Phần lớn cây Ivy mọc trong vùng núi Rocky Mountain miền Đông. Cây độc Oak nằm miền Tây Hoa Kỳ. Còn cây Sumac có nhiều ở miền Nam và miền Đông. VềS mùa hè và mùa xuân, lá độc non và mềm, dễ chạm vào người.
Cả 3 thứ cây độc kể trên đSu không nhận diện được dễ dàng. Cây Ivy đặc biệt có 3 lá. Cây độc Oak có nhiều nhánh 3 lá, có khi tới 5, 7, hay 9 lá. Cây độc Sumac có mầu xanh lợt. Mặc dầu hình dáng lá khác nhau, nhưng cả 3 loại cây đều độc như nhau.
Chất nhựa độc Urushiol:
Là loại nhựa cây từ lá, cành và rễ. Khi lá bị gẫy, trợt hay bị gió bẻ gẫy đều có thể làm nhựa văng ra ngoài. Nhựa gập không khí sẽ oxit-hóa thật lẹ làm thành loại keo đen và dính. Khi nhựa chạm vào da gây ngứa. Có lúc nhựa rây vào da từ đồ làm vườn, quần áo, dụng cụ thể thao, hay chó mèo.
Khi chúng ta dễ bị nhậy cảm vì nhựa Urushiol thì da sẽ dễ bị mắc bệnh. Lần đầu tiên, nếu bị dính nhựa thì chỉ da bị ngứa chút đỉnh hoặc đôi khi chẳng thấy gì. Nhưng lần thứ 2 nếu bị nhựa dính sẽ gây nổi ngứa. Cứ mỗi lần chạm vào nhựa thì khoảng 2-3 ngày sau da sẽ bị ngứa. Bệnh thay đổi nặng nhẹ, tùy theo từng trường hợp. Tuy nhiên, đối với trẻ em, dù bị nặng gấp mấy chăng nữa cũng sẽ chỉ bằng mức độ trúng độc trung bình của người lớn tuổi.
Cần phòng ngừa thế nào"
Cách hay nhất là tránh đừng đụng vào cây độc. Như vậy cần phải nhận diện được loại cây độc. Có thể tìm kiếm coi tự điển để biết hình dáng từng loại cây độc như thế nào. Cũng cần mặc quần áo để che chở khỏi bị dính nhựa độc vào người. Mỗi lần ra ngoài, nên rửa quần áo cho sạch bằng nứớc nóng và thuốc tẩy giặt.
Nếu lỡ bị đụng vào cây độc thì nội trong vòng 6 giờ đầu phải làm ngay ít điều sau đây:
. Cởi bỏ giầy vớ, quần áo và đem giặt ngay bằng nước nóng.
. Tắm rửa bằng xà-bông và nước.
. Dùng bông gòn tẩm alcohol chậm vào vết thương.
. Dội nước thật nhiều vào vết thương bị dính nhựa.
. Rửa dụng cụ thể tháo hay đồ làm vườn.
Da bị nhiễm nhựa độc thay đổi nặng nhẹ:
. 15-20 phần trăm bị nặng, da bị phản ứng nặng trong vòng vài giờ, lan truyền toàn cơ thể làm sưng khắp nơi kể cả mắt. Phải đi bác sĩ ngay. Đôi khi vào nhà thương cấp cứu. Phải điều trị thật sơm, tức thời.
. Trường hợp nhẹ hoặc trung bình, đôi khi nổi ngứa chút đỉnh, và 14 tới 20 ngày sau sẽ tự lặn đi. Đôi khi bị nổi từng cục đỏ nhỏ hay bọng nước thành từng chùm dài. Nếu nặng, sẽ xuất hiện nhiều cục đỏ và bọng nước lớn.
Điều trị:
Sẽ do bác sĩ định đoạt, nhưng phần lớn bác sĩ cho thuốc tê thoa vào chỗ rát, thuốc trị ngứa kể cả thuốc antihistamines, thuốc giảm kích thích, hay hydrocortisone. Đôi khi cần uống thêm thuốc antihistamines.
(Ghi chú: bài này viết với mục đích nâng cao kiến thức, không dùng để tự trị liệu. Nếu bạn có thắc mắc về tình trạng sức khoẻ hay thuốc men, xin hỏi bác sĩ gia đình).
Bác Sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; E-mail: nmtran@hotmail.com ; Điện thoại: (714) 547-3915.