Hôm nay,  

Âu Châu Nhức Đầu Vì Hồi Giáo: Khó Hội Nhập, Phạm Tội Tăng

13/11/200500:00:00(Xem: 5376)
Từ Paris đến Amsterdam, từ Berlin đến Brussels, nhiều thập niên đã qua, những chánh trị gia có đầu óc cấp tiến mở rộng cửa biên giới đất nước cho những người nhập cư, nhứt là những người đến từ Bắc Phi, đại đa số thuộc văn minh Hồi Giáo, bằng những chính sách hết sứ cởi mở. Không cần cân đối tỷ lệ chủng tộc; không cần để ý những biến đổi xã hội của các nước, trong nội bộ Cựu Lục Địa.

Hàng triệu người nhập cự - tuyệt đại đa số đến từ Bắc Phi, Thổ nhĩ Kỳ, Tây Nam Á châu mà tuyệt đại đa số là người thuộc văn minh Hồi Giáo. Chính sách đó đã làm chủng tộc Da Trắng là sắc dân đông đảo thuộc văn minh Ky Tô Giáo nhứt ở Âu châu thay đổi lần đầu tiên tận gốc rễ. Chỉ nội nước Đức thôi đã có 7 triệu người Hồi Giáo, đa số là dân Thổ nhĩ kỳ.

Việc làm của các chính khách cấp tiến đã làm cho người dân các nước Âu Châu có thái độ và phản ứng trái ngược. Họ trở thành khuynh hữu. Đó là hiện tượng tâm lý xã hội giải thích tại sao Jean Marie Le Pen đã suýt thắng cử tổng thống Pháp. Chánh quyền các nước ở Âu Châu đã thất bại trong việc hòa nhập người nhập cư vào xã hội. Người nhập cư phản ứng lại qua việc co cụm lại với nhau, sống thành những cộng đồng song song và tách rời với cộng đồng người bản xứ, chớ không hội nhập vào dòng chánh văn hóa, xã hội của nước định cư.

Làm trầm trọng sự tách biệt đó là những nhà tranh đấu của Hồi Giáo. Họ dễ tìm nơi ẩn trú và môi trường nuôi dưỡng họ, như cá sống nhờ nước, như du kích sống nhờ dân.

Trong khi đó người dân bản xứ thêm nhiều lý do để than phiền về những thay đổi nới quê hương của họ, những thay đổi đa số họ cho là không tốt lành gì. Nào là tỷ lệ tội phạm tăng, du đãng đường phố nhiều, xi ke ma túy tăng, và nạn đĩ điếm bành trướng. Tỷ lệ tội phạm ngoại ô Paris những năm gần đây vọt lên khiến cảnh sát không đủ sức đối phó, trở nên rất dè dặt. Người dân Pháp thường bô lô ba la với nhau chữ Rap và nói với nhau phải làm một cái gì đây.

Ô. Alain Boyer, Phó Thị Trưởng Thành phố Reims, một nhà chuyên môn về vấn đề Hổi Giáo của Bộ Nội vụ trước khi làm Phó Thị Trưởng, cũng xác định chánh quyền chưa làm đủ trong vấn đề người dân nhập cư.

Trong số 12000 người Hồi thổ sinh nhập cư Pháp, giảng đạo ở Pháp, đa số quá khích, hơn 1 phần 3 không nói được một tiếng Pháp nào. Ông chủ trương Nhà Nước phải tăng cường kiểm soát lớp người thổ sinh nhập cư, những người vi phạm luật pháp phải trả về nước. Nhưng đồng thời tăng cường giúp cho hòa nhập lớp trẻ ôn hòa hơn để hóa giải bớt ảnh hưởng của những người Hồi Giáo cực đoan.

Đó là chủ trương và đường lối của Thủ Tướng Anh,. Ô Tony Blair đã lập ra một tổ chức đặc nhiệm bứng gốc những người Hồi Giáo cực đoan. Hầu hết các nước ở Âu châu đều phải giải quyết vấn đề do cuộc nhập cư của người Hồi Giáo gây ra. Nước Pháp với truyền thống giáo hội và chánh quyền tách bạch vướng vào vấn đề cấm người nữ học sinh Hồi Giáo mang khăn che mặt vào trường học. Sau một thời gian biểu tình chống đối thúc đẩy và tổ chức bởi những người Hổi Giáo cực đoan, Pháp phải cấm đem tất cả các biểu tượng tôn giáo vào trường học.

Bây giờ sau hai tuần bạo loạn đốt xe, phá trường học, có thể cơ quan an ninh Pháp cũng đã nghĩ có bàn tay Hồi Giáo Cực đoan nên chánh quyền mới quyết liệt ban hành tình trạng giới nhiệm cục bộ cho các tỉnh trưởng tùyy nghi để đối phó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ TT Putin: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là đẩy nhanh guồng máy xung đột quân sự, mà trái lại là chấm dứt cuộc chiến hiện nay” - "Chúng tôi sẽ cố gắng chấm dứt cuộc chiến này, và tất nhiên là càng sớm càng tốt." ✱ PNV/TBÔ John Kirby: Ông Putin "hoàn toàn không cho thấy dấu hiệu nào rằng ông ta sẵn sàng đàm phán" để chấm dứt chiến tranh - Ông Biden sẵn sàng đàm phán với ông Putin, nhưng chỉ khi nào nhà lãnh đạo Nga "thể hiện sự nghiêm túc về đàm phán"...
Mãi cho đến dạo gần đây, hầu hết những ai không sống ở Iran có thể sẽ chưa bao giờ nghe đến cụm từ ‘cảnh sát đạo đức,’ chứ đừng nói là biết được vai trò rộng lớn của họ ở đất nước này. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 9 năm 2022, cái chết của Jina Mahsa Amini đã làm dấy lên hàng loạt cuộc biểu tình trên đường phố Iran và các nơi khác, và tới này vẫn chưa có dấu hiệu dịu đi. Amini đã bị Gasht-e-Ershad, tên tiếng Ba Tư của lực lượng cảnh sát khét tiếng này, giam giữ vì tội “không buộc khăn trùm đầu phù hợp.”
Thế giới đang đối mặt với một bước ngoặt của thời đại: một sự thay đổi kiến tạo cho thời đại. Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã kết thúc một kỷ nguyên. Các cường quốc mới đã hoặc tái xuất hiện, bao gồm một Trung Quốc hùng mạnh về kinh tế và kiên quyết về chính trị. Trong thế giới đa cực mới này, các quốc gia và mô hình chính phủ khác nhau đang cạnh tranh về quyền lực và ảnh hưởng.
Một phong trào biểu tình chống chế độ và chống Xi, do dân chúng và phần đông giới trẻ, sinh viên các Đại học, phát động hôm 24/11/22, nhiều người cho là lớn nhứt từ 33 năm nay. Dân chúng các thành phố lớn, sinh viên từ nhiều Đại học xuống đường tố cáo biện pháp ác ôn « Zéro Covid » của Xi chống dịch Vũ Hán là giết người, trong lúc thế giới cũng chống dịch nhưng không ai làm như vậy...
Cuộc chiến hiện nay tại Ukraine, chẳng cần nói nhiều, đã là một bài học rất lớn cho Hoa Kỳ, và có lẽ nó sẽ được dùng làm chuẩn mực cho những xung đột trong tương lai giữa Hoa Kỳ và các thế lực thù địch trên thế giới...
✱ Reuters: Nga đang hy vọng rằng đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội - Chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các chương trình viện trợ cho Kyiv. ✱ Military: Các nhà vận động hành lang làm việc cho các nhà thầu quốc phòng, đã từng làm việc cho chính phủ liên bang trước đây - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã từng làm việc văn phòng quan hệ chính phủ của Raytheon. ✱ Al Jazeera: Nhiều dự luật trong quá khứ, đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong nhiều thập kỷ mà không bị thất bại. ✱ Bilderbergmeetings Co. UK: Chính quyền Biden đã coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với “trật tự thế giới”- Sự cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc đang trở thành một nguyên tắc trong các chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh của Hoa Kỳ...
Tại Bangkok, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2022 đã kết thúc và 21 quốc gia thành viên đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với nội dung lên án Nga về cuộc chiến tranh xâm lược tại Ukraine. Tuy nhiên, Bản Tuyên bố có nêu rõ giới hạn dè dặt là nhìn chung vẫn còn có "những quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt.”
Với việc ông Tập Cận Bình siết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể là không có gì là quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng...
✱ CRS Congress: Tính đến ngày 14 tháng 10 năm 2022, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 20,3 tỷ đô la viện trợ để giúp Ukraine bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ - Lực lượng Đặc biệt của Hoa Kỳ mở các khóa đào tạo và huấn luyện cho lực lượng đặc biệt Ukraine. ✱ Yahoo News: CIA giám sát một chương trình bí mật huấn luyện chuyên sâu ở Mỹ cho các lực lượng hoạt động đặc biệt tinh nhuệ của Ukraine và các nhân viên tình báo khác. Chương trình huấn luyện bắt đầu vào năm 2015, tại một cơ sở không được tiết lộ ở miền Nam Hoa Kỳ. ✱ DW Germany - Lực lượng Mỹ huấn luyện quân đội Ukraine tại Đức và giúp họ học sử dụng các hệ thống vũ khí tiên tiến - việc huấn luyện các lực lượng Ukraine đang diễn ra ở các khu vực khác tại châu Âu, nhưng không tiết lộ địa điểm. ✱ Al Jazeera/DIA: Sự thất bại của các lực lượng Nga trước sự đối kháng mãnh liệt của Ukraine cho thấy lực lượng của Moscow không có khả năng đạt được mục tiêu xâm lược ban đầu do TT Putin đã đề ra. ✱ White House: Chúng tôi có quyền nói chuyện trực tiếp.
Từ ngày 6 đến 18 tháng 11 năm 2022 Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 (Conference of the Parties, COP27) sẽ được tổ chức tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập. Hội nghị này được Antonio Gunterres, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khai mạc và có khoảng đại diện của 200 quốc gia và hàng chục nghìn người tham dự...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.