Điều ấy TC đã biết và biết rất rõ nữa là đằng khác. Trước cuộc hội kiến thượng đỉnh Mỹ Ấn này khá lâu, khi Liên Âu dự định gỡ cấm vận mua bán vũ khí cho TC, thì Ngoại Trưởng Mỹ Rice tức tốc đi Á Châu, khẳng khái tuyên bố, chính Mỹ sẽ kiểm soát Thái Bình Dương. Khi Quốc Hội TC dưới chỉ đạo của Đảng, biểu quyết gần 100% luật cho phép sử dụng biện pháp quân sự để thống nhứt Đài Loan, thì Mỹ-Nhựt tức thì củng cố lại liên minh quân sự. Trước cuộc hôi kiến Bush và Singh mấy ngày, một đại cán cao cấp quốc phòng của TC đã tuyên bố sẵn sáng sử dụng võ khi nguyên tử nếu Mỹ can thiệp khi chiến tranh xảy ra ở Eo Biển Đài Loan.
Từ rất lâu Mỹ đã có kế hoạch hợp hoành , và từ khi TC đổi mới kinh tế Mỹ giúp phát triển tỷ lệ luôn tăng hai hàng số, "hiện đại hóa" quân đội, trở thành Con Khủng Long CS còn sót lại sau Chiến Tranh Lạnh, TC đã tung ra kế hoạch họp tung để hóa giải tỏa gọng kềm cố hữu của đệ nhứt siêu cường Mỹ và để bành trướng. Từ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã cấm chốt nhiều nơi, và gần đây trong chiến tranh chống khủng bố Mỹ đã củng cố lại được vòng đai từ Pakistan, Phi Luật Tân, Đài Loan, Nam Hàn và Nhựt, và mới đây Mỹ cũng đã thành công cấm chốt được ở Nam Dương nhờ vụ Aceh. Và rất có thể thành công cấm chốt ở VN nữa nhờ miếng mồi giúp VNCS vào WTO. Còn TC gần đây thực hiện kế hoạch xâu chuỗi ngọc trai cấy được một số căn cứ hải quân hay hằng hải của các nước tại nhiều điểm từ Nam Mỹ Châu, sang Trung Đông, qua Nam Á, Đông Á. Tiếng là để bảo vệ tàu dầu, nhưng trong bụng là sợ Mỹ cấm vận đường đi về TC. Nói gọn, TC và Mỹ nói theo kiểu Việt Cộng càng ngày càng " bằng mặt nhưng không bàng lòng."
Nhưng Ấn Độ là cái chốt quan trọng nhứt và dễ tiếp cận nhứt đối với Mỹ ở Á Châu. Ấn Độ là nước có dân số đông gần bằng Trung Quốc, có hải quân hùng mạnh thừa sức làm chủ vùng biển nam Thái Bình Dương và ấn Độ Dương. Ấn Độ lại có vũ khí nguyên tử như TC. Ấn Độ có tương quan không bình thường với TC suốt thời Chiến Tranh Lạnh vì tranh chấp biên giới. Trái lại Ấn độ rất gần gũi với Mỹ. Ấn là nước lấy Anh văn làm chuyển ngữ. Có số sinh viên du học ở Mỹ nhiều nhứt so với các nước; con số mới nhứt là 75.000. Ấn Độ là sân sau nhà kinh tế của Thung Lũng Silicon của Mỹ trong thời đại Tin Học đương đại. Tương quan kinh tế hai bên đều có lợi và lợi lớn. Lợi tức đồng niên của người dân Ấn rất cao ở Á Châu. Một tháng trước đây, Ấn Độ mua của Mỹ một hơi 200 chiếc máy bay Boeing, sau khi TT Bush điện thoại đề nghị. Bộ Quốc Phòng Mỹ đang chào hàng loại chiến đấu cơ tối tân nhứt của Mỹ là F16 và F 18. Không ngày nào không có nhân vật cao cấp của chánh quyền hai nước Ấn- Mỹ qua lại với nhau. Sau chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Manmohan Singh, năm sau TT George W. Bush sẽ đi thăm Ấn Độ. Tóm lại, Ấn Độ là nước Á châu có hình ảnh đẹp dưới cái nhìn của nhân dân và chánh quyền Mỹ. Một nước có chế độ chánh tự do, dân chủ lớn và đông nhứt ở Á Châu quá rất hạp nhãn My để có thể trở thành một đồng minh chiến lược ở Á Châu.
Khác với Việt Công, muốn biến thành một đồng minh ở Đông Nam Á của Mỹ, Mỹ có nhiều vịệc phải làm. Phải "uốn nắn" nhiều, phải " trang điểm", phải " xức dầu" nhiều cho VC. Một chế độ độc đảng, độc tài đảng trị, lại có nhiều "vấn đề" về nhân quyền màu sắc gay mắt, hơi hám khó ngửi đối với Quốc Hội và nhân dân Mỹ. Đó là chưa nói kinh nghiêm đáng cay, ê chề -- nuôi ong tay áo nuôi khỉ dòm nhà -- đối với TC còn sờ dưới mắt người Mỹ.
Đối với Ấn Độ, Mỹ có ít nhứt ba mối lợi để trao đổi với để kết tình đồng minh với Ấn Đô, hai bên đều có lợi.. Trước tiên, Mỹ sẽ giúp Ấn Độ về nguyên tử, quân sự,và ngoại giao. Về nguyên tử có lẽ bước đầu Mỹ sẽ giúp phát triển năng lượng nguyên tử để thay thế điện mà Ấn Độ đang thiếu. TT Bush đã nói sau cuộc tiếp kiến TT Singh, "Năng lượng sạch, kể cả sức mạnh nguyên tử, là những yếu tố tối yếu cho tương lai kinh tế hai nước." Và vì "là một quốc gia có trách nhiệm với kỹ thuật nguyên tử cao, Ấn Độ phải được hưỏng những lợi ích như các nước khác." Và Thủ Tướng Sinh thì bày tỏ "hài lòng sâu xa." Như vậy Mỹ đã mặc nhiên thừa nhận Ấn Độ đã có nguyên tử và vũ khí nguyên tử và cũng đã mặc nhiên thay đổi chánh sách cấm phổ biến nguyên tử của chính Mỹ. Điều này hơi mang tiếng với thế giới nhưng Mỹ làm không khó.
Kế đến Mỹ sẽ giúp tối tân hóa quân sự cho Ấn Độ. Việc đồng ý bán phi cơ chiến đấu chiến lược cho Ấn Độ là một khía cạnh nhỏ của vấn đề lớn, là chuyển nhượng vũ khí, trang bị quân sự kỹ thuật cao và huấn luyện cho Ấn Đô. Sau cùng, là việc Mỹ giúp cho Ấn Độ trở thành hội viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Nước cờ này TC đã thấy và đã đem ngựa ra đỡ trước rồi. TC đã đề nghị một vài nước khác như Ba Tây. Và nếu không thỏa hiệp được, nhiều khả năng TC sẽ phủ quyết không chấp nhận Ấn Độ. Nhiều nhà bình luận cho rằng cái ghế của Án Độ trong Hội Đồng Bảo An LHQ sẽ là một yếu tố tối yếu, chất keo sơn gắùn bó tình đồng minh Mỹ-Ấn chặt đến mức nào.
Cũng như đối với Việt Cộng cái ghế của CS Hà Nội trong Tổ chức Mậu Dịch Thế giới là chất keo siết chặt hơn tương quan ngoại giao Washington- Hà Nội. Vệc Mỹ giúp CS Hà Nội vào WTO không khó vì CS Hà Nội đã có Anh Cả Đỏ TC hứa giúp rồi. Ô Trần đức Lương sau chuyến đi Mỹ của Ô. Khải đã đi "triều cống" Bắc Kinh rồi. Và Bắc Kinh đã cùng ký thỏa hiệp án ủng hộ Hà Nội vào WTO. Nhưng với Ấn Độ với cái ghế ở Hội Đồng Bảo An, Mỹ phải đỗ mồ hôi trán ran mồ hôi lưng mới họa may thành. Muốn hay không muốn, TC hiện thời và vẫn là một hội viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội Đồng Bảo An/ LHQ . Và vì cơ quan này liên quan đến chiến tranh hòa bình và chánh trị thế giới-- quan trọng cả ngàn lần hơn WTO. Chờ xem...