Hôm nay,  

Hù Dọa, Chống Phá Dân Chủ, Đại Sứ Csvn Ở Tiệp Thảm Bại

13/06/200500:00:00(Xem: 5697)
Bản tin sau đây từ Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, ghi nhận thêm một bước phát triển như sau.
Một tháng sau khi ra mắt phân bộ Đông Bắc Mỹ, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã ra mắt đồng bào tại Tiệp (Cộng Hòa Séc). Đây là một biến cố chưa từng có tại Tiệp. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là tổ chức đối lập dân chủ duy nhất có cơ sở tại các nước Đông Âu và các cơ sở này đang phát triển mạnh.
Việc ra mắt đã tiến hành theo hai đợt. Trước hết, ngày 19-5-2005, là buổi gặp gỡ với tổ chức Hiến Chương 77, tổ chức đã làm nên cuộc cách mạng nhung đánh đổ chế độ cộng sản và thiết lập dân chủ, và sau đó trở thành đảng cầm quyền. Buổi trao đổi thân mật đã diễn ra giữa các thành viên cốt cán của Hiến Chương 77 và khoảng 20 chí hữu và thân hữu Tiệp tại nhà Văn Hóa Praha. Cựu tổng thống Vaclav Havel, lãnh tụ Hiến Chương 77, vì đang thăm viếng Hoa Kỳ đã không thể có mặt ; ông Jan Ruml, nghị sĩ, cựu bộ trưởng nội vụ, đã là vị khách quan trọng nhất. Bên cạnh ông là 8 vị dân biểu, nghị sĩ thuộc thành phần sáng lập Hiến Chương 77, trong đó có hai vị hiện lãnh đạo tổ chức "Giúp người cần giúp" do tổng thống Havel thành lập để yểm trợ những người dân chủ trên thế giới. Ngoài ra còn một số ký giả và nhà nghiên cứu.
Ông Nguyễn Gia Kiểng đã ngỏ lời cảm ơn và chào mừng quan khách Tiệp. Ông nói : "Trước Mùa Xuân Praha 1968, tôi đã chỉ biết một cách mơ hồ đến Tiệp như là một dân tộc đã đấu tranh một cách rất chật vật để giữ chủ quyền. Hành động đầu tiên của tôi đối với Tiệp là đã tham gia cuộc biểu tình tại London ngày 21-8-1968 chống lại cuộc xâm lăng của xe tăng Nga để đàn áp Mùa Xuân Praha. Sau đó, 30 mươi năm sau vui mừng trước thắng lợi của cuộc cách mạng nhung do Hiến Chương 77 lãnh đạo. Đó là thắng lợi của cả loài người văn minh. Hôm nay tôi hân hạnh được gặp tại thủ đô của nước Tiệp dân chủ những người mà tôi hằng ngưỡng mộ, những người đã làm ra lịch sử Tiệp và làm cho thế giới trở thành đẹp hơn. Chúng tôi tới đây để trình bày với quí vị về hoàn cảnh nước chúng tôi, nhưng chủ yếu là để được nghe quí vị và học hỏi những kinh nghiệm quí báu của qúi vị".
Kế đó hai ông Nguyễn Gia Kiểng và Bùi Tín đã trình bày về hiện tình của cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam và lập trường đấu tranh của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.
Các quan khách đã lần lượt phát biểu, nhắc lại những khó khăn trong hơn 20 năm của những người dân chủ Tiệp. Tất cả đều nhấn mạnh không phải vì số đông và phương tiện mà vì đã kiên trì giữ vững lòng tin. Họ đều bày tỏ sự ủng hộ nhiệt thành với những người dân chủ Việt Nam và tiếc rằng không được thông tin vì cho tới nay không có một lực lượng dân chủ Việt Nam nào hiện diện tại Tiệp. Họ mong mỏi một quan hệ thường xuyên và chặt chẽ với Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên để có thể hỗ trợ cuộc vận động dân chủ cho Việt Nam. Buổi tiếp xúc đã kết thúc bằng một bữa cơm tối thân mật. Bên lề cuộc tiếp xúc này, hai ông Nguyễn Gia Kiểng và Bùi Tín đã trả lời những cuộc phỏng vấn của báo chí và các đài truyền hình.

Ba ngày sau, 22-5-2005, là một cuộc hội thảo với đồng bào Việt Nam tại Tiệp. Sứ quán Hà Nội đã ra thông cáo, với giọng điệu hằn học và hăm dọa, kêu gọi đồng bào tẩy chay buổi hội thảo. Họ cũng đã họp liên tiếp để tìm cách chống lại. Một thân hữu thuật lại rằng một trong những buổi họp này đã rất gây cấn, đại sứ Bùi Khắc Bút đã mất kiên nhẫn trước thái độ "thiếu hăng say" của những người được ông động viên chống cuộc hội thảo. Những hành động phá hoại của sứ quán chắc chắn là có ảnh hưởng đáng kể đối với cộng đồng vì đại bộ phận đồng bào Việt Nam ở đây có thông hành Việt Nam và còn nhiều quan hệ thường xuyên với trong nước, hơn nữa họ cũng lo ngại những hậu quả cho thân nhân. Mặc dầu vậy, bất chấp sự hù dọa của sứ quán, hơn 70 người đã tới tham dự cuộc hội thảo này.
Sau lời chào mừng của ông Đỗ Xuân Cang, đại diện Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên tại Tiệp, lão ký giả Bùi Tín, cựu đại tá, phó tổng biên tập báo Nhân Dân, đã thuyết trình về bối cảnh cuộc đấu tranh cho dân chủ. Tiếp theo, ông Bùi Tín đã trả lời những câu hỏi của cử tọa. Một tham dự viên đã gây xúc động khi nói : "Tôi từng là đảng viên cộng sản, bốn anh em tôi đã hy sinh trong cuộc chiến, nhưng ngày nay tôi thấy cuộc chiến này là vô nghĩa, đảng cộng sản phản bội quyền lợi của dân tộc, tôi đứng về phía những người dân chủ".
Trong phần sau, ông Nguyễn Gia Kiểng thuyết trình về tương lai đất nước. Cả hai bài thuyết trình của hai ông Bùi Tín và Nguyễn Gia Kiểng đều được sự ủng hộ nồng nhiệt của cử tọa.
Sứ quán, dù kêu gọi tẩy chay, cũng gởi cò mồi tới phá đám. Một cò mồi đã lợi dụng không khí trao đổi dân chủ phát biểu những lời xỏ xiên đối với ông Bùi Tín, với lập luận cũ rích : "Ông đã được nhiều ân sủng của chế độ mà nay lại mạt sát chế độ và chủ tịch Hồ Chí Minh, v.v.". Sự thật là ông Bùi Tín đã thuyết trình một cách ôn tồn, nhẹ nhàng như độc giả có thể thấy qua bài phát biểu.
Buổi gặp gỡ với Hiến Chương 77 và buổi hội thảo đã đánh dấu sự hiện diện tích cực và mạnh mẽ của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên tại Cộng Hòa Tiệp. Qua hai cuộc gặp gỡ này, cũng như những tiếp xúc riêng trong hai ngày 20 và 21-5-2005, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã tranh thủ được một vốn tình cảm lớn tại đây trong chính giới Tiệp cũng như trong cộng đồng người Việt.
Sứ quán Hà Nội tại Praha đã hốt hoảng vì từ trước đến nay họ coi Tiệp là vùng an toàn của họ. Tình thế đã thay đổi, như ông Nguyễn Gia Kiểng đã tuyên bố với một nhà báo : "Thay vì hốt hoảng và tức giận, họ (sứ quán Hà Nội tại Praha) phải tỏ thiện chí và thích nghi với tiến trình dân chủ hóa. Làn sóng dân chủ sẽ tới nhiều nước khác tại Đông Âu và nó cũng sẽ đến cả Hà Nội".
Nguyễn Sơn Bá (Paris)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi chuyện gì đã xảy ra sau ngày 30-4 năm đó, ở Việt Nam và ở hải ngoại? Đó là chủ đề của hội thảo 1975: The End of the Vietnam War (1975: Chấm dứt Chiến tranh Việt Nam), tổ chức tại Đại học Texas Tech từ ngày 10 đến 13-4 vừa qua.
Ngày càng có nhiều nhà giáo dục đang xem xét việc tái cấu trúc ngày học, với mục đích làm cho trường học trở nên hấp dẫn hơn, bổ ích hơn. Nhu cầu xem xét lại cấu trúc cơ bản của ngày học đang nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng.
Vào thứ Bảy ngày 19 tháng 4 năm 2025, các dân cử, lãnh đạo cộng đồng và cư dân tại Little Saigon, Quận Cam sẽ cùng nhau tham gia buổi lễ tưởng niệm 50 Năm Tháng Tư Đen. Buổi lễ sẽ do Hội Dân Chủ Việt Mỹ (Vietnamese American Democratic Club – VADC) tổ chức.
Hình ảnh cảm động nhất trong cuộc hội thảo có lẽ là lúc ban tổ chức trao huy hiệu để cảm ơn những người tham gia hội thảo cũng là cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, có cả người Mỹ và người Việt.
50 năm trôi qua, nhiều thế hệ đã qua đời, những thế hệ sau có vấn đề của họ, nhiều thứ người ta muốn quên, nhiều thứ tưởng chừng quên nhưng vẫn nằm trong tâm thức cộng đồng, sẽ dai dẳng vài thế kỷ, ngăn trở sự phát triển lành mạnh của dân tộc. Như tiến sĩ Veith nói với các em, rằng chúng ta phải viết, phải là chứng nhân. Lịch sử phải được ghi lại trung thực nhất cho mai sau, để sự thật không được bóp méo bởi vô số ấn phẩm, phương tiện truyền thông của nhà cầm quyền “Bên Thắng Cuộc”. Đó là công việc các thiện nguyện viên Bảo Tàng Quân Lực VNCH đang nỗ lực thực hiện, và nhiều người khác, nơi khác cũng đang làm.
Ba mươi sáu tay golf hàng đầu thế giới của LPGA sẽ hội tụ tại Pechanga Resort Casino vào thứ Ba, ngày 8 tháng 4. Các nữ vận động viên sẽ tham gia sự kiện Pechanga Pro-Am lần thứ 12 với không khí vui vẻ và không áp lực tại sân golf Journey at Pechanga, một phần của Pechanga Resort Casino. Những tay golf như Angel Yin, Gabriela Ruffels, Grace Kim, Savannah Grewal và Dewi Weber sẽ có cơ hội thi đấu trên một trong những sân golf được đánh giá cao nhất tại California cùng với các khách mời và nhà tài trợ, trong khi tận hưởng sự gắn kết thân thiện và tinh thần thi đấu hữu nghị, bởi lịch thi đấu chính thức của giải Tour sẽ chưa bắt đầu lại cho đến ngày 17 tháng 4 tại khu vực Los Angeles.
Tổng thống Trump khi ra tranh cử đã hứa sẽ trục xuất hàng loạt di dân; thề sẽ làm cho nước Mỹ an toàn hơn bằng cách trục xuất những người nhập cư phạm tội. Nhưng khi thực hiện, chính phủ Trump đã không chỉ dừng ở tội phạm; cả những cư dân hợp pháp, người có visa hợp lệ, khách du lịch, và thậm chí cả những đang xin visa cũng bị giam giữ.
Sinh hoạt: Lớp Dưỡng Sinh vào mỗi Thứ Bảy & Chủ Nhật hàng tuần, ngày 12, 13, 19 & 20 tháng 4, 7 AM – 8:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Nhóm Hỗ Trợ Hàng Tháng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư vào Thứ Bảy, 12 tháng 4, 10 AM – 12 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Để ghi danh tham dự, quý vị vui lòng liên lạc (714) 751-5805. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào mỗi Thứ Ba, ngày 15 & 22 tháng 4, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Lớp Thủ Công Mỹ Thuật: Tự Làm Đồ Trang Trí Cho Mùa Xuân vào Thứ Bảy, ngày 19 tháng 4, 10:00 PM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Jon Lê Culpepper là người Mỹ gốc Việt thế hệ đầu, con của một gia đình tị nạn. Anh lớn lên trong một gia đình Công Giáo. Tuổi thơ của anh là những năm tháng gắn liền với nhà thờ, giáo lý, thánh ca, ca đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Jon nói gần như nửa cuộc đời của anh quẩn quanh trong hai chữ “nhà thờ.” Từ thưở nhỏ đến lúc học xong trung học, Jon xác định “mình là đứa trẻ có suy nghĩ khác người.”
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4904) DL.2025 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Thứ Bảy, ngày 05 tháng 4 năm 2025 (Nhằm ngày 08 tháng 3 Âm Lịch Năm Ất Tỵ) tại Saigon Grand Center,16149 Brookhurst ST, Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và rất đông đồng hương tham dự đã ngồi kín hội trường.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.