Hôm nay,  

Báo Chui Đối Thoại Tháng 9: Diệt Tham Ô, Bỏ Điều 4 Hp

07/09/200100:00:00(Xem: 3952)
*** Nối kết tiếp tay tán phát cho tới khi nào có tự do dân chủ thật sự trên đất nước Việt Nam ***

ĐỐI THOẠI - ĐỐI THOẠI - ĐỐI THOẠI (3 tháng 9 năm 2001)
(Tiếng nói của chủ nhân đất nước - Đối thoại để có dân chủ)

Đảng và nhà nước có thực lòng chống quốc nạn tham nhũng hay chỉ hô hào để lừa bịp mị dân" Hãy quyết định chọn lựa hoặc cho nhân dân tiếp tay lập hội chống tham nhũng, ra báo chống tham nhũng... hay phải chấp nhận chơi trò thư rơi, báo chui như những chiến sĩ dân chủ, như Đối thoại... hầu bịt miệng khóa mồm nhân dân để mọi người thấy rõ mặt thật của chế độ toàn trị hiện nay. Đối thoại số này gửi đến các bạn đọc một "đơn xin thành lập hội chống tham nhũng" của hai ông Phạm Quế Dương và Trần Văn Khuê, và một bài viết "Trả lời thư nặc danh, ký tên Trần văn Thư" của nhà văn Hoàng Tiến. Đối thoại chờ đợi sự phản ánh của lãnh đạo đảng trước những đòi hỏi chính đáng của người dân đấu tranh cho dân chủ. Ngoài ra Đối thoại cũng gửi đến các bạn những vần thơ nói lên "trò hề" trong đảng mà các cụ đã cóp nhặt gửi tặng anh em chủ trương Đối thoại để chúng ta cùng chiêm nghiệm trong lúc thư giản. Đối thoại xin cám ơn những đóng góp của quý cụ, của các bạn trong tinh thần nối kết.
---------
(bài 1)
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*
Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 2001
Đơn xin thành lập
Hội Nhân Dân VN ủng Hộ Đảng và Nhà nước Chống Tham Nhũng
(Gọi tắt là Hội Nhân Dân VIệt NAM Chống Tham Nhũng)
Kính gửi: - Ông Tổng bí thư ĐCSVN Nông Đức Mạnh, - Ông Chủ tịch nước CHXHCNVN Trần Đức Lương, - Ông Thủ tướng nước CHXHCNVN Phan Văn Khải, - Ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An,
Hiện nay, tham nhũng đã trở thành quốc nạn, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước và cản trở sự phát triển của Đất nước. Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã phải phát biểu: "Nếu không chống tham nhũng thì Đảng sẽ mất vai trò lãnh đạo". Tổng bí thư Nông Đức Mạnh vừa nhận chức cũng phải tuyên bố: "Phải chống tham nhũng quyết liệt hơn!" Và Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Văn An, vừa nhận chức cũng phải nói: "Xin dân chủ đâu có được, phải đấu tranh mới có dân chủ. Xin công bằng cũng không được, phải đấu tranh mới có công bằng. Chống tham nhũng dĩ nhiên cũng phải đấu tranh rất quyết liệt".
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước, chúng tôi xin phép được thành lập "Hội Nhân Dân VN ủng Hộ Đảng và Nhà Nước Chống Tham Nhũng". (Gọi tắt là "Hội Nhân Dân VIệt NAM Chống Tham Nhũng").
Tôn chỉ, mục đích của Hội:
- Góp phần tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chống tham nhũng.
- Góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
Hoạt động cụ thể của Hội:
- Thông tin tình hình chống tham nhũng thường xuyên cho nhân dân và các cơ quan Nhà nước;
- Lên án tệ nạn tham nhũng tác hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
- Tham gia phát hiện, tố giác vụ việc tham nhũng;
- Kiến nghị biện pháp xử lý vụ việc tham nhũng;
- Không tham gia hoạt động chính trị.
Tổ chức của Hội: - Hội bao gồm những công dân Việt Nam "trung với Nước, hiếu với Dân", tự giác, tự nguyện tham gia Hội.
- Hội tổ chức trong cả nước, có hệ thống từ cơ sở trở lên.
- Mỗi cấp có phân công thường trực do sự bàn bạc thống nhất, bầu cử theo thời gian phù hợp.
- Ra báo "Chống Tham Nhũng" (theo đúng Luật Báo chí). Trong khi chưa được phép ra báo sẽ thông tin nội bộ theo hình thức Thư ngỏ "Chống Tham Nhũng".
- Trước mắt tổ chức Ban trù bị thành lập Hội. Bộ phận thường trực của Hội, đại diện ở miền Bắc: Ông Phạm Quế Dương - 37 Lý Nam Đế - Hà Nội (ĐTĐD: 0903.252.286), đại diện ở miền Nam: Ông Trần Văn Khuê - 296 Nguyễn Trãi - Quận 5 - TP Hồ Chí Minh. (ĐT: 8.363.825). Email: trankhue@hcm.fpt.vn. Các đại diện thay mặt Hội tiếp xúc xử lý và quan hệ làm việc theo tôn chỉ, mục đích và các hoạt động cụ thể của Hội.
- Quỹ Hội tuỳ thuộc sự ủng hộ tự nguyện của hội viên và các vị hảo tâm trong nước, nước ngoài và cả tổ chức quốc tế. Từng thời gian công khai báo cáo thu chi quỹ của Hội.
- Sau khi ổn định tổ chức và hoạt động, xin gia nhập là một thành viên của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.
Kính mong Đảng và Nhà nước cho phép thành lập Hội Nhân Dân VN ủng Hộ Đảng và Nhà Nước Chống Tham Nhũng.
Xin trân trọng cảm ơn.
T.M. Ban trù bị thành lập
Hội Nhân Dân VIệt Nam Chống Tham Nhũng
Phạm Quế Dương
37 Lý Nam Đế - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội ĐTĐD: 0903.252.286
Trần Văn Khuê
296 Nguyễn Trãi - Quận 5 - TP Hồ Chí Minh. ĐT: 8.363.825. Email: trankhue@hcm.fpt.vn
Nơi gửi:
- Các vị trên.
- Cơ quan ngôn luận báo chí.
- Những người ủng hộ chống tham nhũng.
*
(bài 2)
Trả lời thư nặc danh, ký tên Trần Văn Thư
Nhà văn Hoàng Tiến
Thư của anh gửi ông tổng thư ký Hội Nhà văn và đồng gửi cho tôi, không ghi rõ chỗ ở, nghề nghiệp, số điện thoại hoặc địa chỉ, nghĩa là liệt vào loại thư nặc danh. Lẽ ra không nên trả lời. Phàm thư nặc danh là tố cáo các vị quan chức quyền uy của họ có thể làm phương hại đến người tố cáo, nên thư phải giấu tên thật, ký nặc danh. Còn tố cáo một nhà văn, chẳng có một chức quyền gì, nghĩa là họ chẳng thể làm hại gì được ai, mà cũng phải giấu tên thật, giấu chỗ ở, thì hẳn phải có điều gì khuất tất, mờ ám, hổ thẹn với việc mình làm, hoặc lo sợ dư luận lên án, chỉ trích, không dám ngẩng mặt nhìn ai nữa, mới phải viết lối thư nặc danh như thế.
Tất nhiên, đọc thư, tôi đã đoán được người viết là ai.
Tôi lại lấy làm thích thú, vì họ cứ chê bai cách thức anh em dân chủ làm (còn đe doạ bắt bớ nữa), là cứ viết những tờ rơi gửi lãnh đạo, gửi các báo đài và gửi cả bè bạn, thì bây giờ họ cũng làm y như các ông dân chủ. Họ thường hù doạ mọi người "tán phát là một tội", thì bây giờ họ cũng tán phát, có điều không dám ghi tên thật và địa chỉ như các ông dân chủ. Có phải đây là một phương án tối ưu hiện nay để có đựoc ít nào tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, mà không vi phạm pháp luật. Một hình thức đấu tranh, giành giật. Đúng như ông tân chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An đã trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong chủ nhật số 26 ngày 1-7-2001: "Xin dân chủ cũng đâu có được, mà phải đấu tranh mới có dân chủ. Xin công bằng cũng không được, phải đấu tranh mới có công bằng." (hết lời trích) Xin hoan nghênh lời phát biểu với tư duy đổi mới của ông Nguyễn Văn An.
Vì thế tôi vui lòng trao đổi từng điểm anh viết trong thư.
1). Về vụ án Nhân văn- Giai phẩm. Trích thư: "Tôi đọc và thấy nhiều vấn đề do ông Tiến suy diễn, chẳng hạn như nói về vụ Nhân văn-Giai phẩm cứ như ông ta là người trong cuộc, là nạn nhân của vụ án...Tôi tự hỏi không hiểu ông Tiến lấy đâu những tài liệu này mà kết luận vụ Nhân văn-Giai phẩm là một vụ án văn học do ông Tố Hữu ganh ghét những người có tài thổi phồng lên chứ không phải là một vụ án chính trị phản động." (hết lời trích)
Năm 1997, tôi có viết một công trình nghiên cứu nhỏ (57 trang vi tính, khổ A4, cỡ chữ 10), nhan đề "Nhìn lại vụ án Nhân văn-Giai phẩm cách đây 40 năm". Tôi đã chính thức gửi bản viết này tới Tạp chí Văn Học của Viện Văn Học, nhưng họ không đăng.
Với góc độ của một người nghiên cứu, tôi phát hiện ra cái mạch ngầm của cuộc đấu tranh tư tưởng Nhân văn-Giai phẩm do ông Tố Hữu lãnh đạo khởi xướng. Ông Tố Hữu được Đảng tín nhiệm giao trọng trách về văn học nghệ thuật, học tập phong trào Trung Quốc "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng", phát động cuộc đấu tranh tư tưởng Nhân văn-Giai phẩm, cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa quan điểm văn học vô sản và quan điểm văn học tư sản lớn nhất sau giải phóng miền Bắc. Nhưng nó chỉ là bề mặt nổi, cái nhãn hiệu, còn mạch ngầm lại là chuyện cá nhân đố kỵ tài năng. Vì thế mới có một thứ án khắc nghiệt 30 năm không được sáng tác. Cho anh sống đấy, nhưng anh không được viết. Anh cứ cố viết, nhưng không đâu dùng, không ai in. Vì thế mà tổng bí thư Nguyễn Văn Linh năm 1987 mới phải tuyên bố "cởi trói cho văn nghệ sĩ", và khích lệ văn nghệ sĩ hãy tự cứu lấy mình, hãy dũng cảm sáng tác, không bẻ cong ngòi bút ...vv...(Tiếc rằng, cũng chỉ được một thời!) Nhiều văn nghệ sĩ khi cởi trói thì đã già, tay run chân liệt, nhiều người chết trước khi được cởi trói.
Và vì thế trong bài nghiên cứu của tôi, đã chỉ ra những thiếu sót, những nhược điểm và khuyết tật trong thơ Tố Hữu (xin đọc tiểu luận). Xưng tụng Tố Hữu là nhà thơ lớn, ca ngợi thơ Tố Hữu là tuyệt phẩm, tuyệt mỹ, hãy nên thận trọng. Vì theo tôi, một nhà thơ lớn thì ngoài nội dung tư tưởng mới, còn phải có hình thức biểu cảm mới. Thơ Tố Hữu được phần nội dung tư tưởng cách mạng, còn hình thức biểu cảm vẫn là kiểu thơ lục bát, song thất lục bát, cùng sử dụng các thể thơ của phong trào thơ mới 1930Ộ1945 (kể cả lối thơ nhạc điệu của Nguyễn Vỹ, lối thơ 8 chữ hùng tráng của Phạm Huy Thông ...vv...).
Và cũng vì thế tôi phải chứng minh thơ của anh em Nhân văn-Giai phẩm hay như thế nào, cách tân như thế nào, họ tạo được những hình thức biểu cảm mới như thế nào (thơ Hữu Loan, Lê Đạt, Trần Dần, Văn Cao, Hoàng Cầm, Phùng Quán ...vân vân và vân vân ..., mỗi người chọn hai bài Ộ Xin đọc tiểu luận).
Hồi ấy, các bạn thân bảo tôi rằng, ông Tố Hữu tuy thôi chức rồi, nhưng thế lực vẫn còn mạnh lắm, ông ấy vẫn có thể bóp chết ông. Tôi đã trả lời: "Đấy chính là lý do tôi phải viết khi ông ấy còn sống. Nếu để khi ông ấy chết rồi mới viết, thì người sau sẽ hỏi, sao ông ấy còn sống, không ai viết"". Ông ấy còn sống nghĩa là ông ấy có thể trả lời, có thể phản bác, và những người ca tụng thơ Tố Hữu có thể tranh luận. Đây là vấn đề học thuật, nếu lý họ phải, thì tôi thua. Còn họ không phản bác được những điều tôi nêu ra trong bài nghiên cứu, thì họ phải nghe theo tôi. Văn chương có định luật Archimède của nó, có cái công bằng của nó. Còn nếu họ dùng hành chính bạo lực thì khỏi phải nói, họ có thể đày đoạ tôi, nhưng họ đâu có thắng.
Về điều này thì bên công an cũng đã tra hỏi tôi. Họ đã cự tôi, căn cứ vào đâu tôi bảo là vụ án văn học, còn theo họ thì đây là vụ án chính trị phản động. Tôi đã trả lời công an, tôi căn cứ vào hai điều sau:
a). Lời phát biểu của ông Đặng Thai Mai, nguyên bấy giờ là chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, trong bài tổng kết đấu tranh Nhân văn-Giai phẩm đăng trên các báo hồi bấy giờ đã nói, đây là vụ án văn học lớn nhất từ xưa đến nay... Các anh hãy tìm đọc.
b). Các nạn nhân của vụ án đều là các văn nghệ sĩ có tài năng (tôi nêu tên tuổi những anh em Nhân văn-Giai phẩm ,về thơ, về văn, về hoạ, về nhạc, về kịch... đủ mọi lĩnh vực).
Tôi đi đến một nhận định viết trong tiểu luận nghiên cứu, ở Liên Xô, có ông Litchenko, được Đảng Cộng sản Liên Xô tín nhiệm, giao cho trọng trách phụ trách khoa học, ông ấy, cũng vì đố kỵ tài năng, đã sử dụng quyền hạn mình bắt giam, tù đày, các nhà khoa học Liên Xô bất đồng quan điểm, đã kéo lùi nền khoa học Liên Xô 50 năm so với thế giới (nhất là lĩnh vực gien di truyền). ở Việt Nam, có ông Tố Hữu, cũng được Đảng Cộng sản Việt Nam tín nhiệm, giao trọng trách văn học nghệ thuật, đã dấy lên vụ Nhân văn-Giai phẩm, làm thui chột và tiêu diệt nhiều tài năng, đã kéo lùi nền văn học nghệ thuật nước nhà ít ra là 30 năm. Ông Tố Hữu đã tạo nên một nền văn học minh hoạ, hay còn gọi là nền văn học chứng minh cho đường lối chính sách. Nên khi đường lối chính sách thay đổi, thì các tác phẩm ấy cũng nhào theo.
Còn công an bảo đây là vụ án chính trị phản động, định lật đổ chế độ, thì hãy công bố những tư liệu chứng cứ ra, cho thiên hạ được biết, cho chúng tôi được biết. Nếu chứng cứ đúng, đủ tang chứng vật chứng, người ta mới tâm phục khẩu phục. Còn không thể cứ công an bảo là vụ án chính trị phản động, thì nó phải là phản động. Vả lại, một số anh em Nhân văn-Giai phẩm còn sống hiện nay, để người ta có ý kiến.
Tôi rất muốn ông Tố Hữu già rồi, sắp xuống lỗ cả rồi, hãy xin lỗi anh em Nhân văn-Giai phẩm lấy một câu, cho những người đã chết được thanh thoát và những người còn sống được nhẹ nhõm. Nhiều anh em khác đã làm việc này, nhà viết kịch Bửu Tiến, trong một cuộc họp Hội Nhà văn, đã lên diễn đàn xin lỗi anh em Nhân văn-Giai phẩm, vì hồi ấy ông cũng đã kết tội anh em không công bằng. Ông Bửu Tiến đã về cõi vĩnh hằng một cách thanh thản.
Trông ra thế giới, ông Đặng Tiểu Bình trong di chúc, cứ ân hận mãi về vụ Thiên An Môn, ông có lời xin lỗi gia đình các nạn nhân và xin lỗi nhân dân Trung Quốc. Giáo hoàng Vatican đứng ra xin lỗi về vụ Galilée từ thế kỷ thứ 17. Nước Nhật ngày nay đứng ra xin lỗi những người phụ nữ Nam Triều Tiên, trong đại chiến II, bị ép đi phục vụ quân đội Nhật ...vv...
Này anh Trần Văn Thư nặc danh, anh có chứng cứ gì về vụ Nhân văn Giai phẩm là vụ án chính trị phản động thì xin trình bày ra cho thiên hạ được biết. Còn nếu không thì anh nên khuyên ông Tố Hữu hãy học cách biết xin lỗi. Việc ấy không làm ông Tố Hữu thấp giá đi đâu, mà trái lại, nó giúp ông Tố Hữu cao giá lên đấy.
2). Thư anh viết: "Chẳng những thế, ông ta (tức Hoàng Tiến, người viết ghi chú) còn hùa theo một số người khác đòi xoá bỏ Điều 4 Hiến Pháp, tức là muốn loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ra khỏi đời sống chính trị! Tôi nghĩ thế thì thật quá đáng, hết chỗ nói!" (hết lời trích)
Nhiều năm nay tôi chính thức lên tiếng đề nghị với Đảng, Quốc hội và Nhà nước cho thi hành quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ghi trong Hiến pháp. Đây là thứ quyền cơ bản nhất của con người, do Bác Hồ tranh đấu từ năm 1919. Nó là điều thứ 3 trong 8 điều của Bản yêu sách của dân tộc An Nam (Revendications du peuple annamite) do Bác Hồ gửi tới các nước Đồng minh thắng trận họp hội nghị ở Versailles sau Đại chiến thứ nhất. Cho đến khi Cách mạng Tháng 8 thành công, nó đã được ghi vào Hiến pháp nước VNDCCH, là điều thứ 10 trong bản hiến pháp đầu tiên của chế độ mới. Sau nhiều lần sửa đổi, chưa lần nào dám bỏ nó, lần sửa đổi gần đây nhất là năm 1992, thì điều 69 của Hiến pháp nước CHXHCNVN vẫn trân trọng ghi nhận: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật".
Chiến tranh đã chấm dứt, hoà bình đã được 26 năm rồi. Không có lý do gì để không thi hành thứ quyền này của người dân. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ hiến pháp, đấu tranh chống những sự vi phạm hiến pháp. Điều 12 trong Hiến pháp nước CHXHCNVN ghi rõ như vậy.
Cho nên luật báo chí không công nhận báo chí tư nhân là vi phạm Hiến pháp. Luật con không được trái với luật mẹ. Tôi có đấu tranh về việc này cũng là thực hiện quyền công dân phải bảo vệ và chống những sự vi phạm hiến pháp.
Còn việc đề nghị bỏ Điều 4 Hiến pháp, nói miệng thì rất nhiều người nói, nhưng viết thành văn bản đầu tiên phải kể là nhà nghiên cứu Nguyễn Kiên Giang, sau này là hai nhà nghiên cứu Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân, rồi hưởng ứng là các lão thành cách mạng, các trí thức văn nghệ sĩ, trong đó có tôi.
Lập luận của các vị này đề nghị bỏ Điều 4 là mạnh dạn và khá thuyết phục. Xin đừng vội vu cho họ là muốn loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ra khỏi đời sống chính trị! (như trong thư của anh). Hai việc khác nhau.


Hiến pháp chúng ta năm 1946 đâu có ghi điều này. Hiến pháp sửa đổi năm 1959 cũng không ghi điều này. Mà toàn dân vẫn thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng, chứng cớ là dưới sự lãnh đạo của Đảng dân ta đã làm cuộc Cách mạng Tháng 8 thành công, và tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi.
Điều này chỉ được ghi vào Hiến pháp sửa đổi năm 1980 dưới triều đại ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Là do bắt chước Liên Xô (Điều 6 Hiến pháp Liên Xô), đã dẫn tới sự mất dân chủ, sự nhân danh Đảng lãnh đạo làm bậy, tham nhũng tràn lan, dân chúng chán ghét, kết quả là sự sụp đổ tan tành của Liên bang Xô-viết. Vậy chúng ta theo vết bánh xe đổ đó làm gì. (Hồi ấy đã thay đổi tên nước, định thay đổi cả quốc ca nhưng không thành công).
Bỏ Điều 4 đi, tức là loại bỏ cái điều kiện để kẻ xấu trong Đảng lợi dụng, hống hách, cửa quyền, coi trời bằng vung, tham nhũng thả cửa. Thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng là do cái tâm của người dân quy thuận (được lòng dân là được lòng trời), đâu có phải cứ ghi vào hiến pháp là người ta phải thừa nhận.
Sự bỏ đi chỉ có lợi cho uy tín của Đảng. Chứ thực tế để nó từ 1980 đến nay, thì nước nhà công nghệ sa sút, nông nghiệp đình đốn, mất dân chủ trầm trọng. Sau phải nhờ cương lĩnh đổi mới của Đại hội VI mới cứu nguy được đất nước. Nước ta đã đổi mới, đang đổi mới và sẽ đổi mới hơn nữa. Theo học thuyết Mác-Lênin, đảng rồi sẽ mất đi, cái còn lại lâu bền là dân tộc. Vậy thì để nó làm gì" Nó lại là miếng đất màu mỡ để kẻ xấu trong Đảng lợi dụng. Nhìn ra hơn 200 nước trong Liên hiệp quốc, có nước nào có Điều 4 kỳ lạ như nước ta ghi trong Hiến pháp"
Xin hỏi anh Thư nặc danh có đọc "Đối thoại 2000" và "Đối thoại 2001" của ông Trần Khuê và bà Thanh Xuân, hai tác giả chính thức văn bản đề nghị bỏ Điều 4" Tôi đố anh có thể trích ra một đoạn nào quy tội được cho ông Khuê và bà Xuân là muốn loại bỏ sự lãnh đạo của Đảng. Để cho dễ hiểu sự việc trên, ta có thể hình dung một câu chuyện sau: Ông giám đốc một cơ quan nọ, muốn tỏ rõ vai trò mình, cứ đeo cái biển tôi là giám đốc đi khắp các phòng ban. Mọi người đều ra vẻ nể sợ. Ông đeo tấm biển đó đi cả ngoài đường. Mọi người trông thấy đều cười. ông không hiểu tại sao người ta cười mình. Vợ con thấy vậy liền bảo ông cất cái biển ấy đi. Không ai cười nữa. Bữa cơm tối ấy vui vẻ. Vợ vẫn quý chồng, con vẫn thương cha. Và ông vẫn là giám đốc.
Người ta có thể chỉ ra cái sai của Đảng, nhưng vẫn chịu sự lãnh đạo của Đảng là chuyện bình thường.ở cơ quan nào mà chẳng có chuyện ấy.
Cho nên nói như anh là hồ đồ, nếu không muốn nói là bẻ queo, là ác ý.
3). Anh đề nghị Hội Nhà văn khai trừ tôi ra khỏi Hội, vì tôi tham gia vào vấn đề dân chủ, nghĩa là không còn đủ tư cách hội viên Hội Nhà văn nữa. Điều này thì bộ phận A25 bên công an cũng đã thúc ép BCH Hội Nhà văn, khai trừ tôi ra khỏi Hội. Anh cũng chỉ là sự gia lượng thêm vào cái việc công an đã làm.
BCH Hội đã mời tôi lên, trao đổi về việc này. Chúng tôi là nhà văn, tôn trọng nhau, đối xử với nhau bình đảng, không có trên dưới như các cấp chính quyền. Tôi đã thẳng thắn trả lời như sau:
Tôi là người viết văn, nếu tác phẩm của tôi có viết điều gì sai với Điều lệ Hội thì các anh cứ góp ý, nếu vi phạm nặng xin các anh cứ khai trừ. Còn việc tôi tham gia vấn đề dân chủ là ý thức công dân đối với đất nước. Trong Điều lệ Hội cũng không có khoản nào cấm nhà văn không được tham gia vấn đề dân chủ. Mà dân chủ hiện nay là vấn đề nóng bỏng của đất nước. Nhà văn quá cố Nguyễn Minh Châu, thế hệ chống Pháp như chúng tôi, đã viết trong một bức thư gửi bạn: "Theo tôi, làm một thằng nhà văn Việt Nam vào lúc này mà tìm cách lẩn tránh vấn đề dân chủ là thiếu tư cách, kể cả việc anh núp sau lập luận rằng văn học là cái gì lâu dài và sâu xa, để đời." (thư tay Nguyễn Minh Châu, tôi có giữ một bản phôtô làm tài liệu)
Tôi nghĩ rằng, nếu Nguyễn Minh Châu còn sống, anh cũng sẽ viết bài lên tiếng về dân chủ như tôi. Nó là duyên nghiệp của từng người.
Tôi biết rằng A25 cũng như anh Thư nặc danh muốn tạo sức ép về phía Hội Nhà văn để buộc tôi ra khỏi Hội, vì sợ rằng tên tuổi và danh nghĩa nhà văn của tôi làm họ e ngại. Tôi bị khai trừ, theo họ nghĩ, có nghĩa tôi không còn là nhà văn nữa, thì uy tín của tôi sẽ kém đi, ảnh hưởng sẽ kém đi. Họ lầm to. Nhà văn sống được là ở tác phẩm của mình, ở lòng mến mộ của độc giả, chứ đâu phải là hội viên hay không hội viên. Nếu BCH không bảo vệ được hội viên, chịu sức ép của công an mà khai trừ tôi, tôi không chèo kéo cầu xin. Nhưng họ tưởng tước đoạt được danh hiệu hội viên nhà văn, tôi không còn dám xưng là nhà văn nữa, thì họ lại lầm to. Tôi sẽ xưng danh là nhà văn tự do, nhà văn ngoài Hội, như một ông thợ mộc, ông thợ đóng giầy xưng danh vì niềm tự hào về nghề nghiệp lâu năm của mình.
Nói tóm lại, đã tham gia vào công việc này, ở nước ta, thì tù đày sống chết cũng chẳng ngại, huống chi là cái danh hiệu hội viên hội này hội nọ bị tước đoạt.
4). Thư anh viết: "Một nhà văn Việt Nam như ông Hoàng Tiến lại đi nhận tiền của một tổ chức nước ngoài không rõ lai lịch thì đúng là thật buồn, mà lại được thưởng về những thành tích chống đối Nhà nước Việt Nam thì lại càng buồn hơn, nếu không nói là một sự sỉ nhục."
Đây là một cách tung tin ác ý của bộ phận A25 công an. BCH Hội đã hỏi, và tôi đã giải trình. Tại sao công an không dám nói rõ là tôi nhận một giải thưởng của tổ chức Human Rights Watch (Tổ chức theo dõi nhân quyền). Tổ chức này do hai nhà báo Hellman và Hammett người Đức lập ra, thường lên án những hành động vi phạm nhân quyền của chính phủ các nước, và bênh vực những người vì đấu tranh cho nhân quyền mà bị những cơ chế độc tài bắt bớ, đày đoạ, hoặc gây phiền hà. Sau khi mất, hai nhà báo trên có một số tài sản gửi ngân hàng, lấy số tiền lãi ra làm giải thưởng hàng năm cho những nhà báo, nhà văn ở khắp nơi, vì đấu tranh cho nhân quyền mà bị chính quyền sở tại gây rắc rối.
Tôi cũng vì lên tiếng về dân chủ tự do mà bị công an cắt điện thoại, gây ù điện thoại, lấy mất thư tín, không cho đi họp nước ngoài (một lần tổ chức Parlement international des écrivains của Liên minh Châu Âu mời sang châu Âu một năm; một lần tổ chức International Freedom of Expression Exchange (IFEX) mời sang Mỹ dự hội thảo một tuần; đều không được đi), chỗ ở bị bao vây, khách đến chơi bị đe doạ, họ còn vận động con cái chống lại bố. Rất may các cháu hiếu thảo, không có làm bậy.
Vì những lẽ đó mà Human Rights Watch trao giải thưởng năm 1998. Đã có 44 nhà văn, nhà báo của 19 nước được trao giải. Riêng Việt Nam, năm 1998, có 6 người.
Việc nhận tiền của nước ngoài không có đạo luật nào của nước ta cấm đoán cả, nghĩa là không vi phạm pháp luật. Tôi đã trả lời với công an A25: "Một cán bộ cao cấp nhận hẳn một triệu đô-la tiền biếu của tư bản nước ngoài, sao các anh không dám nói gì. Các anh nhìn đâu cũng cho là phản động, là thù địch, là các anh đã đi ngược lại quan điểm của Đảng, vì bây giờ chúng ta chủ trương tất cả là bè bạn. Muốn hội nhập mà nhìn ai cũng là kẻ thù thì hội nhập làm sao được. Chính các anh đã gây cản trở cho bước hội nhập. Chính các anh đã làm thế giới luôn luôn lên án chúng ta vi phạm nhân quyền."
Tôi còn nói: "Cuốn tiểu thuyết "Chuyện kể năm 2000" của nhà văn Bùi Ngọc Tấn, chính công đầu là của công an, anh Bùi Ngọc Tấn chỉ là người ghi lại. Nhà văn là thư ký của cuộc đời."
Cho nên muốn trách người thì hãy trách mình trước. Ông cha ta dạy: "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân".
Này anh Thư nặc danh, có bao giờ anh nghĩ rằng, chính công an A25 đã trao cho tôi giải thưởng này, và về mặt nào đó tôi lại phải cám ơn A25.
Những nguời thông minh sẽ nhận ngay ra rằng, thế giới bây giờ là một ngôi nhà lớn, chúng ta đã gia nhập cộng đồng thế giới (Liên hiệp quốc), thì phải thừa nhận những giá trị chung, những luật pháp chung. Bây giờ không thể cứ hành hạ nhau thế nào cũng được. Hàng xóm sẽ có ý kiến. Công an nên hiểu điều đó,và hãy thận trọng trong hành xử, để chứng tỏ nước ta là một nước văn minh biết tôn trọng các quyền con người và luật pháp quốc tế. Và đừng để cơ hội cho Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch), họ cứ tiếp tục trao giải thưởng ở Việt Nam.
Tôi đã trả lời từng điểm anh viết trong thư, nếu anh cần gì trao đổi nữa, thì lại đặt ra, và chúng ta lại trao đổi. Chỉ đề nghị là lần sau anh nên ghi tên thật, địa chỉ và số điện thoại đàng hoàng. Việc gì phải nặc danh. Nếu anh có là người của A25, hoặc nhận tiền của A25 mà làm việc này, thì cứ đàng hoàng. Việc ghi tên thật nó cần thiết, vì việc đó làm con người phải biết giữ tư cách, không thể ăn nói bậy bạ, kiểu chợ búa lưu manh, như bài viết của một anh ký là QD chửi bới ông Trần Khuê và bà Thanh Xuân loạn xị, vô văn hoá, dưới cái tiêu đề "Hiến thân cho khoa học"" được tán phát từ Câu lạc bộ sĩ quan công an ra.
Cuối thư, anh viết: "Và qua thư ngỏ này, chúng tôi cũng muốn gửi đến ông Hoàng Tiến lời nhắn nhủ chân thành là hãy bình tâm lại, nhìn sự vật khách quan hơn. Chúng ta là những người có công đóng góp cho chính thể này và chúng ta phải có trách nhiệm làm cho nó tốt hơn chứ không phải đạp bỏ nó đi như ông nghĩ."
Câu cuối cùng thì lại hỏng rồi, là anh lại vu khống tôi đạp bỏ nó đi như ông nghĩ. Anh có phải là tôi đâu mà biết tôi nghĩ gì. Trong trao đổi, bàn bạc, phải dùng lý lẽ mà thuyết phục, dùng thực tế làm thước đo, chứ không thể suy diễn theo ý mình rồi lại buộc cho người.
Tôi thì muốn nhắn anh: "Hãy thẳng thắn đặt vấn đề trao đổi, bàn bạc học thuật, lý lẽ hẳn hoi, nên duy trì hình thức tờ rơi này, để cố giữ lấy chút ít tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, trong điều kiện khắc nghiệt hiện nay. Chỉ sợ là A25 lại huýt còi, và anh Thư nặc danh lại phải dừng lại, thì mới thật đáng buồn. Người nhát thì cái gì cũng sợ!"
Tôi chờ thư anh lại đặt vấn đề về tôi (hoặc vấn đề khác cũng được), và chúng ta cùng trao đổi.
Hà Nội ngày 20 tháng 8 năm 2001
Hoàng Tiến, nhà văn
Địa chỉ: Nhà A 11 Phòng 420
Thanh Xuân Bắc-Hà Nội.
Điện thoại: 5530377.
Nơi gửi: . BCH Hội Nhà văn.
. Các cơ quan báo, đài.
. Bè bạn văn nghệ sĩ và các độc giả.
Trò Hề
1.- TùNG cắc rùm beng tuồng hềt vở
QUáT tháo om sòm mõ (tàn) cạn hơi.
2.- Sang Nga nghiên cứu học đòi
Chỉ lo bồ bịch kiếm nòi hát ca
Về nước lại cứ ba hoa
Lý luận giả hiệu theo cha chán phèo
3.- Hoàng Phương khiếu kiện Quát ta
Vì tội thoá mạ ông già tâm linh
Phán ràng "mê tín linh tinh
Gây cho dân chúng nước mình u mế'.
Thật ra Quát chẳng dấu nghề
Cái nghề láo toét khen chê tầm phào
Căy quyền, cậy thế leo cao
Nói năng tầm bậy ai nào có tin
Liệu hồn mở mắt mà nhìn
Nhìn cho thấu rõ cái quyền của mi
Cái quyền chẳng có oách gì
Cái quyền con đĩ thị phi lỗi thời
Cuối cùng rồi cũng đi đời
Đi đời con đĩ ai thời có thương
4.- Độc quyền tin tức trong tay
Độc quyền báo cáo, ông hay đe người
Độc quyền theo gái khắp nơi
Độc quyền đe doạ những người nhát gan
Độc quyền bảo vệ kẻ gian
Độc quyền bắt bớ kẻ gan phê bình
Rõ ràng cái thói linh tinh
Lợi dụng chức vụ coi khinh mọi người
Thôi thôi tống cổ cho rồi
Để thiên hạ khỏi kẻ cười người chê
5.- Ông ơi xin chớ nói càng
Dại mồm dại miệng chết oan có ngày
Nhân dân sẽ mượn lưỡi ngay
Dù ông cao chức, cao tay, cao quyền
Đó là luật lệ dân đen
Phải đâu ở chức ở quyền ông ơi"
6- Quát tháo đe doạ khắp nơi Quả là một gả tinh ma
Về vườn kiếm vợ đuổi gà cho xong!
7.- Kíp này là kíp chi chi
Nghiệm ra cũng xịt, cũng xì mà thôi
Nói thời thiên hạ lại cười
Hay chi vạch áo cho người xem lưng
Thế mà vẫn cứ hung hăng
Cả thầy, cả tớ mấy thằng lên râu
Rõ ràng một lũ mọt sâu
Làm sao mà cứ đè đầu dân đen "!
8.- Gửi anh họ Đào và cô Hồng
ừ thì con nhỏ nó tát anh
Làm sao đã vội nỗi tam bành
Tát mạnh càng thêm hồng cái má
Nỡ nào chửi nó thói đành hanh
Hỡi người tình nọ đừng chua xót
Ăn tát còn hơn mất củ hành
Cái nết không chừa còn cứ thế
Có ngày bị thiến giữa trời xanh
(Lời người vợ đã li dị với người chồng bạc tình, bạc nghĩa Đào D. Quát)
9.- Gửi ông phó trực
Nghe tin cô gái nó tát ông
Có đau, có đớn, có sưng không"
Đã thế thì thôi đành nhịn vậy
Tham gì thứ gái đã có chồng"!
10.- Bá ngọ cái thằng nói xấu ông
Văn quan đâu gẹo gái có chồng
Đốp mạnh má ông thì có thật
Chẳng qua trò trẻ thích chơi ngông
Giữa đất Cu Ba đầy trăng gió
Van xơ (Valso) Phốc tở rốt (Fok Tross) nhảy lung tung
Mang chuông đi ''đấm'' mà không "bóp"
Thì ai biết được mặt anh hùng.
11.- Họ Đào có thằng (cu) Q.
Học nghề cha khoác lác bán trời
Cụ Lê bật kính mà cười
Bỏ công dìu dắt nối ngôi bố mày
Thằng cu sụp xuống lạy thầy
Công ơn trời biển Q. này nhớ ghi
Tổng P. Tít mắt cười khì!
11.- Em nghe con nhỏ nó tát anh
Còn doạ đưa anh ra pháp đình
Sờ má phải đâu sờ cái ấy
Mà làm kinh động giữa thiên thanh
Thương anh tư cách nhà tuyên huấn
Tủi hổ thân em nổi bạn tình
Càng nghĩ bao nhiêu càng chua xót
Mồ cha chúng nó lũ lưu manh"
(Người tình yêu dấu của anh - H)
12.- Mồ cha con nhỏ thói đành hanh
Nó nổi tam bành đốp má anh
Anh đâu tý toáy như đồn đại
Mà nỡ đang tay chẳng chút tình
Nổ đom đóm mắt thôi đành chịu
Có sái quai hàm khỏi cũng nhanh
Chỉ đau một nỗi quan tuyên huấn
Chịu nhục muôn đời với chức danh
(Người tình đau khổ của em - ĐDQ)
13.- Tốt đôi
Quỷ sứ kết hợp thiên lôi
Cùng nhau quấy đảo dưới trời dọc ngang
Tưởng rằng được việc nước, làng
Ai ngờ rối bét, tan hoang cửa nhà!
14.- Quỷ sứ hay là thiên lôi"
Cùng nhau kết bọn quấy trời đảo điên
Ra tay sấm sét khắp miền
Phá hoại uy tín tổ tiên còn gì
Lại còn triết lý chi chi
Đối người nguyên tắc, mình thì lung tung
Anh hùng hảo hớn bung xung
Thầy trò một duộc vừa khùng vừa điên
15.- Tưởng rằng cấu kết cùng nhau
Để trị những kẻ ''cứng đầu xưa naý'
Ai ngờ xung đột nhau ngay
Bởi chưng mâu thuẫn: Đụng ngay chức quyền
Các xừ nổi nóng như điên
Tố nhau đủ cỡ, rủa nguyền thẳng tay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay
Biết làm sao được những tay dốt khùng
Thà rằng ngậm miệng cho xong
Nói bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu
Các vị nên cố biết điều
Nhược bằng làm phách: Treo niêu có ngày
15b. Từ thưở đầu xanh
Đã nổi danh
Lưu manh cách mạng
16.- Anh đổ thì em đổ luôn
Rõ ràng đáng kiếp con buôn lập lờ (sống nhờ)
17.- Mãy đời phó trực ở đây
Chỉ có ông này là mất lòng dân
Bởi chưng ông cậy có ''thần''
Cho nên ông cứ lên gân với người
Các ngành ông khoá chặt thôi
''Nhà ông'' ông lại để lơi, thối dần
18.- Tổng - Cố bốn ông ục nhau
Nếu không vỡ đầu thì cũng vỡ tai
Nhân dân nghe thấy thở dài
Rõ ràng chủ bài đã mất từ lâu
Càng nghĩ càng thấy nhức đầu
Cấp cao như thế thêm sầu ai ơi!
19.- Trạng chết, vua cũng băng hà
Những phường cơ hội theo đà phăng theo (tong luôn)
20.- Con người mà thiếu chữ tâm
Nhìn người trung thực dễ lầm sói lang
21.- Chữ tâm cùng với chữ tình
Trăm năm mình vẫn là mình thế thôi
22.- Chữ nhân gắn bó đêm ngày
Chữ tâm làm móng đắp xây tâm hồn
23.- QUáT tháo đe doạ khắp nơi
Là loài điên loạn dân thời chẳng tha
Tên mi nổi tiếng ba hoa
Găngtơ chính hiệu ai mà thèm nghe
Đâu đâu cũng nói ngang phè
Cũng hò cũng hét dân nghe thêm phiền
Có anh tổ chức mất thiêng
Mặt anh chẳng khác ''le chien'' phát rồ.
Là loài điên loạn dưới trời Việt Nam
6b- Uy tín anh chẳng còn đâu
Ai thèm bảo vệ bọn sâu mọt già

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.