Ai ai cũng biết rằng chỉ còn không đầy 16 tháng nữa thì TT Bill Clinton sẽ rời khỏi Tòa Bạch Ốc để trở về với đời sống bình thường của một công dân Mỹ.Ông cho biết rằng ông đã có được một số tiền hưu trí cao và ông không cần tiền nhiều vì ông có nói rằng ông có thể làm việc với một cái giá rẻ (I can work cheap).
Tuy nhiên điều ấy không cấm cản ông - theo tin báo chí Mỹ - đi tìm một người làm trung gian để ông có thể bán thiên hồi ký mà ông sẽ viết khi ra khỏi tòa nhà ở số 1600 đại lộ Pensylvania ở Hoa thịnh đốn với một cái giá cao nhứt.
Hồi ký mà TT Clinton sẽ viết có giá trị gì không, khi ông đã làm chứng dối trước tòa và suýt bị truất phế" Đó là câu hỏi mà dư luận có thể đặt ra khi quan niệm rằng viết hồi ký là viết một phần lịch sử mà viết lịch sử thì cần phải trung thực, ngay thẳng chứ không thể gian dối để che đậy sự thật với dụng ý biên minh cho các lỗi lầm của mình.
Hầu hết các nhân vật từng giữ những chức vụ cao cấp nhất trong bộ máy chính quyền thường viết hồi ký để lại cho mai hậu, chứ không cốt để kiếm tiền. Nên những gì các nhân vật đó ghi lại trong hồi ký của họ phải thành thật, chính xác, ngay thẳng, chứ không thể có tính cách biện minh hay tự tâng bốc mình, thì mới có già trị.
Lịch sử dưới các triều đại Vua Chúa xưa, đã được các sử quan viết lại một cách chính xác trung thực, giúp cho đời sau biết dược việc xưa để tính việc ngày nay. Nhiều sử quan sẵn sàng từ chức, để bị bãi chức hay chịu tội với vua chứ không để chịu tội với lịch sử. Các sử gia ngày nay cũng thế, không ai muốn viết lịch sử để rồi xuyên tạc lịch sử. Liệu hồi ký của TT Clinton có chân thành, ngay thẳng ghi lại những việc tốt xấu của mình hay không là một việc mà tương lai sẽ cho chúng ta biết.
Dù sao thì việc TT Clinton viết hồi ký, viết lại lịch sử của 8 năm cầm quyền của ông, trong đó ông đã làm cho đất nước Mỹ cực kỳ phồn thịnh, chỉ là chuyện của nước Mỹ. Người Việt tị nạn có lẽ không phải quan tâm tới lắm. Nhưng khi nghĩ đến việc cũa người thì chúng ta cũng phải nghĩ đến việc của chúng ta.
Từ gần một phần tư thế kỷ trôi qua, từ ngày miền Nam rơi vào tay cộng sản, các nhân vật lãnh đạo miền Nam gần như còn sống đầy đủ, nhưng chẳng ai viết một thiên hồi ký nào đủ tính thuyết phục để nói lên việc vì sao miền Nam đã phải chịu cảnh điêu linh của ngày nay và gần 2 triệu người phải bỏ nước ra đi"
Có một số chính khách, học giả, nhà văn, nhà báo viết hồi ký có ít nhiều giá trị, đề cập tới giai đoạn nầy hay giai đoạn khác của cuộc chiến đấu chống cộng của dân tộc Việt nam từ năm 1945 tới năm 1975 nhưng chưa ai nói rõ vì sao chúng ta đã thất trận.
Chắc chắn là những nhà lãnh đạo của nền Đệ nhị Cộng hòa, hiện nay còn đầy đủ ở hải ngoại, phải biết các lý do thật sự đã đưa tới ngày 30 tháng 4 ở miền Nam. Một thiên hồi ký ngay thẳng của họ sẽ giúp cho các thế hệ mai sau hiểu rõ được một số câu hỏi chưa bao giờ được giải đáp một cách chính xác về việc vì sao miền Nam đã phải chịu cái thảm cảnh của ngày hôm nay"
Có nhiều sự giải thích bán chính thức rằng lý do chính là miền Nam đã bị đồng minh phản bội, nhưng theo ý nhiều giới người thì điều đó cũng cần phải được chứng minh bởi những người có trách nhiệm, chứ không phải bằng những lời đồn nhau bên lề, để phủ nhận trách nhiệm chính của người Việt nam trong cuộc chiến đấu trên đất nước Việt nam và vì quyền lợi của người Việt nam trước hết.
Trong trường hợp đó phải chăng một thiên hồi ký của những người lãnh đạo của đệ nhị Cộng hòa đã tỏ ra là cần thiết hơn bao giờ hết để làm sáng tỏ một vấn đề còn bỏ ngõ từ gần 25 năm nay. Đó là một khoảng trống cần được lấp lại để làm bài học cho mai hậu. Nên chăng"
Tuy nhiên điều ấy không cấm cản ông - theo tin báo chí Mỹ - đi tìm một người làm trung gian để ông có thể bán thiên hồi ký mà ông sẽ viết khi ra khỏi tòa nhà ở số 1600 đại lộ Pensylvania ở Hoa thịnh đốn với một cái giá cao nhứt.
Hồi ký mà TT Clinton sẽ viết có giá trị gì không, khi ông đã làm chứng dối trước tòa và suýt bị truất phế" Đó là câu hỏi mà dư luận có thể đặt ra khi quan niệm rằng viết hồi ký là viết một phần lịch sử mà viết lịch sử thì cần phải trung thực, ngay thẳng chứ không thể gian dối để che đậy sự thật với dụng ý biên minh cho các lỗi lầm của mình.
Hầu hết các nhân vật từng giữ những chức vụ cao cấp nhất trong bộ máy chính quyền thường viết hồi ký để lại cho mai hậu, chứ không cốt để kiếm tiền. Nên những gì các nhân vật đó ghi lại trong hồi ký của họ phải thành thật, chính xác, ngay thẳng, chứ không thể có tính cách biện minh hay tự tâng bốc mình, thì mới có già trị.
Lịch sử dưới các triều đại Vua Chúa xưa, đã được các sử quan viết lại một cách chính xác trung thực, giúp cho đời sau biết dược việc xưa để tính việc ngày nay. Nhiều sử quan sẵn sàng từ chức, để bị bãi chức hay chịu tội với vua chứ không để chịu tội với lịch sử. Các sử gia ngày nay cũng thế, không ai muốn viết lịch sử để rồi xuyên tạc lịch sử. Liệu hồi ký của TT Clinton có chân thành, ngay thẳng ghi lại những việc tốt xấu của mình hay không là một việc mà tương lai sẽ cho chúng ta biết.
Dù sao thì việc TT Clinton viết hồi ký, viết lại lịch sử của 8 năm cầm quyền của ông, trong đó ông đã làm cho đất nước Mỹ cực kỳ phồn thịnh, chỉ là chuyện của nước Mỹ. Người Việt tị nạn có lẽ không phải quan tâm tới lắm. Nhưng khi nghĩ đến việc cũa người thì chúng ta cũng phải nghĩ đến việc của chúng ta.
Từ gần một phần tư thế kỷ trôi qua, từ ngày miền Nam rơi vào tay cộng sản, các nhân vật lãnh đạo miền Nam gần như còn sống đầy đủ, nhưng chẳng ai viết một thiên hồi ký nào đủ tính thuyết phục để nói lên việc vì sao miền Nam đã phải chịu cảnh điêu linh của ngày nay và gần 2 triệu người phải bỏ nước ra đi"
Có một số chính khách, học giả, nhà văn, nhà báo viết hồi ký có ít nhiều giá trị, đề cập tới giai đoạn nầy hay giai đoạn khác của cuộc chiến đấu chống cộng của dân tộc Việt nam từ năm 1945 tới năm 1975 nhưng chưa ai nói rõ vì sao chúng ta đã thất trận.
Chắc chắn là những nhà lãnh đạo của nền Đệ nhị Cộng hòa, hiện nay còn đầy đủ ở hải ngoại, phải biết các lý do thật sự đã đưa tới ngày 30 tháng 4 ở miền Nam. Một thiên hồi ký ngay thẳng của họ sẽ giúp cho các thế hệ mai sau hiểu rõ được một số câu hỏi chưa bao giờ được giải đáp một cách chính xác về việc vì sao miền Nam đã phải chịu cái thảm cảnh của ngày hôm nay"
Có nhiều sự giải thích bán chính thức rằng lý do chính là miền Nam đã bị đồng minh phản bội, nhưng theo ý nhiều giới người thì điều đó cũng cần phải được chứng minh bởi những người có trách nhiệm, chứ không phải bằng những lời đồn nhau bên lề, để phủ nhận trách nhiệm chính của người Việt nam trong cuộc chiến đấu trên đất nước Việt nam và vì quyền lợi của người Việt nam trước hết.
Trong trường hợp đó phải chăng một thiên hồi ký của những người lãnh đạo của đệ nhị Cộng hòa đã tỏ ra là cần thiết hơn bao giờ hết để làm sáng tỏ một vấn đề còn bỏ ngõ từ gần 25 năm nay. Đó là một khoảng trống cần được lấp lại để làm bài học cho mai hậu. Nên chăng"
Gửi ý kiến của bạn