Hôm nay,  

Người Vớt Rác Trên Kênh

12/01/200000:00:00(Xem: 5755)
Bạn,
Trong các nghề lao động phổ thông tại Việt Nam, vớt rác trên kênh là một nghề rất vất vả và nguy hiểm. Khác với thợ của các công ty dịch vụ công cộng có thời biểu lao động quy định rõ ràng, còn với người vớt rác, thời gian làm việc phụ thuộc vào lúc con nước lên. Có khi mới 5 giờ sáng đã phải đi làm, nhưng có khi cũng phải đợi đến 9 giờ. Và có những buổi trưa nắng gắt, dòng nước bốc lên một mùi hôi thối nồng nặc, công nhân vớt rác vẫn phải hì hục vớt từ dưới dòng kênh những vợt rác nặng trĩu với tất cả sức người như ghi nhận sau đây của một phóng viên báo Tuổi Trẻ:

Khi chúng tôi đến, đội đang làm việc vào giữa trưa, nắng trên thì đổ xuống, hơi nước và mùi hôi của con nước bốc lên chóng cả mặt. Anh Võ Văn Dứt vừa dưới ghe lên thấm đẫm mồ hôi, cho biết bình thường các anh có thể làm liên tục 6-7 tiếng đồng hồ dưới lòng kênh chứ những ngày như thế này cứ hai tiếng là phải đổi người. Lên bờ phải rửa tay nếu không sẽ ngứa ngáy không chịu nổi. Đã thế nhiều khi gặp xác động vật thối rữa thì dù đã quen nhưng có người vẫn bị xây xẩm mặt mày. Địa bàn hoạt động của họ là những dòng kênh đen trên địa bàn quận 8, kênh Tàu Hủ, kênh Đôi...những nơi mà bất kỳ ai đi qua dù chỉ một lần cũng đủ để nhớ đời bởi cái mùi hôi nồng nặc từ dòng kênh toát lên. Thế nhưng với nghề vớt rác, công việc cứ phải làm, đôi khi họ còn phải kiêm luôn nghề thợ lặn. Mỗi khi chân vịt của tàu vướng rác, bất chấp rác sình, họ phải lặn xuống để gỡ ra. Chưa kể tai nạn luôn luôn rình rập, chỉ cần một con sóng nhỏ do các tàu bè đi ngang tạo ra, sơ suất một chút là cả rác lẫn người nhào cả xuống kênh. Anh Đoàn Quyết-đội trưởng nói: Đang làm việc đâu phải lúc nào cũng để ý. Nhiều khi được uống vài ngụm cà phê kênh, mgâm mình vài giờ lặn tìm máy ghe về nhà bỏ cơm là chuyện thường đối với tụi tôi. Cái gọi là cà phê đó được anh Tùng, một thành viên trong đội dí dỏm tả “nó vừa mằn mặn, vừa chua chua lại hơi ngọt ngọt nữa-là thứ nước kênh đặc quánh mà các anh buộc phải “dùng” mỗi khi phải bơi bất đắc dĩ trong lòng các con kênh. Có hôm buổi sáng làm ráng, nước rút quá nhanh tàu quay về không kịp, anh em phải “ngồi đồng” giữa dòng thưởng thức mùi hôi thay cơm chờ nước lên để kịp về nhà dùng buổi tối. Rác vớt ở đây chủ yếu là vỏ dừa, cùi chuối, rác sinh hoạt. Thế nhưng cũng đã có vài người trong đội đạp trúng đinh, kim tiêm. Mới đây, anh Nhân bị đinh đâm xuyên giày vào chân sâu cả 3 cm, mất gần cả tháng mới khỏi. Nói đến kim tiêm, ve chai đâm trúng thì hầu như ai cũng đã trải qua.

Anh Huân kể lại: Có hôm vừa bị kim đâm trúng tay, nhìn lại trong ống còn nguyên cả máu tươi, nghĩ lại vẫn còn rùng mình. Nhìn đống rác vừa vớt được, chúng tôi hỏi anh Chiến số lượng rác so với ngày đầu có giảm bớt nhiều không, anh cho biết lúc trước rác dày dặc dòng kênh, ghe đi được 20 mét đã gảy mất ba cái quạt chân vịt, sau một thời gian rác đã giảm hẳn nhưng giờ thì bão hòa. Theo ghe anh Lợi đi vớt rác, chúng tôi hiểu tại sao rác vẫn cứ còn hoài: các hộ ven kênh cứ mặc sức thả rác xuống lòng kênh, xem nó như một thứ vứt đi những thứ họ muốn tống khứ, lòng kênh đối với họ còn là một nhà vệ sinh tiện lợi nhất. Đó là chưa kể rác của những tàu thuyền buôn bán ở các tỉnh thành lên. Có nơi mà các anh vừa vớt xong đã có ngay một bịch rác mới vứt xuống. Anh Lợi than thở: Tết đến nơi, tàu thuyền đi lại nhiều, chắc rác không chỉ là vỏ dừa. cùi chuối như hiện nay, anh em lại vất vả hơn nhiều.

Bạn,
Theo ghi nhận của phóng viên trên, vớt rác đã mệt, đưa rác lên bờ còn mệt hơn vì cần phải tập trung nhiều sức lực cùng một lúc. Khi cơn nước rút, tất cả công nhân đều phải tập trung cho công việc này, họ còn vất vả hơn cả công nhân bốc vác!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.