BANDAR SERI BEGAWAN (Reuters) - Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) hôm thứ năm nói rằng nền kinh tế khu vực Đông Nam Á có triển vọng tăng trưởng 4.5 phần trăm trong năm 2OOO nhưng lại cảnh cáo đề phòng việc thả lỏng các cải cách kinh tế.
Kunio Saito, giám đốc văn phòng IMF khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đã phát biểu trong một hội nghị tại thủ đô của Brunei rằng các nền kinh tế trong khu vực đã hồi phục nhanh hơn sự mong đợi kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chánh xảy ra trong khu vực năm 1997.
“Chúng ta hy vọng mức tăng trưởng trung bình của ASEAN sẽ tăng trên 4.O phần trăm, có thể 4.5 phần trăm”, Saito nói, thêm vào sự tăng trưởng trung bình trong khu vực trong năm 1999 là 2.5 phần trăm.
Mười quốc gia trong hiệp hội các nước thuộc khu vực Đông Nam Á (ASEAN) gồm Brunei, Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, Myanmar, The Philippines, Singapore, Thailand và Việt Nam.
Saito, trong cuộc họp của các bộ trưởng tài chánh của ASEAN, nói rằng ngăn chặn những chấn động từ bên ngoài, triển vọng của nền kinh tế trong vùng sẽ đầy hứa hẹn.
“Một cách nội tại, triển vọng, dĩ nhiên, sẽ tùy thuộc vào những nỗ lực khôn khéo của sự điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô trong khu vực và giữ vững việc cải cách kinh tế”, Saito nói.
“Khi sự hồi phục đang tiếp diễn, cần phải chuyển đổi chính sách kinh tế vĩ mô hướng về lập trường trung lập”.
Saito nói rằng các nền kinh tế trong khu vực cần phải dần dần siết chặt chính sách tiền tệ khi đã thoát khỏi sự suy thoái kinh tế.
“Sớm hay muộn, chỗ đứng của ngân sách cần phải được siết chặt lại để cho chính phủ có khoản thiếu hụt ít nhất và có thể có khoản thặng dư trong những năm tới”, Saito nói.
Saito cũng cảnh cáo các chính phủ của ASEAN chống lại sự mất đà cải cách kinh tế khi các nền kinh tế đang bắt nhịp.
“Chúng ta cần phải tránh sự tự mãn khi bối cảnh kinh tế đã được cải thiện; Theo tôi, sự tự mãn là nguy cơ lớn lao nhất”.
Kunio Saito, giám đốc văn phòng IMF khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đã phát biểu trong một hội nghị tại thủ đô của Brunei rằng các nền kinh tế trong khu vực đã hồi phục nhanh hơn sự mong đợi kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chánh xảy ra trong khu vực năm 1997.
“Chúng ta hy vọng mức tăng trưởng trung bình của ASEAN sẽ tăng trên 4.O phần trăm, có thể 4.5 phần trăm”, Saito nói, thêm vào sự tăng trưởng trung bình trong khu vực trong năm 1999 là 2.5 phần trăm.
Mười quốc gia trong hiệp hội các nước thuộc khu vực Đông Nam Á (ASEAN) gồm Brunei, Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, Myanmar, The Philippines, Singapore, Thailand và Việt Nam.
Saito, trong cuộc họp của các bộ trưởng tài chánh của ASEAN, nói rằng ngăn chặn những chấn động từ bên ngoài, triển vọng của nền kinh tế trong vùng sẽ đầy hứa hẹn.
“Một cách nội tại, triển vọng, dĩ nhiên, sẽ tùy thuộc vào những nỗ lực khôn khéo của sự điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô trong khu vực và giữ vững việc cải cách kinh tế”, Saito nói.
“Khi sự hồi phục đang tiếp diễn, cần phải chuyển đổi chính sách kinh tế vĩ mô hướng về lập trường trung lập”.
Saito nói rằng các nền kinh tế trong khu vực cần phải dần dần siết chặt chính sách tiền tệ khi đã thoát khỏi sự suy thoái kinh tế.
“Sớm hay muộn, chỗ đứng của ngân sách cần phải được siết chặt lại để cho chính phủ có khoản thiếu hụt ít nhất và có thể có khoản thặng dư trong những năm tới”, Saito nói.
Saito cũng cảnh cáo các chính phủ của ASEAN chống lại sự mất đà cải cách kinh tế khi các nền kinh tế đang bắt nhịp.
“Chúng ta cần phải tránh sự tự mãn khi bối cảnh kinh tế đã được cải thiện; Theo tôi, sự tự mãn là nguy cơ lớn lao nhất”.
Gửi ý kiến của bạn