Bạn,
Tại Đồng Nai có 1 làng nghề gói bánh chưng nổi tiếng tại miền Đông Nam phần. Đó là làng Lương Hội, thuộc xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom. Vào những ngày giáp Tết, cả làng tất bật với công việc gói bánh để kịp giao cho khách hàng. Phóng viên báo Tuổi Trẻ ghi nhận về hoạt động của làng nghề này vào những ngày giáp Tết qua đoạn ký sự như sau.
Mới đến đầu làng Lương Hội (thuộc xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), mùi lá chuối, lá dong nấu sôi pha lẫn mùi nếp đã sực nức tứ phía báo hiệu những lò bánh chưng đang đỏ lửa. Bánh chưng của làng đã thành tiếng thơm, theo xe tàu, máy bay về các tỉnh và sang tận cả trời Tây. Anh Nguyễn Văn Xuân, gia đình có hơn ba đời làm nghề gói bánh chưng, bánh gai, bánh mật, vui vẻ, nói: "Từ 22 âm lịch, làng lại bắt đầu vui như hội, nhà nhà gói bánh rồi chở đi bỏ mối khắp nơi". Anh Xuân bảo vẫn phải ráng chạy thêm vài nghìn cái bánh gai nữa, ngày mai mới có thể dẹp bớt để chuyển sang gói bánh chưng. Dù bạn hàng bánh gai có kêu ca, nhưng năm nào cũng vậy, phải gói thêm bánh chưng vì đó là truyền thống của làng rồi, ít cũng 500 cái, có sức thì gói gấp đôi khoảng 1 ngàn cái", anh nói.
Ngôi làng nhỏ bé này có khoảng 50 hộ gia đình, ngày thường vốn bình lặng, phần lớn sống bằng nghề nuôi lợn, làm rẫy hoặc buôn bán nhỏ, nhưng cứ trước Tết Nguyên đán một tuần thì nhà ai cũng giở đồ nghề ra gói bánh chưng. Bà Sáu Huyến có đến hơn 50 năm kinh nghiệm làm bánh, Tết đến lại là tổng chỉ huy hướng dẫn ba người con ngồi gói và hai người ngồi làm nhân bánh. Năm nay gia đình bà sẽ xuất ra thị trường khoảng 2 ngàn chiếc bánh chưng loại lớn tương đương với 1 tấn nếp, 1 tấn lá chuối, 6 tạ thịt và 3 tạ đậu xanh...
Bước vào mùa làm bánh, có bạn trẻ đã ví von giống như đường lên đỉnh Olympia, có khởi động, tăng tốc, về đích và... chiến thắng. Nghĩa là ngoài 20 tết, các nhà bắt đầu khởi động chuẩn bị nguyên liệu, đồ nghề, cũng có nhà đã gói để phục vụ ngày đưa ông Táo về trời (23 âm lịch). Từ 24 Tết, cả làng bước vào giai đoạn tăng tốc và tốc độ cao nhất vào các ngày 26, 27, 28, 29 tháng chạp. Lúc này mọi người tối mày tối mặt gói bánh để kịp giao hàng. Anh Nguyễn Đức Thắng kể:"Cận tết, chúng tôi phải gói hơn 200 bánh/ngày, ngồi suốt từ sáng đến khuya gần như không có khái niệm ngủ, mệt quá thì ngả lưng một chút rồi chiến đấu tiếp. Năm nào cũng thấy vất vả, định rằng năm sau sẽ làm ít thôi, nhưng khách hàng quen và không khí vui vẻ cứ cuốn mình vào". Chất lượng bánh tùy theo yêu cầu và túi tiền của khách, cặp đặc biệt 50 ngàn-70 ngàn đồng, nhưng cũng có cặp chỉ 25 ngàn-30 ngàn đồng.
Bạn,
Cũng theo ghi nhận của báo TT, mỗi nhàlàm bánh có một bí quyết riêng, nhưng điểm chung vẫn là không được làm dối, phải vo nếp đến khi nước trong mới thôi, đậu nấu để nguội, thịt luộc xong thái miếng để nguội ướp gia vị. "Bánh của làng Lương Hội là phải để hàng tuần, có khi chục ngày vẫn dùng được. Không biết gói chỉ cần vài ngày là bánh thiu ngay hoặc bị lại nếp ăn như bánh sống. Nhiều người đến đây còn đặt hàng mang về quê miền Trung, gửi cả sang Mỹ nữa đấy", một phụ nữ tên là Mộng Thu, người làm bánh lâu năm, tự hào khoe như thế với phóng viên báo Tuổi Trẻ.
Tại Đồng Nai có 1 làng nghề gói bánh chưng nổi tiếng tại miền Đông Nam phần. Đó là làng Lương Hội, thuộc xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom. Vào những ngày giáp Tết, cả làng tất bật với công việc gói bánh để kịp giao cho khách hàng. Phóng viên báo Tuổi Trẻ ghi nhận về hoạt động của làng nghề này vào những ngày giáp Tết qua đoạn ký sự như sau.
Mới đến đầu làng Lương Hội (thuộc xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), mùi lá chuối, lá dong nấu sôi pha lẫn mùi nếp đã sực nức tứ phía báo hiệu những lò bánh chưng đang đỏ lửa. Bánh chưng của làng đã thành tiếng thơm, theo xe tàu, máy bay về các tỉnh và sang tận cả trời Tây. Anh Nguyễn Văn Xuân, gia đình có hơn ba đời làm nghề gói bánh chưng, bánh gai, bánh mật, vui vẻ, nói: "Từ 22 âm lịch, làng lại bắt đầu vui như hội, nhà nhà gói bánh rồi chở đi bỏ mối khắp nơi". Anh Xuân bảo vẫn phải ráng chạy thêm vài nghìn cái bánh gai nữa, ngày mai mới có thể dẹp bớt để chuyển sang gói bánh chưng. Dù bạn hàng bánh gai có kêu ca, nhưng năm nào cũng vậy, phải gói thêm bánh chưng vì đó là truyền thống của làng rồi, ít cũng 500 cái, có sức thì gói gấp đôi khoảng 1 ngàn cái", anh nói.
Ngôi làng nhỏ bé này có khoảng 50 hộ gia đình, ngày thường vốn bình lặng, phần lớn sống bằng nghề nuôi lợn, làm rẫy hoặc buôn bán nhỏ, nhưng cứ trước Tết Nguyên đán một tuần thì nhà ai cũng giở đồ nghề ra gói bánh chưng. Bà Sáu Huyến có đến hơn 50 năm kinh nghiệm làm bánh, Tết đến lại là tổng chỉ huy hướng dẫn ba người con ngồi gói và hai người ngồi làm nhân bánh. Năm nay gia đình bà sẽ xuất ra thị trường khoảng 2 ngàn chiếc bánh chưng loại lớn tương đương với 1 tấn nếp, 1 tấn lá chuối, 6 tạ thịt và 3 tạ đậu xanh...
Bước vào mùa làm bánh, có bạn trẻ đã ví von giống như đường lên đỉnh Olympia, có khởi động, tăng tốc, về đích và... chiến thắng. Nghĩa là ngoài 20 tết, các nhà bắt đầu khởi động chuẩn bị nguyên liệu, đồ nghề, cũng có nhà đã gói để phục vụ ngày đưa ông Táo về trời (23 âm lịch). Từ 24 Tết, cả làng bước vào giai đoạn tăng tốc và tốc độ cao nhất vào các ngày 26, 27, 28, 29 tháng chạp. Lúc này mọi người tối mày tối mặt gói bánh để kịp giao hàng. Anh Nguyễn Đức Thắng kể:"Cận tết, chúng tôi phải gói hơn 200 bánh/ngày, ngồi suốt từ sáng đến khuya gần như không có khái niệm ngủ, mệt quá thì ngả lưng một chút rồi chiến đấu tiếp. Năm nào cũng thấy vất vả, định rằng năm sau sẽ làm ít thôi, nhưng khách hàng quen và không khí vui vẻ cứ cuốn mình vào". Chất lượng bánh tùy theo yêu cầu và túi tiền của khách, cặp đặc biệt 50 ngàn-70 ngàn đồng, nhưng cũng có cặp chỉ 25 ngàn-30 ngàn đồng.
Bạn,
Cũng theo ghi nhận của báo TT, mỗi nhàlàm bánh có một bí quyết riêng, nhưng điểm chung vẫn là không được làm dối, phải vo nếp đến khi nước trong mới thôi, đậu nấu để nguội, thịt luộc xong thái miếng để nguội ướp gia vị. "Bánh của làng Lương Hội là phải để hàng tuần, có khi chục ngày vẫn dùng được. Không biết gói chỉ cần vài ngày là bánh thiu ngay hoặc bị lại nếp ăn như bánh sống. Nhiều người đến đây còn đặt hàng mang về quê miền Trung, gửi cả sang Mỹ nữa đấy", một phụ nữ tên là Mộng Thu, người làm bánh lâu năm, tự hào khoe như thế với phóng viên báo Tuổi Trẻ.
Gửi ý kiến của bạn