Trương Minh Hòa - WA
Xin được gởi tới các vị giáo viên đã, sắp về VN tu nghiệp một câu chuyện nhỏ xảy ra vào Đệ II thế chiến. Hy vọng qua đó được quý vị nghĩ tới lòng tự trọng. Số là trên một chuyến xe lửa ở Âu Châu có một em bé người Ý ngồi cạnh là một ông người Anh, ông này hay trêu chọc, nói xấu về dân Ý. Vì vậy khi ông ta cho em bé mẩu bánh mì, dù em bé chỉ độ 10 tuổi và bụng đói cồn cào nhưng có lòng tự trọng, em nhất định không nhận mẩu bánh mì từ tay kẻ nói xấu dân tộc mình. Thưa quý vị, “chính trị” là cái gì bao quát, ảnh hưởng tất cả sinh hoạt xã hội, quốc gia, quốc tế. Nếu có ai từng là học trò của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, hẳn không quên ông đưa định nghĩa chính trị của giáo sư Maurice du Berger thuộc Đại học Sorbone của Pháp rằng: “Chính trị là ông thần hai mặt”. Cho nên việc biện minh của bà Jessy Tu cho việc về VN tu nghiệp trong nền giáo dục “Đảng dạy dân nghe” qua câu “there are no political motives involves” là điều cần coi lại. Đằng sau cái tu nghiệp có vẻ giáo dục ấy phải có chính trị hỗ trợ, nhất là đảng CSVN đang tấn công người Việt hải ngoại về nhiều mặt, trong đó có văn hóa vận. Người CS không bao giờ bỏ lỡ thời cơ đầu độc thế hệ trẻ theo kế hoạch “trăm năm trồng người”. Nền giáo dục các nước tự do hướng học trò tinh thần dân chủ, nhân bản. Giáo dục CS hướng thế hệ trẻ vào việc phục vụ Đảng. Do đó, việc về VN tu nghiệp cũng mang động cơ chính trị, do Bộ Giáo dục Úc tài trợ từ tiền thuế của dân (trong đó có phụ huynh học sinh) và khi về VN quý vị chỉ học theo những gì Đảng CS dạy theo “giáo án”, tạo nhịp cầu “giao lưu” văn hóa từ cộng đồng tÿ nạn đến bộ giáo dục nhà nước CS; cũng có liên quan mật thiết đến chính trị. Như vậy Jessy Tu có gì bảo đảm việc về nước tu nghiệp là “phi chính trị”"
Trong nước, hễ ai lên tiếng đòi tự do, dân chủ là bị Đảng chụp mũ phản động, gián điệp như trường hợp bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Chí Quang, nhà báo Nguyễn Vũ Bình... Tại hải ngoại, những người bảo vệ lập trường tÿ nạn chính trị, quyết tâm đấu tranh đòi nhân quyền, vạch rõ những thủ đoạn gian manh của CS trong các sách lược “kiều, văn hóa vận”, họ là những người đáng kính, nên không nên dùng câu “chống Cộng cực đoan” để chụp mũ. Vì “cực đoan” có ý xấu, nghĩa là cái gì cũng chống điên cuồng. Đó cũng là từ ngữ khiếm nhã đối với người quốc gia chân chính, xin quý vị cẩn ngôn, kẻo vô tình lọt vào bẫy chụp mũ của CS, hóa ra vì “miếng ăn tồi tàn mà bôi lọ mặt người khác” để bảo vệ nồi cơm của mình... là không nên. Nhất là những người mang trách nhiệm dạy thế hệ trẻ về văn chương, đạo đức làm người. Một tư tưởng gia cổ Trung Hoa có câu: “Làm thầy thuốc sai lầm chỉ giết có một người, làm chính trị sai lầm giết một thế hệ và làm thầy giáo sai lầm thì giết nhiều thế hệ”.
Trong một nước dân chủ như nước Úc, mọi người dân có quyền bày tỏ lập trường, nguyện vọng. Vì quyền lợi con cháu mình, xin đề nghị quý vị phụ huynh hành động bằng hình thức ôn hòa như: nhiều người nộp đơn lên trường (gởi hiệu trưởng) để chuyển tới bộ trưởng giáo dục yêu cầu, không muốn con cháu mình được học tiếng Việt với thầy cô nào về VN tu nghiệp. Dĩ nhiên khi có nhiều đơn chống đối như thế, giới chức chính phủ phải lưu tâm, chẳng hạn như ban quản trị SBS TV phải lắng nghe hằng chục ngàn người biểu tình chống “thời sự” của Việt cộng. Thầy giáo bảo vệ nồi cơm, thì làm bậc cha mẹ cũng phải biết cách “bảo vệ con cái mình để khỏi bị đầu độc bởi các loại giáo án do Đảng sáng tạo, được tuyên truyền qua các vị thầy cô tu nghiệp”.
*
Tôi hoàn toàn không đồng ý với K.N.
Nguyễn Trần - SVVN Du học
Đáng lý ra tôi phải dùng thêm hai chữ nhà giáo K.N để ít nhất nói lên tinh thần tôn sư trọng đạo vì người Việt ta có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Tuy nhiên, là du học sinh tôi chưa học của ông/bà K.N một chữ nào (nhưng đây chưa phải là lý do chính để tôi khước từ danh xưng nhà giáo của K.N), hơn nữa trong bài viết của K.N thể hiện nhiều quan điểm làm cho tôi cảm thấy K.N chưa đáng làm học trò của thầy Chu Văn An ngày xưa, do đó, không có gì là ngạc nhiên nếu tôi khước từ danh xưng nhà giáo của K.N.
Khi đọc bài viết của K.N, tôi cảm tưởng rằng K.N rất còn kiêu ngạo (mà tư cách nhà giáo không cho phép họ kiêu ngạo) khi K.N thích dùng chữ “chuyên môn” để nhìn người khác dưới con mắt “chuyên môn của K.N” rồi coi thường họ không biết ất giáp gì đến chuyên môn" K.N đã viết “trước đây, chừng 6, 7 năm khi các đồng nghiệp của chúng tôi về, một số ít cũng đã phản đối, tuy nhiên đây là vấn đề riêng của Bộ Giáo Dục, không ăn nhằm gì đến các vị không hiểu về chuyên môn của ngành và nguyên tắc làm việc của Bộ Giáo Dục”. Tôi phải gạch đít mấy chữ của K.N để bàn thêm một số điều. Tôi hoàn toàn không hiểu K.N muốn diễn đạt thuật ngữ “chuyên môn” ở đây là gì. Chuyên môn của ngành sư phạm hay chuyên môn về bộ môn TIẾNG VIỆT.
Nếu là chuyên môn của ngành dạy sư phạm thì tôi yêu cầu K.N đệ trình đến Bộ Giáo Dục rằng đây không phải là vấn đề riêng của quý ngài, đây là vấn đề chung của cộng đồng người Việt hải ngoại. Rõ ràng, trong thời gian gần đây, báo chí trong và ngoài nước đã phản ảnh đến phương pháp sư phạm trong nước. Nếu như “một số ít” các thầy cô chia phe chia cánh để chia chác quyền lợi và quyền lực cũng như dùng bạo lực để dạy các học trò trẻ thơ chưa đủ dữ liệu chứng minh thực trạng giáo dục trong nước, thì xin K.N hãy để ý đến chính sách và hiệu quả thực nghiệm qua các chương trình cải cách giáo dục. Tại sao các ông trong bộ giáo dục trong nước hết thay đổi chính sách này đến chính sách nọ mà chẳng có hiệu quả nâng cao trí tuệ học sinh. Bằng chứng là biết bao nhiêu học sinh đạt điểm 0 trong kỳ tuyển sinh và đại học cao đẳng kỳ vừa qua. Đó là chưa kể đến vấn đề nâng điểm chạy theo thành tích, vấn đề chạy trường, chạy lớp, chạy điểm hiện là những vấn đề nhức nhối ở VN. Ngoài ra, vấn đề “ông nói gà bà nói vịt” trong việc soạn thảo sách giáo khoa là những lỗi khá thường tình ở Bộ Giáo Dục nước ta thì thử hỏi liệu VN có là nơi Đào Tạo chất lượng cho các thầy cô bên này về tu nghiệp. Vì BGD ở Úc xem đó là vấn đề riêng nên không hiểu, do đó nên yêu cầu BGD Úc bàn thảo thêm với giới hiểu biết để đem chất lượng giáo dục cao hơn. Nhưng đã nói đến vấn đề chuyên môn sư phạm thì rõ ràng các trường đại học ở Úc ít ra cũng có chất lượng cao hơn VN nhiều. Do đó, yêu cầu K.N và các thầy cô muốn tu nghiệp nên đăng ký vào các phân khoa giáo dục ở các trường như Sydney University hay University of NSW để nâng cao khả năng chuyên môn về ngành sư phạm. Bởi các trường này đều có các nghiên cứu hàng năm về cách giảng dạy và hiệu quả thực nghiệm. Ít ra, vấn đề tâm sinh lý đi đôi với vấn đề nhân quyền của con người được coi trọng nên chất lượng về chuyên môn sư phạm không đến nỗi tệ, khỏi cần về VN cho tốn tiền và học thêm những điều dối trá, bạo lực.
Đó là vấn đề chuyên môn về sư phạm. Riêng về vấn đề chuyên môn về bộ môn tiếng Việt. Như trên tôi đã trình bày về hiện tượng “không nhất quán” trong việc soạn thảo sách giáo khoa các các vị giáo sư tiến sĩ (hay thêm mấy vị phó tiến sĩ nữa") đã ít nhiều làm cho phụ huynh có quyền thắc mắc đến chuyện dạy và học chứ. Rồi chất lượng thi cử vừa qua ở trong nước lại thêm bằng chứng mạnh để nghi vấn chất lượng dạy và học ở VN. Việc các ông phó tiến sĩ được nâng bậc thành tiến sĩ cũng là một câu hỏi khác trong vấn đề giáo dục ở VN. Đi sâu vấn đề thì có lẽ các thầy muốn về VN để tu nghiệp là để trau dồi thêm ngôn ngữ mẹ đẻ là đúng ý chuyên môn của K.N. Có đoạn K.N đã viết “Chuyện về VN tu nghiệp là hoàn toàn hợp lý, ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, nhưng tiếng Việt chúng ta sử dụng ở nước ngoài bị Tây, Mỹ hoá rất nhiều, nếu chúng ta không chấn chỉnh thì chỉ chừng 5, 7 năm nữa những thế hệ VN ở nước ngoài nói tiếng Việt với người trong nước chắc phải cần một người thông dịch từ tiếng Việt ra tiếng Việt, khi đó quý vị nghĩ như thế nào"” K.N nói rằng việc về VN tu nghiệp là hợp lý vì do ngôn ngữ thay đổi. Chỉ vì bám víu vào luận điểm này nên K.N đã bỏ qua nhiều yếu tố khác để chứng minh chuyện về VN tu nghiệp là hợp lý. Các yếu tố đó phải kể thêm là chất lượng, môi trường, và vai trò của người giáo dục. Tuy nhiên, những điều này đã đề cập khá nhiều rồi. Tôi xoáy sâu vào trọng tâm lời viết của K.N ở trên. Rõ ràng tôi hoàn toàn đồng ý ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, nhưng lợi dụng ý tưởng này để che đậy cho mục đích về VN miễn phí là một điều không hay. Nếu nói TV ở nước ngoài bị Tây, Mỹ hoá cũng cần phải xem xét lại. Phải chứng minh bằng kết quả thực nghiệm qua sách, đài, báo chí. Nếu công bằng mà nói, chính ở trong nước mới bị Tây, Mỹ hoá nhiều hơn vì tâm lý ưa chơi nổi ở VN. Thích xài tiếng Tây, tiếng Anh nên hay chêm vào các chữ ngoại quốc. Khi chêm thì phát âm không đúng nên khi viết viết theo cái âm mà mình phát ra, thành ra tạo nên một thứ ngôn ngữ quái thai. [... ...]
Riêng vấn đề 5, 7 năm nữa cần người thông dịch vì do hiện tượng văn hoá ngôn ngữ hiện giờ. Chắc tôi phải chờ đến thời gian như vậy, rồi làm một chuyến về VN để thử xem mình có cần một người thông dịch trong gia đình và địa phương mình không. Nếu học để giao tiếp căn bản thì những câu nói thuần tuý tiếng Việt, không chêm tiếng Anh, tiếng Tây dưới dạng hình thức nào, thì người đối diện dư sức hiểu mình muốn nói điều gì.[... ...]
Còn như các vị sợ “Nếu chúng ta không đi thì quỹ dành riêng cho việc tu nghiệp môn tiếng Việt sẽ bị cắt và như thế sau này có thể không còn nữa”. Tại sao quý vị thích đi tu nghiệp lo sợ vớ vẩn vậy. Tại sao quý vị không đề đạt đến một giải pháp khác vừa nâng cao chất lượng giảng dạy, vừa giữ được quỹ tu nghiệp hàng năm. Tu nghiệp không có nghĩa về VN. Tu nghiệp có nghĩa là học thêm để nâng cao khả năng chuyên môn của mình ở bất cứ viện đại học, hay cơ sở giáo dục, hay quốc gia nào có khả năng thoả mãn yếu tố chuyên môn và chất lượng.
Cuối đoạn thư của ông/bà, K.N đã viết “mọi người đi làm việc, ai cũng có những ngày holiday nghỉ ngơi thoải mái, nhưng vì vấn đề chuyên môn chúng tôi đã phải hy sinh thời gian của chúng tôi để trau dồi thêm chuyên môn, quý vị đã lầm to khi lên tiếng không đúng lúc”. Tôi không hiểu K.N có phải là nhà giáo dục hay không" Nhưng theo tôi biết, mỗi năm, các thầy cô đều có tiêu chuẩn nghỉ lễ đầy đủ, cũng ít nhất bốn tuần như mọi người khác. Làm sao mấy ông thuộc BGD dám ăn chặn chuyện nghĩ lễ/nghỉ phép của quý vị cho cái việc tu nghiệp đó. Mà cũng thấy đó, cái từ holiday được K.N dùng nguyên trạng. Ai bị Tây hoá, Mỹ hoá chưa biết đã thấy nhà giáo K.N bị Anh hoá rồi. Nếu dùng nghỉ lễ/nghỉ phép cho holiday không được thì dùng nghỉ hè hay nghỉ giữa học kỳ gì đó. [... ...]
Để kết thúc thư, xin toà soạn cho tôi trình bày vài điểm sau đây. Vì tôi là du học sinh phải sẽ trở về nước làm việc nên tôi “không dám” công khai tên tuổi của tôi. Vì hơn mười hai năm học dưới “mái trường XHCN”, kinh nghiệm dạy tôi muốn yên thân thì phải câm mồm. Tôi câm mồm không được nên phải học thói dối lừa của cộng sản để bày tỏ ấm ức trong lòng. Do đó, tôi ký tên dưới đây không phải là tên thiệt của mình. Nhưng ý kiến của tôi là ý kiến để chuyển đến quý vị tu nghiệp những thực tế cần phải hiểu. Tôi hy vọng ngày nào đó không xa, đất nước chúng ta sẽ là một nước pháp trị, tư pháp, hành pháp, lập pháp độc lập với nhau, không bị chi phối bởi đảng phái nào, ngôn luận được tự do, nhân quyền, dân chủ được coi trọng, thì lúc đó, tôi không phải sợ khi đóng góp ý kiến của mình.
Có lẽ bài viết của tôi khi lên trang báo thì vị K.N đã ở VN, do đó, khi vị K.N trở lại Úc thì xin toà soạn photo một bản chuyển tận tay vị thầy này để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của chúng tôi. - Thôi thư đã dài, tôi xin dừng. - Nguyễn Trần
*
Xin biểu dương công lao...
Trương Minh Hòa
Qua lá thư của một số vị, tôi phải thừa nhận là qúy vị cơ quan truyền thông Việt ngữ tại Úc nên cố gắng tránh dùng những từ ngữ của Vẹm. Về đài SBS Radio tôi phải thừa nhận là có hữu ích nhiều lắm cho CĐ. Nhưng về cái khoản dùng từ ngữ của Vẹm thì tôi thấy qúy vị dùng hơi nhiều. Tôi xin được mượn một số từ ngữ Vẹm mà quý vị hay dùng: “Người Việt tÿ nạn Úc châu cực kỳ hồ hởi phấn khởi sau khi SBS TV ngưng phát hình “Thời sự” của Cộng sản Việt Nam. Trong đó có sự đóng góp tích cực đã được phát hiện trên cơ sở, cơ bản đóng góp cho tình huống khẩn trương qua những sự cố mà thời thượng đã được động viên, hội ý của cộng đồng, sau nhiều lần quan hệ mà không đạt được chất lượng theo mục đích yêu cầu, cho nên đưa đến việc biểu tình với hơn 12 ngàn người ở Sydney, 5 ngàn ở Melbourne vừa qua. Đây là sự cứu hộ mà toàn dân đều nhất trí để đạt tới chất lượng công tác qua chất liệu cơ bản đã được hội ý qua nhiều lần tham quan của ban chấp hành cộng đồng NVTD/UC đến ban quản trị SBSTV. Chiến thắng vẻ vang này được dựa vào tinh thần đấu tranh đặt trên cơ sở của chế độ luật pháp, là mặt mạnh của cộng đồng trong việc phát huy cơ bản của chế độ dân chủ. Nhiều hộ trong cộng đồng đã bỏ cả việc làm để tham gia biểu tình, xin được biểu dương công lao vĩ đại đã là mũi nhọn xung kích khiến ban quản trị SBSTV phải cho ngưng trình chiếu vào ngày 8/11/03. Báo cáo thành quả công tác chất lượng trong mọi tình huống cực kỳ khó khăn vừa qua nhưng cộng đồng đã đạt được.” - Rất mong quý vị thông cảm cho sự thẳng thắn của tôi, và nên tránh những từ ngữ của Vẹm thì tôi đội ơn quý vị lắm.
*
Lý Do Viện Dẫn Giáo Viên Về VN tu nghiệp không chính đáng
Phan Tấn Bình - Sydney
Trên Sài Gòn Times số ra ngày 1-1-2004 có hai độc giả lên tiếng bênh vực hành động của họ về Việt Nam tu nghiệp. Một độc giả không cho biết tên, được Sài Gòn Times đặt cho tựa đề là “Giáo chức Việt ngữ tại Úc”. Để tiện gọi, xin mạn phép đặt tên cho độc giả này là độc giả X. Một độc giả khác ký tên là K.N. Giáo viên dạy Việt ngữ. Tôi xin có ý kiến về những gì hai độc giả này đã nêu lên. Trước hết, tôi có vài nhận xét về thái độ của hai độc giả này. Qua những ý kiến họ trình bày, ai cũng biết họ là những giáo viên sắp về Việt Nam tu nghiệp. Nhưng tại sao họ lại giấu tên" Nếu việc làm chính đáng , ngay thẳng thì cứ cho phụ huynh chúng tôi biết tên, biết cả trường họ đang dạy nữa thì càng tốt, chứ có gì phải giấu"
Qua những ý kiến của họ, tôi có nhận xét là họ có thái độ khinh thường phụ huynh chúng tôi. Độc giả X. viết: Nếu quí vị có giỏi thì nên phản đối thẳng với bộ giáo dục tiếu bang, liên bang..." . Còn độc giả K.N. viết: “...Đây là vấn đề riêng của bộ giáo dục, không ăn nhằm gì đến các vị không hiểu về chuyên môn của ngành và nguyên tắc làm việc của bộ giáo dục.” Chúng tôi hiểu rằng giáo viên X. cho rằng phụ huynh chúng tôi sợ, không dám hoặc dốt quá nên không đủ sức phản đối bộ giáo dục tiểu bang, liên bang. Còn ý của giáo viên K.N. là phụ huynh chúng tôi dốt nên không biết gì về chuyên môn và cách thức làm việc của bộ giáo dục. Xin thưa rằng chúng tôi dốt thật, vì chúng tôi không có bằng cấp như quí vị, nhưng chuyện đời và cách sống thì chúng tôi không dốt. Việc phản đối bộ giáo dục là việc của chúng tôi. Còn riêng các giáo viên thiếu đứng đắn thì chúng tôi có quyền phản đối. Còn chuyên môn của mỗi ngành, không phải cứ ở trong ngành mới được quyền tìm hiểu. Bác sĩ, luật sư ... dĩ nhiên rành rẽ về chuyên môn của họ, nhưng không ai cấm mọi người tìm hiểu tổng quát xem đó là những gì. Còn riêng về ngành giáo dục, phụ huynh chúng tôi cần biết thày cô giáo dạy con chúng tôi những gì, không ai có quyền ngăn cấm cả. Còn nguyên tắc làm việc của bộ giáo dục, chẳng phải ở trong ngành mới biết được.
Xin mách cho độc giả K.N. biết chuyên môn của ngành giáo dục đã được độc giả X. trình bày những nét tổng quát, ngay trên Sài Gòn Times rất gần với bài của độc giả K.N., đó là “Ba cái từ ngữ của Việt Cộng, rồi cách soạn giáo án, cách giảng dạy tiếng Việt...” Chúng tôi cũng nhắc độc giả K.N. thêm là chuyên môn của quí vị còn là giáo trình (program), các tiết dạy (units of work), thẩm định trình độ học sinh (assessment), đánh giá giáo trình cũng như việc dạy và học (evaluation), phương pháp quản lý học sinh (class management),... Chúng tôi không biết sâu về chuyên môn của quí vị, nhưng chúng tôi cần tìm hiểu, chẳng có gì bí mật, cũng chẳng có gì cao xa mà đến nỗi độc giả K.N. bảo rằng chúng tôi chẳng hiểu gì về chuyên môn của ngành. Còn theo Bộ Giáo Dục, Khoa Học và Huấn Luyện của chính phủ Úc (Department of Science and Training - Australian Government) có nói rõ những kỹ năng mà các giáo viên ngôn ngữ cần trau giồi khi đưọc học bổng đi Việt Nam cũng như các quốc gia khác (Trung Hoa, Pháp, Đức, Ý, Nhật) là ngôn ngữ và văn hóa. [Nguyên văn trong thông cáo: “The Fellowships are an Australian Government initative for language teachers to improve their language and cultural skills through an intensive short-term study programme in one of the following countries: China, France, Germany, Italy, Japan and Vietnam”].
Trong những ý kiến của hai độc giả trên, chúng tôi nhận thấy nhiều điều đáng chú ý. Trước hết là lý do họ về Việt Nam “Cắm mặt xuống đất để nghe cán bộ giáo dục văn hóa cộng sản dạy khôn” (nguyên văn lời độc giả X.) là:
1. Bộ Giáo Dục tiểu bang, liên bang bắt giáo viên phải về Việt Nam tu nghiệp. 2. Muốn trau dồi chuyên môn. 3. Tiếng Việt sử dụng ở nước ngoài bị Tây, Mỹ hóa, phải chấn chỉnh lại. 4. Nếu không đi thì quĩ dành riêng cho việc tu nghiệp tiếng Việt bị cắt.
Những lý do biện minh cho hành động của họ chẳng có gì xác đáng và chứng tỏ họ khinh thường mức hiểu biết của phụ huynh chúng tôi. Trước hết, Bộ Giáo Dục tiểu bang cũng như liên bang không hề bắt ai đi tu nghiệp cả. Họ là những giáo viên chính ngạch (permanent teacher), lương ở mức cao nhất và gần cao nhất trong ngành giáo dục ($55.000 - 58.000 một năm, chưa kể tiền hưu liễm 9%), vững như bàn thạch, không ai đụng đến họ được. Họ chỉ làm những gì mà chính họ muốn. Thí dụ bộ muốn thuyên chuyển họ đi nơi khác vì trường dư giáo viên, nhưng họ không muốn đi thì bộ đành chịu thua và trường phải sắp xếp công việc cho họ. Còn về học bổng dành cho giáo viên ngôn ngữ năm 2004 (2004 Endeavour Language Teacher Fellowships), giáo viên tiểu học và trung học được mời nộp đơn xin, chứ chẳng ai bắt buộc được họ cả. Nguyên văn đoạn đầu của thông báo như sau: “Primary and Secondary teachers of Chinese, French, German, Italian, Japanese and Vietnamese are invited to apply for the 2004 Endeavour Language Teacher Fellowship”. Vì bộ giáo dục không bắt buộc, ứng viên nào muốn biết thêm chi tiết và đơn xin thì liên lạc với các văn phòng bộ giáo dục các tiểu bang - thông báo có kèm theo địa chỉ ở các tiểu bang và lãnh thổ [“You can obtain detailed information and application forms from....”õ]. Chính các giáo viên tự nộp đơn, chứ bộ giáo dục không hề bắt ai đi như độc giả X. đã nói. Độc giả X. còn lên tiếng: “Đừng đụng đến nồi cơm của chúng tôi." Thật lầm lẫn. Ai gieo gió thì gặt bão. Nhân nào thì quả nấy. Chúng tôi thông cảm hoàn cảnh của người khác như chính chúng tôi. Chúng tôi không tấn công cá nhân ai cả. Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận những hành động xấu xa của những kẻ thiếu tư cách. Các giáo viên về Việt Nam để nghe cán bộ văn hóa giáo dục cộng sản tuyên truyền còn lấy cớ về Việt Nam để trau dồi chuyên môn. Các giáo viên về Việt Nam thì trau dồi được những gì" Trong ý kiến đóng góp trên Sài Gòn Times ngày 8-1-2004, tôi đã phân tích kỹ. Xin nhắc lại những ý chính sau đây:
Đại học Việt Nam là những đại học tồi nhất thế giới. Giáo chức giảng dạy ở đại học Việt Nam thiếu khả năng. Phương pháp giáo dục ở Việt Nam cổ hủ. Phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh trong nước không thích hợp với học sinh ở hải ngoại. Tiếng Việt ở trong nước không thích hợp cho người Việt sống ở hải ngoại. Muốn trau dồi chuyên môn thì tại sao không vào các đại học Úc, Mỹ mà học" Vậy thì lý do về Việt Nam để trau dồi khả năng chuyên môn là không hợp lý.
Khi về Việt Nam cắm mặt xuống để nghe cán bộ văn hóa giáo dục dạy khôn, các giáo viên này còn viện lý do là "tiếng Việt ở nước ngoài bị Tây, Mỹ hóa, phải chấn chỉnh lại." Không phải đợi đến khi độc giả K.N. dạy khôn, người Việt ở hải ngoại mới nhận ra điều này. Báo chí của người Việt hải ngoại đã từng lên tiếng nhiều về vấn đề này. Nhưng giải pháp của vấn đề không phải là về Việt Nam. Khả năng ngôn ngữ của cộng đồng người Việt hải ngoại (với những nhà báo, nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu, học giả, thông dịch viên,...) không đủ để giải quyết vấn đề hay sao, mà phải lặn lội về tới Việt Nam" Dường như độc giả K.N. không đọc báo chí Việt ngữ xuất bản ở Úc, Mỹ, Canada,... Nếu đọc báo chí VN xuất bản ở hải ngoại, độc giả K.N. đã thấy được vấn đề và những giải pháp. Hơn nữa, tiếng Việt trong nước không phải là tiếng Việt tối ưu mà chúng ta cần phải theo. Vấn đề này đã được phân tích trên SGT số ra ngày 8-1-2004.
Độc giả K.N. còn lo cho con bò trắng răng. Đừng sợ "5, 7 năm nữa những thế hệ Việt Nam ở nước ngoài nói tiếng Việt với người trong nước chắc phải cần một người thông dịch từ tiếng Việt ra tiếng Việt". Một độc giả đã phản bác lập luận ngây ngô này trên Sài Gòn Times ngày 8-1-2004. Chúng tôi muốn nhắc để độc giả K.N. nhớ lại rằng khi nón cối mới vào miền Nam, dân miền Nam thật chói tai với thứ tiếng Việt xa lạ: "đồng chí, khẩn trương, sự cố, nghị quyết...", nhưng cũng hiểu được, chứ đâu cần thông dịch viên từ tiếng Việt ra tiếng Việt.
Một lý do khác những giáo viên này nêu ra để bênh vực hành động của họ là nếu không đi thì quĩ dành riêng cho việc tu nghiệp môn tiếng Việt sẽ bị cắt và sau này sẽ không còn nữa. Độc giả này lo chuyện trời xụp. 9 năm trước, "bọn 4 người" về Việt Nam bị phụ huynh phản đối. Sau đó, năm nào bộ giáo dục cũng vẫn có thông cáo cấp học bổng, nhưng không giáo viên Việt Nam nào xin cả. Bộ giáo dục cấp học bổng, nhưng mình không nhận là chuyện của mình. Đến nay bộ vẫn tiếp tục cấp học bổng, chứ có gì thay đổi đâu. Còn nếu bảo vì phải nhận học bổng để duy trì việc cấp học bổng, để về Việt Nam theo kiểu này thì chứng tỏ là người thiếu hiểu biết, chẳng thà đừng về, để quĩ bị cắt còn hơn. Nếu muốn đi tu nghiệp, tại sao các giáo viên này không đề nghị bộ giáo dục cho học tại Úc hay đi Mỹ, có lợi hơn mà không có gì phải vướng vứu về chính trị cả.
Độc giả K.N. thật ngây thơ khi nhắc lại "Bà Jessy Tu đã nêu rõ và còn bảo đảm với quí vị là không có vấn đề chính trị, chúng tôi đi là để học về chuyên môn chứ không phải để học chính trị (dầu chúng tôi có muốn học chính trị cũng không được)". Bà Jessy Tu đâu có hiểu cộng sản bằng gần 2 triệu người Việt hải ngoại (trừ độc giả K.N).Trong liên tiếp nhiều số báo Sài Gòn Times, độc giả cũng như ông Hoàng Tuấn phụ trách mục Diễn Đàn Độc Giả đã phân tích sự gian manh của cộng sản, chúng lợi dụng mọi kẽ hở để xen vào. Độc giả K.N. nên đọc lại ngay trong tờ Sài Gòn Times có đăng bài của mình sẽ thấy nhận xét trên của mình là ngớ ngẩn. Chẳng hạn độc giả X. cho rằng: "Bảo về Việt Nam tu nghiệp là thuần túy chuyên môn như bà Tu nói, thì chỉ có con nít mới tin được, chứ chúng tôi là người Việt tị nạn cộng sản đâu có lạ gì cộng sản". Cũng trên tờ SGT cùng ngày, độc giả Vũ Đình Khải cho rằng: " Cái chuyện tuyên truyền từ ngữ của cộng sản là chuyện mà cộng sản chúng coi rất là quan trọng. Cái chuyện nhồi nhét những từ ngữ Việt cộng vào đầu óc Việt kiều hải ngoại là quốc sách của cộng sản xưa nay, chứ chúng ta đừng tưởng là vô tình ai muốn nói từ VC thì nói, ai không muốn nói thì tự do đâu." Tôi xin nhắc lại một thí dụ của một phụ huynh, dù không lấy gì làm sạch sẽ cho lắm: con sâu ăn cái gì thì ỉa ra cái đó. Các giáo viên được cán bộ văn hóa giáo dục cộng sản tuyên truyền thứ gì thì sẽ thải ra cho con cái chúng tôi thứ đó. Chúng tôi lên tiếng để bảo vệ con cái chúng tôi, chứ không muốn đập bể nồi cơm của ai cả.
Trong bài báo nói trên, độc giả K.N. còn đồng lõa với giáo viên nọ về lời tuyên bố: "Chỉ có 5 ngàn người đi biểu tình chống đài SBS TV, còn 65 ngàn kia đâu". Họ nhạo báng những người đi biểu tình có nghĩa là họ chống lại cộng đồng chúng ta và bênh vực cho sự xâm nhập của cộng sản qua ngả truyền hình. Vậy độc giả K.N. và giáo viên kia là hạng giáo gì" Gọi họ là giáo gian có quá đáng lắm không" Độc giả K.N. còn hằn học với đài phát thanh loan tin đám giáo viên tráo trở này, gọi đài phát thanh này là đài phát thanh thương mại, chống cộng cực đoan. Như vậy, độc giả đứng về phía nào" Phía không chống cộng" Đã chống cộng thì chống cộng triệt để, tích cực, chứ làm gì có chuyện chống cộng nửa vời. Vì lý do nào độc giả K.N. lại hằn học với việc chống cộng" Như thế thái độ chính trị của giáo viên K.N. đi ngược lại ý chí của cộng đồng chúng ta, tôi không ngần ngại gọi là một kẻ nằm vùng.
Trong 20 giáo viên của toàn nước Úc và 6 giáo viên của tiểu bang NSW chấp nhận về VN để được cán bộ cộng sản tuyên truyền, chúng ta đã biết được hai người. Dù chưa rõ mặt mũi, tên tuổi của họ, nhưng chúng ta đã biết thái độ của họ. Chúng tôi rất quí trọng và biết ơn các thày cô giáo đã dạy dỗ con cái chúng tôi nên người, nhưng chúng tôi không chấp nhận những tên giáo gian, lợi dụng con cái chúng tôi để gieo mầm cộng sản. Ở tiểu bang NSW cũng như trên toàn nước Úc hiện nay còn nhiều thày cô giáo chân chính, có lương tâm, đầy đủ khả năng chuyên môn. Những thày cô này hiện đang dạy ở các trường chính phủ (trường ngày thường và trường thứ bảy), cũng như các trường cộng đồng (như Liên trường Văn Hóa, Bồ Đề, Đạo Đúc, Hưng Đạo, Đồng Tâm). Nhiều thày cô giáo dạy học không chấp nhận "nhục nhã" để gặm "miếng nhục", "cục thịt" như những giáo gian nọ. Xin có đôi lời để cộng đồng chúng ta hiểu và các giáo viên không chính đáng suy nghĩ.