HONG KONG (KL) - Các nhà cầm đầu của quốc gia Á châu đã hoan nghênh Vladimir Putin đắc cử tổng thống Nga sô, nhưng các quan sát viên ngày thứ ba đã thúc nhà cựu tình báo của KGB nói thẳng ra chính sách của ông áp dụng cho Nga sô, một nước đóng vai trò chiến lược quan trọng trong vùng, theo như tin của AFP đã loan.
Có sự mơ hồ vào lúc tranh tối tranh sáng khi cựu tổng thống Nga Boris Yetsin đã đưa Putin ra làm thủ tuớng trong khi các nước anh em quan trọng tại Á châu chưa từng ủng hộ nhân vật này.
Các nhà cầm đầu của Trung quốc, Nhật bản và Ấn độ là những nhân vật đầu tiên gọi dây nói trực tiếp đặc biệt để chúc mừng Vladimir Putin đắc cử ngày chủ nhật. Các nhà cầm đầu này đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nga sô trong vùng và tỏ phần nào sự trung thành của các nước này đã được đúc kết trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Nhật báo Standard tại Hong Kong đã loan tin dân Á châu đang quan tâm tới cái hạt còn nằm trong vỏ chưa nẩy mầm.
Ngày thứ ba, ban biên tập của tờ báo này đã cho biết: “Trong thực trạng đối ngoại, Putin sẽ gặp chuyện khó khăn trong việc chọn lựa giữa Hoa kỳ và Trung quốc. Một số nhà phân tích chính trị cho biết, không giống như ông Yetsin, vị tổng thống mới của Nga sẽ ngả gần về Wahsington để nhận viện trợ kinh tế. Nhưng vì sứ mạng của Putin và các tướng lãnh cùng những cựu nhân viên tình báo của KGB đang làm việc chung quanh, tất cả khiến Putin có thể đóng góp nhiều hơn theo quan điểm Trung quốc.”
Sự tan vỡ của Liên bang Sô-viết ngày xưa đã giúp Nga sô và Trung quốc cải tiến mối bang giao bị đông lạnh trước vấn đề hai nước chống lại các lực lượng Tây phưong đang khống chế toàn cầu.
Chủ tịch Giang Trạch Dân của Trung quốc đã nói chuyện với Putin qua đường điện thoại được nối trực tiếp vào ngày thứ hai, hai nước anh em vĩ đại phải gây tình thắm thiết như đã thỏa hiệp với nhau vào năm 1996.
Họ Giang nói: “Việc này sẽ đóng góp để đẩy mạnh tiến trình xây dựng một thế giới đa nguyên và lập một trật tự quốc tế mới có công bằng và hợp lý.”
Moscow cũng đã hứa Trung quốc sẽ là nơi trong những chuyến ghé đầu tiên tại nước ngoài của Tổng thống Putin và mọi người sẽ nhìn thấy chiều hướng đúng y như Putin đã hoạch định.
Bộ trưởng Ngoại vụ Igor Ivanov tuyên bố ngày thứ hai, tình hình thế giới sẽ thấy có nhiều thay đổi trong những vấn đề bàn cãi nhỏ đang dâng lên giữa Nga sô và các nước Tây phương về Kosovo, trong vấn đề kiểm soát vũ khí và sự bành trướng của NATO.
Trích dẫn qua lời nói của Ivanov, thông tấn xã ITAR-TASS của Nga sô đã cho biết: “Những sự cải tiến này có dính líu tới những sự thay đổi sâu sắc đã xẩy ra trên thế giới cũng như về chính sách của Nga sô đối với tân tổng thống.”
Các báo chí Nhật bản, ngày thứ ba, đã hối hả Putin nói rõ chính sách chính trị và báo đã cho biết thế giới hiện nay như sẩm sờ voi, không biết ông là ai và ông có ý đồ gì.
Cuộc đàm phán giữa Nga sô và Nhật bản có đà tiến triển trong việc ký hòa ước đã đóng băng. Dầu sao hai nuớc đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với nhau và chấm dứt tính trạng hầm hừ và đã cùng nhau công bố hòa ước năm 1956.
Tờ báo Nhật Yomiuri Shimbun là tờ báo có nhiều dân Nhật đọc nhất, tờ báo này đã cho biết: “Putin lên cầm quyền Nga sô thiệt nhanh, nhưng thái độ và chiều hướng chính trị còn chưa thấy rõ ràng. Điều này đang gây quốc tế chú ý tới, hơn nữa Putin đã từng đứng lẫn trong tư thế hiếu chiến khiến tạo ra yếu tố lo ngại cho thế giới. Đối với cộng đồng quốc tế, cái tiên khởi để quan tâm là Putin nhắm để đi vào mục tiêu nào. Cũng có thể là Putin đã chọn giữ những đường lối khó hiểu để tranh cử làm người kế vị của ông Yetsin, người đã làm mất sự ủng hộ của dân chúng Nga sô. Nhưng nay Putin đã đắc cử, ông có bổn phận để trả lời gấp rút những cau hỏi này.”
Tại Hong Kong, loại thông điệp này cũng có. Một bài bình luận ký tên không rõ được đăng trên báo South China Morning Post đã viết rõ ràng Putin không có kinh nghiệm về chính trị, trong nước có nhiều vấn đề đang được dùng để đả kích ông. Tờ báo đã viết: “Trong giai đoạn quá ngắn, không một ai biết được nhà cựu tình báo KGB có chủ trương nào và trong đầu đang suy tính cái gì. Chinh sách của Putin đã cho người ta thấy rõ ông hăng say vận động chiến tranh để chống phiến quân Chechnya.”
Ấn độ cũng đang tìm cách ký đối tác nằm trong chiến lược với Nga sô, Thủ tướng Atal Behari Vajpayee đã vội vàng gửi lời chúc tụng Putin với lời lẽ như hai nước đã có quan hệ thân thiết qua sự mậu dịch về lâu và về dài, qua tình hữu nghị keo sơn và qua những hiệp ước về phòng thủ.
Bộ ngoại vụ của Hanoi đã cho nữ phát ngôn viên Phan Thủy Thanh lên tiếng hoan nghênh sự thắng cử chức tổng thống Nga của Vladimir Putin và đã đưa lên giọng ca sàng sê “Quan hệ hữu nghị truyền thống tốt và sự đóng góp về muôn mặt của hai nước Nga sô và Việt Nam được phát triển và tăng cường mạnh mẽ.” Cả hai nước đã đồng ý vào tháng hai trong chuyến viếng thăm Hanoi của Ivanov đã tăng cường mối quan hệ bị dập vùi vì sự sụp đổ của Liên bang Sô-viết qua những màn đòi nợ.
Có sự mơ hồ vào lúc tranh tối tranh sáng khi cựu tổng thống Nga Boris Yetsin đã đưa Putin ra làm thủ tuớng trong khi các nước anh em quan trọng tại Á châu chưa từng ủng hộ nhân vật này.
Các nhà cầm đầu của Trung quốc, Nhật bản và Ấn độ là những nhân vật đầu tiên gọi dây nói trực tiếp đặc biệt để chúc mừng Vladimir Putin đắc cử ngày chủ nhật. Các nhà cầm đầu này đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nga sô trong vùng và tỏ phần nào sự trung thành của các nước này đã được đúc kết trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Nhật báo Standard tại Hong Kong đã loan tin dân Á châu đang quan tâm tới cái hạt còn nằm trong vỏ chưa nẩy mầm.
Ngày thứ ba, ban biên tập của tờ báo này đã cho biết: “Trong thực trạng đối ngoại, Putin sẽ gặp chuyện khó khăn trong việc chọn lựa giữa Hoa kỳ và Trung quốc. Một số nhà phân tích chính trị cho biết, không giống như ông Yetsin, vị tổng thống mới của Nga sẽ ngả gần về Wahsington để nhận viện trợ kinh tế. Nhưng vì sứ mạng của Putin và các tướng lãnh cùng những cựu nhân viên tình báo của KGB đang làm việc chung quanh, tất cả khiến Putin có thể đóng góp nhiều hơn theo quan điểm Trung quốc.”
Sự tan vỡ của Liên bang Sô-viết ngày xưa đã giúp Nga sô và Trung quốc cải tiến mối bang giao bị đông lạnh trước vấn đề hai nước chống lại các lực lượng Tây phưong đang khống chế toàn cầu.
Chủ tịch Giang Trạch Dân của Trung quốc đã nói chuyện với Putin qua đường điện thoại được nối trực tiếp vào ngày thứ hai, hai nước anh em vĩ đại phải gây tình thắm thiết như đã thỏa hiệp với nhau vào năm 1996.
Họ Giang nói: “Việc này sẽ đóng góp để đẩy mạnh tiến trình xây dựng một thế giới đa nguyên và lập một trật tự quốc tế mới có công bằng và hợp lý.”
Moscow cũng đã hứa Trung quốc sẽ là nơi trong những chuyến ghé đầu tiên tại nước ngoài của Tổng thống Putin và mọi người sẽ nhìn thấy chiều hướng đúng y như Putin đã hoạch định.
Bộ trưởng Ngoại vụ Igor Ivanov tuyên bố ngày thứ hai, tình hình thế giới sẽ thấy có nhiều thay đổi trong những vấn đề bàn cãi nhỏ đang dâng lên giữa Nga sô và các nước Tây phương về Kosovo, trong vấn đề kiểm soát vũ khí và sự bành trướng của NATO.
Trích dẫn qua lời nói của Ivanov, thông tấn xã ITAR-TASS của Nga sô đã cho biết: “Những sự cải tiến này có dính líu tới những sự thay đổi sâu sắc đã xẩy ra trên thế giới cũng như về chính sách của Nga sô đối với tân tổng thống.”
Các báo chí Nhật bản, ngày thứ ba, đã hối hả Putin nói rõ chính sách chính trị và báo đã cho biết thế giới hiện nay như sẩm sờ voi, không biết ông là ai và ông có ý đồ gì.
Cuộc đàm phán giữa Nga sô và Nhật bản có đà tiến triển trong việc ký hòa ước đã đóng băng. Dầu sao hai nuớc đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với nhau và chấm dứt tính trạng hầm hừ và đã cùng nhau công bố hòa ước năm 1956.
Tờ báo Nhật Yomiuri Shimbun là tờ báo có nhiều dân Nhật đọc nhất, tờ báo này đã cho biết: “Putin lên cầm quyền Nga sô thiệt nhanh, nhưng thái độ và chiều hướng chính trị còn chưa thấy rõ ràng. Điều này đang gây quốc tế chú ý tới, hơn nữa Putin đã từng đứng lẫn trong tư thế hiếu chiến khiến tạo ra yếu tố lo ngại cho thế giới. Đối với cộng đồng quốc tế, cái tiên khởi để quan tâm là Putin nhắm để đi vào mục tiêu nào. Cũng có thể là Putin đã chọn giữ những đường lối khó hiểu để tranh cử làm người kế vị của ông Yetsin, người đã làm mất sự ủng hộ của dân chúng Nga sô. Nhưng nay Putin đã đắc cử, ông có bổn phận để trả lời gấp rút những cau hỏi này.”
Tại Hong Kong, loại thông điệp này cũng có. Một bài bình luận ký tên không rõ được đăng trên báo South China Morning Post đã viết rõ ràng Putin không có kinh nghiệm về chính trị, trong nước có nhiều vấn đề đang được dùng để đả kích ông. Tờ báo đã viết: “Trong giai đoạn quá ngắn, không một ai biết được nhà cựu tình báo KGB có chủ trương nào và trong đầu đang suy tính cái gì. Chinh sách của Putin đã cho người ta thấy rõ ông hăng say vận động chiến tranh để chống phiến quân Chechnya.”
Ấn độ cũng đang tìm cách ký đối tác nằm trong chiến lược với Nga sô, Thủ tướng Atal Behari Vajpayee đã vội vàng gửi lời chúc tụng Putin với lời lẽ như hai nước đã có quan hệ thân thiết qua sự mậu dịch về lâu và về dài, qua tình hữu nghị keo sơn và qua những hiệp ước về phòng thủ.
Bộ ngoại vụ của Hanoi đã cho nữ phát ngôn viên Phan Thủy Thanh lên tiếng hoan nghênh sự thắng cử chức tổng thống Nga của Vladimir Putin và đã đưa lên giọng ca sàng sê “Quan hệ hữu nghị truyền thống tốt và sự đóng góp về muôn mặt của hai nước Nga sô và Việt Nam được phát triển và tăng cường mạnh mẽ.” Cả hai nước đã đồng ý vào tháng hai trong chuyến viếng thăm Hanoi của Ivanov đã tăng cường mối quan hệ bị dập vùi vì sự sụp đổ của Liên bang Sô-viết qua những màn đòi nợ.
Gửi ý kiến của bạn