HANOI (KL) - Theo tin của phóng viên HongKong tại Hanoi, Quốc hội CSVN thường bị dân chúng chỉ trích là Quốc hội của nghị gật. Những nghị gật này được CSVN gọi là các đại biểu của dân. Bối rối trước những lời chỉ trích, ‘quốc hội nghị gật’ đã cho đạp thắng để ngưng dự án thủy điện khổng lồ, một dự án trước đây đã từng được thổi phồng là một dự án giúp cho nền kinh tế của Bắc Việt được tăng trưởng.
Các đại biểu dân của Quốc hội CSVN nhóm họp ngay tại Hanoi để gật đầu cho ngưng dự án xây đập này, mặc dầu thủ đô Hanoi hiện nay đang thiếu điện, thiếu nước máy. Các đại biểu gật hay nghị gật này cùng gật với nhau về kế hoạch do Điện lực Việt Nam đệ trình là kế hoạch có những ảnh hưởng hại cho xã hội và cho sinh thái do công trình xây đập gây ra. Ảnh hưởng tai hại này đã không được giải quyết thỏa đáng theo như lời đã mớm cho các nghị gật.
Nhà máy thủy điện, một đề nghị đầu tiên cách đây 10 năm, đòi hỏi 450 cây số vuông rừng, đồng nương phải chịu ngập lụt và gần 100 ngàn dân phải di tản khỏi vùng để xây đập làm hồ chứa nước cho nhà máy. Dự án này cần đầu tư 4 tỷ Mỹ kim để sản xuất điện năng với công xuất 3,5 megawatts/năm. Kế hoạch này trước đây đã được các nghị ta gật đầu tranh cãi để hoàn tất trước năm 2010.
Trong khi các nghị gật bàn cãi sôi nổi, sở điện nước nhận được một công văn cho biết sau khi nghiên cứu những ảnh hưởng gây hại của dự án đập này, thấy chúng còn nằm thấp hơn ảnh hưởng gây hại theo tiêu chuẩn quốc tế.
“Các đại biểu liền yêu cầu cho biết thêm chi tiết về dự án xây đập khổng lồ này và những sự nghiên cứu đã cho biết những ảnh hưởng gây hại tính ra thấp hơn,” theo như tin của một tờ báo của nhà nước đã tường trình ngày 23/5.
“Nghiên cứu kỹ hơn nữa, người ta cần phải khảo sát chấn động đất trong vùng, cũng như tính ra lượng nước cần hàng năm cho các tỉnh nằm trong châu thổ sông Hồng hà, đất cần phải phát quang, số dân phải di tản khỏi vùng và số tiền bồi thường thiệt hại cho dân chúng,” tin được đăng theo lời của bộ truởng Trần Xuân Giá của bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Các phe có khuynh hướng nhân đạo và về môi sinh đã hoan nghênh quyết định của các nghị gật. Các phe này cho biết họ sợ kế hoạch được các nghị gật sẽ gật theo mà không quan tâm tới các ảnh hưởng tai hại.
“Có dấu hiệu đáng khuyến khích, nhà nước Việt Nam không giống nhà nước Trung quốc về dự án đập Tam Khẩu trên sông Dương tử. Nhà nước Việt Nam tỏ vẻ cảnh giác về mặt trái của dự án xây đập như thế hơn là chỉ chú tâm quan trọng vào mặt kinh tế,” theo lời của một chuyên gia sinh thái ngoại quốc có mặt tại Hanoi đã cho biết.
Nhưng giáo sư Nguyễn Trí Viên của truờng đại học Thủy văn tại Hanoi cho biết, giáo sư tin rằng dự án cũng sẽ được tiến hành, dầu rằng ảnh hưởng hại gây ra không thấp.
Giáo sư cho biết: “Lý do chính mà Quốc hội đã cho ngưng dự án này, vì Điện lực Việt Nam đã không chuẩn bị đủ khoản tiền để di tản số dân ra khỏi vùng xây dựng đập, cái khó khăn nữa là gọi vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng vấn đề này có thể giải quyết được và dự án sẽ được chấp thuận sớm hay muộn bởi vì nó có lợi cho kinh tế.”
Giáo sư cho biết thêm, đập này còn khống chế được cảnh ngập lụt thường phá hại mùa màng trên châu thổ Hồng hà.
Qua tin tường trình trên đây, nhà báo Hong Kong đã cho các độc giả nhìn thấy rõ trình độ kiến thức của các đại diên dân trong Quốc hội CSVN, những nhà đại diện này đã chẳng đại diện cho bất cứ nguyện vọng nào của người dân ngoài chuyện gật đầu và bàn suông trong hội trường do CSVN điều khiển. Ngoài ra không có một đại biểu nào của dân năng động đi sát hay theo rõi sát vấn đề như những dân biểu của các nước tự do.
Các đại biểu dân của Quốc hội CSVN nhóm họp ngay tại Hanoi để gật đầu cho ngưng dự án xây đập này, mặc dầu thủ đô Hanoi hiện nay đang thiếu điện, thiếu nước máy. Các đại biểu gật hay nghị gật này cùng gật với nhau về kế hoạch do Điện lực Việt Nam đệ trình là kế hoạch có những ảnh hưởng hại cho xã hội và cho sinh thái do công trình xây đập gây ra. Ảnh hưởng tai hại này đã không được giải quyết thỏa đáng theo như lời đã mớm cho các nghị gật.
Nhà máy thủy điện, một đề nghị đầu tiên cách đây 10 năm, đòi hỏi 450 cây số vuông rừng, đồng nương phải chịu ngập lụt và gần 100 ngàn dân phải di tản khỏi vùng để xây đập làm hồ chứa nước cho nhà máy. Dự án này cần đầu tư 4 tỷ Mỹ kim để sản xuất điện năng với công xuất 3,5 megawatts/năm. Kế hoạch này trước đây đã được các nghị ta gật đầu tranh cãi để hoàn tất trước năm 2010.
Trong khi các nghị gật bàn cãi sôi nổi, sở điện nước nhận được một công văn cho biết sau khi nghiên cứu những ảnh hưởng gây hại của dự án đập này, thấy chúng còn nằm thấp hơn ảnh hưởng gây hại theo tiêu chuẩn quốc tế.
“Các đại biểu liền yêu cầu cho biết thêm chi tiết về dự án xây đập khổng lồ này và những sự nghiên cứu đã cho biết những ảnh hưởng gây hại tính ra thấp hơn,” theo như tin của một tờ báo của nhà nước đã tường trình ngày 23/5.
“Nghiên cứu kỹ hơn nữa, người ta cần phải khảo sát chấn động đất trong vùng, cũng như tính ra lượng nước cần hàng năm cho các tỉnh nằm trong châu thổ sông Hồng hà, đất cần phải phát quang, số dân phải di tản khỏi vùng và số tiền bồi thường thiệt hại cho dân chúng,” tin được đăng theo lời của bộ truởng Trần Xuân Giá của bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Các phe có khuynh hướng nhân đạo và về môi sinh đã hoan nghênh quyết định của các nghị gật. Các phe này cho biết họ sợ kế hoạch được các nghị gật sẽ gật theo mà không quan tâm tới các ảnh hưởng tai hại.
“Có dấu hiệu đáng khuyến khích, nhà nước Việt Nam không giống nhà nước Trung quốc về dự án đập Tam Khẩu trên sông Dương tử. Nhà nước Việt Nam tỏ vẻ cảnh giác về mặt trái của dự án xây đập như thế hơn là chỉ chú tâm quan trọng vào mặt kinh tế,” theo lời của một chuyên gia sinh thái ngoại quốc có mặt tại Hanoi đã cho biết.
Nhưng giáo sư Nguyễn Trí Viên của truờng đại học Thủy văn tại Hanoi cho biết, giáo sư tin rằng dự án cũng sẽ được tiến hành, dầu rằng ảnh hưởng hại gây ra không thấp.
Giáo sư cho biết: “Lý do chính mà Quốc hội đã cho ngưng dự án này, vì Điện lực Việt Nam đã không chuẩn bị đủ khoản tiền để di tản số dân ra khỏi vùng xây dựng đập, cái khó khăn nữa là gọi vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng vấn đề này có thể giải quyết được và dự án sẽ được chấp thuận sớm hay muộn bởi vì nó có lợi cho kinh tế.”
Giáo sư cho biết thêm, đập này còn khống chế được cảnh ngập lụt thường phá hại mùa màng trên châu thổ Hồng hà.
Qua tin tường trình trên đây, nhà báo Hong Kong đã cho các độc giả nhìn thấy rõ trình độ kiến thức của các đại diên dân trong Quốc hội CSVN, những nhà đại diện này đã chẳng đại diện cho bất cứ nguyện vọng nào của người dân ngoài chuyện gật đầu và bàn suông trong hội trường do CSVN điều khiển. Ngoài ra không có một đại biểu nào của dân năng động đi sát hay theo rõi sát vấn đề như những dân biểu của các nước tự do.
Gửi ý kiến của bạn