Nhưng ở một góc trời nhỏ, cô giáo Nguyễn Thị Hằng Nga thuộc Trường Tiểu Học James Monroe trên đường Hy Vọng Mới (Newhope) thuộc Học Khu Garden Grove, đang ráo riết tập luyện cho học trò lớp 3 của cô kịp trình diễn văn nghệ mừng Xuân, đúng vào mồng một Tết (2/9/05).
"Đây là việc tự nguyện, tôi có một ước vọng đem văn hoá Việt trong dịp Tết, với ý nghĩa nhắc nhở học trò Việt phần lớn sinh đẻ tại đây biết về cội nguồn, đồng thời giới thiệu nét văn hoá đẹp này đến học sinh và cộng đồng bạn khác" Cô Nga nói.
Cô Nga là người con kế út trong gia đình 9 anh chị em. Khi rời Việt Nam năm 1975, cô mới 8 tuổi, vưà học hết lớp 2. Ngay từ thủa ấu thơ, cô đã nuôi ý định khi lớn muốn trở thành nhà giáo như thân phụ cô. Hết trung học cô theo học ngành sư phạm tại Đại Học Fullerton, và dạy học trong Học Khu Garden Grove từ 1989.
Cô Nga cho biết đây là năm thứ bẩy tổ chức mừng Xuân, hai năm cuối chính cô dậy cho học trò múa. Với sư góp tay của Hội học sinh Việt (VSA) của trường trung học Los Amigos, năm nay khán giả sẽ được thưởng thức màn múa lân, múa nón đặc sắc ngay trong khuôn viên trường tiểu học Monroe. Trong quá khứ, cô Nga âm thầm quán xuyến mọi việc một mình, lo lắng tự tài trợ, tạo dựng các trang phục, vật dụng thích hợp cho buổi trình diễn, đến việc bỏ nhiều thì giờ để huấn luyện múa hát cho các học sinh. Đã có lúc, vì lẻ loi, mệt mỏi, gò bó trong lịch trình giáo huấn của tiểu bang và học khu, nên ước nguyện phổ biến văn Hoá Việt trong dịp Tết gặp nhiều khó khăn.
"Nhiều lần tôi đã có ý định bỏ cuộc, trở về dậy học bình thường như các bạn đồng nghiệp khác," Cô Nga tâm sự trong sự xúc động.
Ý thức về nguồn gốc, ưu tư về con trẻ Việt quên nguồn gốc, cô đã cố gắng để tiếp tục niềm ước vọng nhỏ nhoi của mình. May mắn hơn, niên học này cô được thêm phụ huynh học sinh trợ giúp về tài chính, một số thân hữu giúp cô thực hiện một số vật dụng, trang phục cho buổi trình diễn, nên cô có thêm năng lực, lên tinh thần để nỗ lực luyện tập cho các học viên kịp buổi trình diễn mừng Xuân.
Cô Nga cho biết các thầy cô trên toàn tiểu bang California phải dậy học sinh theo đúng tiêu chuan được qui định bởi Học Khu và Bộ Giáo Dục Tiểu Bang California.ï Điều này có nghĩa là thầy cô khi thi hành đầây đủ học trình ấn định bởi tiểu bang, thì chương trình tương tự như giới thiệu văn hoá Việt trong dịp đón Xuân không có thì giờ để thực hiện. Cô đã phải thương thuyết với bà hiệu trưởng Kathleen Barett cho phép cô dùng 20 đến 30 phút mỗi tuần trong giờ học Xã hội học (Social Study) trong vòng 2, 3 tháng liên tục, cô nghĩ rằng vấn đề giới thiệu Văn hóa Việt cũng nằm trong phạm vi môn học này và trùng hợp với chính sách đa văn hoá đang được giới thiệu tại khuôn viên các trường học tại California.
Tuy nhiên, người ta được biết, trong ngân sách giáo dục của tiểu bang , cũng như học khu Garden Grove nói riêng, không có một ngân khỏa dự trù nào cho việc phổ biến hay bảo trợ cho chính sách đa văn hóa. Luật sư Nguyễn Quốc Lân, một Ủy viên giáo dục gốc Việt đầu tiên của học khu đã xác định vấn đề này.
Nhờ tập luyện chung với nhau, các em tỏ ra thân thiện, mạnh dạn hơn, đây cũng là cơ hội để cho các em tập dạn dĩ khi đứng trước đám đông. Trước khi tổ chức luyện tập múa hát, nhiều em còn nhút nhát, nói không ra lờị Nhưng chỉ sau một vài buổi luyện tập, cô Nga muốn chọn 6 học sinh để giới thiệu chương trình văn ghệ, đã có 14 em tình nguyện muốn làm "MC" cho buổi trình diễn này.
Tưởng nên biết tỉ số học sinh Việt tại trường tiểu học James Monroe chiếm gần 52% trong năm 2004, trong đó chỉ có 1 người là cô giáo gốc Việt. Riêng trong đoàn vũ năm nay, có 25 học sinh tham dự, có 13 em là học sinh Việt, con số còn lại thuộc các sắc tộc tộc khác như Mỹ, Mễ Tây Cơ, Đại Hàn, Trung đông, Trung Hoa. Các em đã tỏ ra hoà hợp cùng luyện tập, cùng vui chơi. Cô Nga nhận thấy sự dị biệt về sắc tộc bị xóa nhòa, các em cảm thấy gần gũi nhau hơn.
Trong chiều hướng phát triển và giới thiệu văn hoá Việt trong Học Khu Garden Grove, cô Nga mong muốn sẽ có nhiều trường có đông học sinh Việt tham dự vào chương trình giới thiệu văn hóa Việt vào Học Khu, một hy vọng mong manh Học Khu Garden Grove, cùng với các Ủy viên Giáo dục trong đó có 3 vị là Việt nam sẽ có một thỏa thuận chung, một chương trình thích hợp lý giúp các thầy cô và học sinh đủ sác tộc có thể giới thiệu văn hóa của mình đến mọi người.
Trong quá khứ Hội Phụ Huynh của Học Khu (PTA) có tài trợ và ủng hộ chương trình mừng Lễ Độc Lập của sắc dân Mễ Tây Cơ. Cô hy vọng các sinh hoạt văn hoá của học sinh Việt cũng nhận được sự trợ giúp tương tự. Ngoài ra, về phía phụ huynh học sinh Việt , cô hy vọng nhận thêm sự tiếp tay, trợ giúp vật chất cho các chương trình nàỵ. Được biết trong thời gian này ngân sách giáo dục bị thiếu hụt, cô Nga kêu gọi các cơ sở thương mại Việt góp tay trong việc bảo tồn và giới thiệu văn hoá Việt đến mọi sắc dân địa phương. Năm nay chương trình này nhậïn được sự trợ giúp của cô Nicky Vũ, một sinh viên Đại Học Fullerton dự định bước vào nghề giáo, bảo trợ của Công Ty FB Prestige Metal, Inc,. Hội Nha Trang, một sốâ phụ huynh của trường Monroe, và đặc biệt giúp đỡ của bà Jackie Đinh, người cung cấp nhiều áo dài duyên dáng cho cô giáo người Mỹ sẽ mặc trong buổi mừng Xuân Ất Dậu.
"Đây là một sinh hoạt tốt đẹp mà Học Khu cũng như ban giám hiệu tại các trường khác có đông học sinh Việt Nam cần hỗ trợ hay khuyến khích nhiều hơn," Luật sư Nguyễn Quang Trung, Ủy Viên Giáo Dục mới đắc cử trong Học Khu Garden Grove cho biết như vậy. Nếu không có gì thay đổi, Tiến sĩ Giám Đốc Học Khu Laura Schwalm và Giáo Sư Hiệu Trưởng Kathleen Barrett sẽ tham dự buổi trình điễn văn nghệ này trong bộ áo dài Việt Nam, Luật sư Trung còn tiết lộ thêm.
"Các em học sinh sẵn sàng trình diễn các vũ khúc đón mừng Xuân về, kính mời các phụ huynh, đồng hương đến thăm dự buổi Văn Nghệ Mừng Xuân tại trường James Moroe vào sáng thứ Tư ngày 9 tháng 3, 2005 tức Mồng 1 Tết," Cô Giáo Nga xin kính mời.
Điạ điểm trình diễn Văn Nghê Mừng Xuân Ất Dậu tại Trường Tiểu Học James Monroe, 16225 Newhope, Fountain Valley, CA, giữa đường Edinger và Warner, lúc 8:30 sáng và 9:30 sáng thứ Tư ngày 9 tháng 2, 2005 tức Mồng 1 Tết Ất Dậu. Cần thêm chi tiết xin liên lạc với Văn phòng trường ở số điện thoại (714) 663-6264