Bạn,
Từ thượng tuần tháng 12/2003 đến nay, tại nhiều khu vực ở ngoại thành Sài Gòn, vùng quê Miền Tây, Miền Đông Nam phần, các hội chợ nông thôn đã khai diễn vào kéo dài đến Tết. Nhiều loại hình trò chơi tại các hội chợ này có tính chất đỏ đen, thu hút dân nghiện cờ bạc. Tại nhiều nơi, các ônhg bầu đã mướn dân đồng tính luyến ái để pha trò mua vui cho khách hàng. Sức thu hút củacác gáng hội chợ vườn rất mạnh, nhiều gia đình nông dân đã lâm vào cảnh nợ nần vì đã thua sạch túi khi ghé vào các hội chợ cờ bạc này. Báo Thanh Niên kể như sau.
Gần Tết, các "gánh hội chợ vườn" đã nổi đình, nổi đám. Không chỉ những vùng thị trấn, thị tứ mà tận các vùng nông thôn hẻo lánh cũng có sự hiện diện của trò giải trí mang tính chất đỏ đen này. Càng ở nông thôn xa càng dễ kiếm ăn hơn. Các gánh hội chợ có trò chơi giải trí, người trong nghề thường bảo rằng đây là trò chơi dân gian nhưng thực tế trò chơi nào ở đây cũng mang tính chất cờ bạc. Từ gian hàng lô tô có sân khấu, phông màn, dàn nhạc hẳn hoi đến các gian hàng đua thuyền bắn súng, thảy vòng, ném lon, phóng phi tiêu, quay số, thả bọ, câu cá... tùy theo mức đầu tư của các ông "bầu".
Ở một gánh hội chợ vườn xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình (Vĩnh Long), người tham gia cười thỏa thích trước những trò vui nhộn, những điệu đọc số lô tô dí dỏm, lời ca tân cổ pha trò. Một người trong nghề cho biết, gian hàng lô tô mà thiếu dân "hai thì" là dẹp tiệm ngay.
"Hai thì là gì"" Hóa ra, "hai thì" là dân bán nam - bán nữ, nói nôm na là dân pê - đê. Thù lao của họ không phải ít, mỗi "nàng" cũng được 100 ngàn đồng/ngày. Và ông cho biết thêm chi phí cho dàn nhạc, các "nàng" và ca sĩ nghiệp dư mỗi đêm ít nhất 500 ngàn đồng. Tất nhiên, những khoản chi ấy đều rút từ túi của khách tham gia hội chợ.
Bạn,
Cũng theo báo TN, những ngày cuối năm, hầu như ở huyện thị nào cũng có gánh hội chợ vườn. Không ít nông dân thu hoạch mùa xong đem rất nhiều tiền nướng sạch vào gánh hội chợ. Báo TN viết tiếp: "Đối với nhiều gia đình nông dân, hội chợ là nơi vui chơi giải trí nhưng thực ra ở những hội chợ như thế không thấy chút gì văn hóa bởi những "nàng" pê-đê ăn mặc lố lăng, hở hang, trang điểm lòe loẹt, uốn éo, nhảy nhót loạn xạ trên sân khấu với những lời bài hát cải biên vô tội vạ. Ngành Văn hoá - Thông tin không cho phép, các gánh hội chợ vẫn tồn tại được là do chính quyền cơ sở.”
Từ thượng tuần tháng 12/2003 đến nay, tại nhiều khu vực ở ngoại thành Sài Gòn, vùng quê Miền Tây, Miền Đông Nam phần, các hội chợ nông thôn đã khai diễn vào kéo dài đến Tết. Nhiều loại hình trò chơi tại các hội chợ này có tính chất đỏ đen, thu hút dân nghiện cờ bạc. Tại nhiều nơi, các ônhg bầu đã mướn dân đồng tính luyến ái để pha trò mua vui cho khách hàng. Sức thu hút củacác gáng hội chợ vườn rất mạnh, nhiều gia đình nông dân đã lâm vào cảnh nợ nần vì đã thua sạch túi khi ghé vào các hội chợ cờ bạc này. Báo Thanh Niên kể như sau.
Gần Tết, các "gánh hội chợ vườn" đã nổi đình, nổi đám. Không chỉ những vùng thị trấn, thị tứ mà tận các vùng nông thôn hẻo lánh cũng có sự hiện diện của trò giải trí mang tính chất đỏ đen này. Càng ở nông thôn xa càng dễ kiếm ăn hơn. Các gánh hội chợ có trò chơi giải trí, người trong nghề thường bảo rằng đây là trò chơi dân gian nhưng thực tế trò chơi nào ở đây cũng mang tính chất cờ bạc. Từ gian hàng lô tô có sân khấu, phông màn, dàn nhạc hẳn hoi đến các gian hàng đua thuyền bắn súng, thảy vòng, ném lon, phóng phi tiêu, quay số, thả bọ, câu cá... tùy theo mức đầu tư của các ông "bầu".
Ở một gánh hội chợ vườn xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình (Vĩnh Long), người tham gia cười thỏa thích trước những trò vui nhộn, những điệu đọc số lô tô dí dỏm, lời ca tân cổ pha trò. Một người trong nghề cho biết, gian hàng lô tô mà thiếu dân "hai thì" là dẹp tiệm ngay.
"Hai thì là gì"" Hóa ra, "hai thì" là dân bán nam - bán nữ, nói nôm na là dân pê - đê. Thù lao của họ không phải ít, mỗi "nàng" cũng được 100 ngàn đồng/ngày. Và ông cho biết thêm chi phí cho dàn nhạc, các "nàng" và ca sĩ nghiệp dư mỗi đêm ít nhất 500 ngàn đồng. Tất nhiên, những khoản chi ấy đều rút từ túi của khách tham gia hội chợ.
Bạn,
Cũng theo báo TN, những ngày cuối năm, hầu như ở huyện thị nào cũng có gánh hội chợ vườn. Không ít nông dân thu hoạch mùa xong đem rất nhiều tiền nướng sạch vào gánh hội chợ. Báo TN viết tiếp: "Đối với nhiều gia đình nông dân, hội chợ là nơi vui chơi giải trí nhưng thực ra ở những hội chợ như thế không thấy chút gì văn hóa bởi những "nàng" pê-đê ăn mặc lố lăng, hở hang, trang điểm lòe loẹt, uốn éo, nhảy nhót loạn xạ trên sân khấu với những lời bài hát cải biên vô tội vạ. Ngành Văn hoá - Thông tin không cho phép, các gánh hội chợ vẫn tồn tại được là do chính quyền cơ sở.”
Gửi ý kiến của bạn