luân vũ giữa hai bên, trên nhịp điệu “tình trong như đã mặt ngoài còn e”...
Gửi ý kiến của bạn