Thí dụ chúng ta biết có hai công ty, một công ty là A và công ty kia là B. Một khi công ty A đã chọn mua đứt công B, công ty A biết chắc rằng công ty B có thể pha lẫn vào nhau được và kết hợp với nhau thành một tổ chức mới. Như thế có cái gì sẽ xẩy ra" Công ty A và công ty B đã ghép vào nhau rồi. Hai công ty trở thành một đơn vị và cả hai không còn giống như khi trước nữa.
Chuyện này đã xẩy ra hàng ngày, ở khắp nơi trên thế giới. Nó ảnh hưởng tới cả triệu công việc làm. Nó ảnh hưởng tới hàng triệu người. Nó thay đổi lối kinh doanh và còn thay đổi luôn cả xã hội nữa. Nói theo kinh tế chính trị, xã hội gọi chúng là “hợp doanh và chiếm hữu” (Mergers and Acquisitions). Để làm những người có khổ phần không nghĩ tới cổ phần bị ảnh hưởng và làm công nhân hay nhân viên của công ty khỏi hoang mang, cả hai công ty đều lên tiếng gọi là liên minh. Dù gọi cách nào đi nữa tùy theo các bạn nghĩ, nhưng ngày hôm nay tôi sẽ bàn thảo với các bạn ý nghĩa ĐỐI THỦ GIÀNH THẾ LỰC (Hostile Takeovers).
Tôi sẽ giải thích thiệt chính xác về hai công ty này, như tại sao lại xẩy ra như thế và bạn chịu ảnh hưởng như thế nào (bạn ở đây có thể là người tiệu thụ, một công nhân của công ty hay cổ đông).
Trước tiên, đối thủ giành thế lực là gì" Cụm từ này nghĩa là gì" Nếu bạn nhìn lên cao, có lẽ bạn thấy ngay: Hai công ty có ban giám đốc đang sơ khởi bác bỏ ngay sự giành thế lực với nhau. Theo như ngôn ngữ thương mại của người Anh - “đối thủ giành thế lực” xẩy ra là chuyện một công ty không muốn bị một người nào đó hay một tổ chức nào đó mua đứt công ty. Nhưng vì có các vấn đề tài vụ, các vấn đề pháp lý hay các vấn đề kinh tế, những vấn đề này đã xẩy ra và ép buộc hai công ty phải chấp nhận sự giành thế lực.
Đó là một đuờng lối để cho công ty có thể phát triển. Đó là đường lối để cho công ty chiếm một thị trướng lớn hơn trên thế giới.
Chẳng hạn các công ty điện toán như Corel với Adobe, IBM với Lotus Development Corp. và gần đây nhất là Newbridge với Alcatel. Có một điều là những công ty này có những điểm chung để nhập lại với nhau. Cái quan trọng của các công ty sản xuất ra máy điện toán là phải liên kết với các công ty sản xuất phần mềm để cạnh tranh.
Thay vì cạnh tranh với xí nghiệp khác, đôi khi các công ty làm một việc đơn giản như mua đứt và giành luôn tiềm lực của xí nghiệp đang cạnh tranh với công ty. Hàng chục năm rồi, chính ông Bill Gates đã mua đứt biết bao nhiêu công ty nhỏ. Theo kiểu này, ông đã làm cho ông trở thành người giầu nhất trên thế giới nhờ một công ty ở thế mạnh nhất nằm trên thế giới, công ty có sản phẩm như MicroSoft Window được dùng khắp mọi nơi trên thế giới. Như năm vừa qua Corel Corp đã quyết định cho cạnh tranh với MicroSoft bằng cách mua đứt Linux. Linux là một hệ thống điều hành phần mềm đang cạnh tranh với hệ thống điều hành phần mềm đang do MicroSoft cho phát triển. Linux có khả năng tương thích với bất kỳ hệ thống điện toán nào hiện nay, ngoài ra chưa kể giá của Linux còn rẻ hơn bèo.
Tất cả chẳng qua là các công ty đã mong muốn bảo vệ thế lực riêng khi có chuyện đối thủ giành thế lực xẩy ra. Sự thay đổi nhanh của kỹ thuật cấp cao đã làm biết bao nhiêu công ty bị bốc thành khói vì thiếu thế lực để giữ giá cổ phần nằm trong thị trường chứng khoán và để giữ lại các nhân tài trong việc nghiên cứu để làm ra sản phẩm theo kịp đà phát triển của kỹ thuật mới. Kỹ thuật sợi thủy quang (fiber optic technology) đã giết chết các công ty chế tạo máy truyền dữ liệu bằng kỹ thuật ngắt điện tử (electronic multiplexing technology). Kỹ thuật điện thoại dùng sự truyền tín hiệu tiếng nói trên các dây đồng trong tương lai sẽ bị thay thế bằng tiếng nói được biến thành các dữ liệu số để chuyển trên các mạng lưới Internet qua các cáp quang hay vi ba điện từ nhờ những phát đáp (transponders) nằm trên các vệ tinh nằm trong không gian.
Nếu bạn là người tiêu thụ. Càng có nhiều chuyện giành thế lực, sự cạnh tranh được giảm đi, Cạnh tranh giảm đi, bạn là người tiêu thụ không còn có nhiều chọn lựa trong việc khảo giá hay lựa chọn chất lượng của các dịch vụ. Các công ty nhập chung vào nhau, họ sẽ cho biết chuyện nhập lại cốt để làm tốt hơn cho người tiêu thụ. Công ty của họ càng ngày càng lớn hơn và có nhiều thế lực hơn sẽ cho người tiêu thụ được hưởng các dịch vụ tiện ích hơn. Nhưng khi nhìn lại, bạn chỉ còn có mỗi một sản phẩm để lưa chọn, tiền bạc của bạn có thể nhúc nhích được không" Tôi xin để câu hỏi này cho bạn. Lý do tại sao Microsoft bị gọi là một công ty độc quyền và đang bị chính phủ Hoa kỳ ép buộc phải phân công ty đã trải ra quá rộng gần như khống chế tất cả các thị trường để rồi lên giá.
Nếu bạn là công nhân hay nhân viên. Chuyện thải công nhân và chuyện làm giảm những chi phí là những chuyện thường xẩy ra trong tình thế đối thủ giành thế lực đối với công ty bạn đang làm. Khi hai công ty đột nhịên sát nhập vào nhau để trở thành một công ty, công việc của công nhân đương làm tất nhiên phải thay đổi hay có thể biến mất đi. Một công ty không thể nào có hai người giám đốc điều hành hay hai nhân viên đều xử dụng chung một máy mà chỉ cần có một người xử dụng là đủ. Từ hàng giám đốc cho tới công nhân đứng dây truyền sản xuất, tất cả đều phải chịu ảnh hưởng của sự thay đổi này.
Nếu bạn là cổ đông. Bạn tự nhiên phải lo sợ về số tiền đã bỏ ra đầu tư cho các công ty này. Chuyện đối thủ giành thế lực có thay đổi danh tiếng của công ty không " Công ty mới có sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn cho người tiêu thụ không " Và cái quan trọng hơn cả là khi nằm trong tình thế đối thủ giành thế lực, cổ phần của công ty có bị mất giá trong thị trường chứng khoán hay không " Và liệu có thể cạnh tranh nổi với đối thủ của công ty không " Ngày nào bạn cũng nhìn thấy giá cổ phần của công ty bị thay đổi ghê gớm, Chỉ một tin đồn nho nhỏ có thể làm giá cổ phần của công ty cao vọt lên như hỏa tiễn hay sụt xuống như chiếc Titanic chìm lỉm dưới biển sâu.
Đối thủ giành thế lực là sự thay đổi tất cả. Đối thủ giành thế lực bắt hai công ty phải sát nhập vào nhau. Chiến lược để cho công ty phát triển và có thế lực là lý do thúc đẩy các công ty phải làm. Có điều quan trọng, tình thế đối thủ giành thế lực với nhau đã ảnh hưởng tới toàn thể xã hội suốt từ người tiêu thụ, phạm vi công ăn việc làm (job markets), cho tới các cổ đông.
Thiệt đúng như hai mầu pha với nhau như khi hai công ty buộc phải sát nhập vào nhau, hai công ty không còn có cùng một dáng (appearance), không cùng một vẻ (texture) hay còn cùng một tư chất (composition) nữa.
Chú thích: Bài được chuyển ngữ từ một bài viết bằng Anh ngữ của phân khoa về luật kinh doanh của đại học Ottawa do cô Kim soạn thảo.