Hôm nay,  

‘Tố Hết!’

28/02/202500:00:00(Xem: 1018)
xì tố 1

Donald Trump đã chuẩn bị rất kỹ cho ván bài này từ tám năm qua, kể từ khi bị thất bại vào năm 2020. Năm 2022, dưới thời chính quyền Tổng Thống Biden, Trump đã mô tả cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin là “thiên tài và thông minh.” Ba năm qua, Trump vẫn dấu con bài tẩy cuối cùng trong tay áo. Cho đến ngày một nửa nước Mỹ, truyền thông Mỹ và hàng loạt tỷ phú công nghệ đưa Trump trở lại Tòa Bạch Ốc. Khi ấy, Trump “tố hết!” Ảnh: tạo bởi AI Gemini.

 
Chúng ta thử nhắm mắt hình dung một ngày nọ, tất cả những cơ quan đầu não chiếm vị trí hàng đầu trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia nằm dưới sự lãnh đạo của các nhân vật có số năm kinh nghiệm là số 0. Chưa hết, Hoa Kỳ nay đứng về phía Nga và các quốc gia phi dân chủ, bỏ phiếu chống nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược Ukraine.

Và khi mở mắt ra, không cần phải thử tưởng tượng, vì nó là sự thật.

Donald Trump đã “tố hết” – All-in, tất cả những quân bài xấu nhất ông ta có trong tay. Từ an ninh quốc gia (Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth, Giám đốc FBI Kash Patel, Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Tulsi Gabbard); sức khỏe nhân sinh của cộng đồng (Bộ trưởng Y tế Robert F. Kennedy Jr.) cho đến nền dân chủ mấy trăm năm của đất nước. Và lá bài tẩy cuối cùng của Trump là “tố” những giá trị chung của cả thế giới, chọn đứng vào cuộc chiến phi nghĩa, phi quân sự, phi chính trị của Putin.

Những quân bài tủ

Trong thế giới của Trump, các cơ quan liên bang bị đóng cửa theo sắc lệnh tổng thống mà không cần Quốc Hội chấp thuận. Những người được chọn theo tiêu chí trung thành tuyệt đối, không có thẩm quyền theo luật định vẫn có thể xông vào các cơ quan và tiếp quản. Một người trung thành chỉ từng quản lý hai tổ chức phi lợi nhuận nhỏ được chọn cho công việc quản lý khó khăn nhất trong chính phủ. Xung đột lợi ích bị vứt ra ngoài Bạch Cung vì không được quan tâm trong chính quyền mới. Các công tố viên và tổng thanh tra bị sa thải vì đã làm đúng trách nhiệm. Quyền bảo vệ an ninh của các cựu quan chức bị thu hồi vì không trung thành với “Long Live King” (Hoàng Thượng Vạn Tuế). Bản thân chức vụ tổng thống của một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới được coi là một cơ hội kinh doanh.

Hãng thông tấn AP từng đưa tin, trong ba tuần đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã vội vã phá bỏ các rào cản về tính toàn vẹn công cộng của chính phủ liên bang mà ông ta đã thử nghiệm trong nhiệm kỳ đầu tiên, nhưng không thành công. Giờ đây, với những “lá bài tủ” đã chuẩn bị sẵn, Trump nhanh chóng thực hiện ý định xóa bỏ hoàn toàn hệ thống hành chính quy cũ và hợp pháp của quốc gia, với tốc độ chóng mặt.

Trong chính sách ngoại giao, ông ta gây thù chuốc oán với Đan Mạch, Canada và Panama; đổi tên Gulf of Mexico thành “Golf of America” và công khai công bố kế hoạch Gaz-a-Lago. “Hoa Kỳ sẽ tiếp quản Dải Gaza, san bằng nó, tạo sự phát triển kinh tế để cung cấp số việc làm và nhà ở không giới hạn cho người dân trong khu vực.”

Cần phải nói ngay, “những người dân trong khu vực” này sẽ không phải là người Gaza, mà là những người Trump đề xuất nên tái định cư ở nơi khác, ít nhất là tạm thời.

Donald Trump đã chuẩn bị rất kỹ cho ván bài này từ tám năm qua, kể từ khi bị thất bại vào năm 2020. Năm 2022, dưới thời chính quyền Tổng Thống Biden, Trump đã mô tả cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin là “thiên tài và thông minh.” Từ Mar-a-lago, Trump trả lời phỏng vấn trên đài truyền thanh “The Clay Travis and Buck Sexton Show,” không giấu diếm sự ưu ái và ngưỡng mộ ông ta dành cho Putin. Không ai có thể quên những lời nổi tiếng Trump từng nói: “Tôi rất hiểu biết Putin. Tôi rất hợp với ông ấy. Ông ấy thích tôi. Tôi thích ông ấy. Ý tôi là, bạn biết đấy, ông ấy là một người cứng rắn, có rất nhiều nét quyến rũ tuyệt vời và rất tự hào về bản thân. Ông ấy yêu đất nước của mình. Tôi nghĩ rằng bây giờ ông ấy đang hành động hơi khác một chút.”

Điều “khác một chút” mà Trump nhìn thấy ở Putin chính là cuộc tấn công xâm lược Ukraine rạng sáng ngày 24/2/2022. Kể từ đó đến nay, sự tồn vong của quốc gia lớn thứ hai châu Âu này bị tàn phá trong ba năm và bị đe dọa. Cấu trúc an ninh của châu lục này có nguy cơ bị phá bỏ và lao dốc. Khi thế giới đứng về phía Ukraine, khi nước Mỹ dưới thời Tổng Thống Biden hậu thuẫn chặt chẽ cho Ukraine, thì chưa bao giờ Donald Trump tỏ ý ủng hộ nền độc lập vốn dĩ của người dân Ukraine. Ba năm qua, Trump vẫn dấu con bài tẩy cuối cùng trong tay áo. Cho đến ngày một nửa nước Mỹ, truyền thông Mỹ và hàng loạt tỷ phú công nghệ đưa Trump trở lại Tòa Bạch Ốc. Khi ấy, Trump “tố hết!”

‘Tố hết!’

Nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump là một thảm họa không thể giảm nhẹ đối với đất nước Ukraine và cả thế giới. Chính phủ mới của Hoa Kỳ và Điện Kremlin đang xích lại rất gần nhau. Trump tiếp tay với câu chuyện do Điện Kremlin lan truyền để suy yếu tính hợp pháp của Zelensky với tư cách là nguyên thủ quốc gia. Trump chọn đứng cùng Putin, đưa nước Mỹ ra khỏi cuộc chơi hòa bình dân chủ vốn đã định hình hàng thập kỷ qua.

Khi Hoa Kỳ, thực tế là Trump và những quân bài trung thành, tuyên bố “Kyiv gia nhập NATO và giành lại các vùng lãnh thổ đã mất là không thực tế” cũng đồng nghĩa với một cuộc mua bán chính thức phơi bày ra ngôi chợ trời mà ở đó, “tổng thống con buôn” có quyền định giá, gọi khoản viện trợ bảo vệ quốc gia bị xâm lược là “khoản vay.”

Khi Hoa Kỳ cùng với Nga và Trung Quốc, tạo thành một cây đinh ba lẻ loi đứng ở Đại hội Đồng Liên Hiệp Quốc, chống lại nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga, thì Trump đã chính thức chọn một mặt trận độc tài, không có đồng minh.

Khi tấm ảnh của hơn 40 lãnh đạo của các quốc gia và tổ chức quốc tế, cả trực tiếp và trực tuyến, chụp cùng Tổng Thống Zelensky giơ cao quốc kỳ Ukraine để bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối của họ thì nền dân chủ mấy trăm năm của nước Mỹ đã chính thức lìa đời, dưới tay Donald Trump.

Cục diện thế giới thay đổi. Thế trận xoay chuyển. Khi Donald Trump không màng đến nền độc lập, hòa bình của Châu Âu thì dĩ nhiên ông ta phải tố hết những con bài có trong tay. Ukraine là con bài cuối cùng Trump có. Sự hỗn loạn trong hệ thống hành chính quốc gia một tháng qua? Trump không quan tâm. Hành xử bất công của Elon Musk đối với nhân viên liên bang? Trump không quan tâm. Quyền lợi an sinh xã hội của người Mỹ, trong đó có những người đã bỏ phiếu cho Trump? Ông ta không quan tâm. Sức khỏe của người Mỹ, đại dịch thế giới? Trump càng không quan tâm. Tương lai nước Mỹ có còn là American Dream thu hút người tài trên thế giới không? Trump không cần biết.

Vì tất cả những điều đó đều là những quân bài để ông ta “tố” trên bàn xì-phé. Đó là “Art of the deal” của Donald Trump.

Cuối cùng, “Nghệ thuật thỏa thuận” của Trump lại là “tố hết” để thu về những khoản lợi nhuận. Nhưng, một chính trị gia, hay một nguyên thủ quốc gia khác với một con buôn hoặc một tay tài phiệt kinh doanh sòng bài. Khác ở chỗ, một con buôn có thể đơn thân quyết định lời lỗ trong cuộc đổi chác và không ảnh hưởng đến an nguy của thế giới. Một lãnh đạo quốc gia thì không thể tách đất nước của mình ra khỏi trục quay quốc tế. Nhưng Donald Trump đã “tố hết” danh dự, quốc gia, tự hào nước Mỹ, tố cả nền hòa bình Châu Âu và thế giới để đổi lấy một “Golden Age.”

Giáo sư Larry Diamond của Stanford University’s Hoover Institution đã nói trong một chương trình podcast gần đây, “Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ chứng kiến ​​một buổi tiệc trác táng của tham nhũng và chủ nghĩa tư bản thân hữu kinh ngạc trong bốn năm tới, không giống bất cứ điều gì chúng ta từng thấy kể từ cuối thế kỷ 19, Thời đại mạ vàng – Gilded Age.”

Giáo sư Francis Fukuyama, cũng đến từ Stanford, trả lời: “Nó sẽ tồi tệ hơn nhiều so với Thời đại mạ vàng.”

Có một thời Hong Kong nổi tiếng với các bộ phim dài nhiều tập về “vua bài” hay “thần bài.” Nước Mỹ ngày nay cũng có một “vua”, một ông vua “tố hết” đất nước và danh dự quốc gia để trở thành “Long Live King.”

Kalynh Ngô

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Ukraine từ bỏ kho vũ khí nguyên tử và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT Nuclear Nonproliferation Treaty) với tư cách là một quốc gia phi hạt nhân vào năm 1994, họ đã thi hành một phần của Bản ghi nhớ Budapest (Budapest Memorandum), gồm một số các đảm bảo an ninh bởi Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Những đảm bảo này nhằm bảo vệ chủ quyền của Kyiv, và biên giới của họ sẽ được tôn trọng. Nhưng khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, những cam kết đó đã chứng tỏ là vô nghĩa. Ukraine thấy mình đơn độc, sự sống còn phụ thuộc vào thiện chí của phương Tây và nằm trong tay một kẻ thù được trang bị bằng chính những vũ khí mà Kyiv đã giao nộp. Những tác động này không dừng tại Ukraine mà lan rộng. Trên toàn cầu, các chính phủ đang đánh giá lại ý nghĩa thực sự của các bảo đảm an ninh.
Trong thế giới đấu tranh sinh tồn của loài vật, chuyện cá lớn nuốt cá bé là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong xã hội loài người ngày nay dù đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba hơn hai thập niên và được mệnh danh là thời đại văn minh tiến bộ vượt bực vẫn không thiếu chuyện kẻ mạnh ăn hiếp người yếu trong mối quan hệ giữa người với người. Tình trạng mạnh hiếp yếu còn diễn ra khốc liệt hơn trong mối quan hệ ở cấp quốc gia: nước lớn bắt nạt hay xâm lăng nước nhỏ. Ở đây cũng xin giải thích một chút về cách dùng chữ nhược tiểu trong tiêu đề của bài viết này. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này hoàn toàn không có ý nghĩa đánh giá tiêu cực về quốc gia được đề cập đến. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này là để chỉ cho sự yếu kém về quân sự và kinh tế so với những nước mạnh về quân sự và kinh tế đi xâm lược. Sự yếu kém về quân sự và kinh tế không đồng nghĩa với sự yếu kém về quyết tâm và đồng lòng bảo vệ đất nước của quốc gia bị xâm lược. Ngược lại, cuộc chiến tại Ukraine hiện nay và Việt Nam
Trong lịch sử thế giới, Việt Nam là dân tộc đã trải qua một cuộc nội chiến với kết quả là bản án tử kết thúc chế độ tự do dân chủ miền Nam ngày 30/4/1975. Hơn ai hết, những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm xưa hiểu rõ cảm giác “bị lừa dối” hoặc “bị phản bội” từ bản Hiệp Định Paris do Henry Kissinger và Lê Đức Thọ thỏa thuận sau lưng chính quyền VNCH, với sự ủng hộ của Tổng Thống Richard Nixon lúc đó. Vì thế mà kể từ khi Putin phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine ba năm trước, người dân Việt Nam luôn tỏ rõ lập trường cùng với các lãnh đạo Châu Âu đứng về phía dân tộc và đất nước Ukraine, trừ chính quyền CSVN đã hai lần bỏ phiếu trắng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Điều gì thực sự xảy ra khi niềm tin nơi người đàn ông ở Tòa Bạch Ốc đang lung lay? Chúng ta sắp tìm ra câu trả lời rồi. “Ông ta không thể cho biết khi nào Canada sẽ tổ chức bầu cử. Chuyện gì thực sự đang diễn ra ở đó? Ông ta đang cố gắng duy trì quyền lực phải không?” Donald Trump đã viết trên mạng xã hội sau cuộc trò chuyện với Thủ tướng Justin Trudeau vào tuần trước.
Tưởng tượng một khu vườn xinh đẹp như vườn thượng uyển của vua chúa ngày trước với hoa lá muôn màu lung linh trong gió hiền và nắng ấm. Rồi bỗng dưng một cơn mưa đá đổ xuống. Cây, lá, cành, nụ… đủ sắc màu quằn quại dưới những cục đá thả xuống từ không gian. Tàn cơn mưa, những nụ, những hoa, những cánh lá xanh non tan nát. Những cục nước đá tan đi. Bạn không còn tìm ra dấu vết thủ phạm, bạn chỉ thấy những thứ bạn phải gánh chịu: ấy là những tổn thất bất ngờ. Ở một nơi mà vô số các sắc tộc sống chung với nhau như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mỗi ngôn ngữ là một loài hoa đầy hương sắc trong khu vườn muôn sắc màu ấy. Nhưng rồi trong trận thiên tai, mỗi sắc lệnh của chính phủ là một hòn đá ném xuống, hoa lá cành tan nát theo nhau. Bạn không biết những cơn mưa đá còn bao lâu. Bạn cũng không thể nào đoán trước được những tổn thất chúng đổ xuống cho khu vườn yêu quý mà bạn dày công gầy dựng.
Elon Musk đang có một vị trí vô cùng quan trọng trong chính quyền mới của Trump. Là người đứng đầu Bộ Cải Tổ Chính phủ (Department of Government Efficiency – DOGE), Musk có quyền lực gần như vô hạn trong việc cắt giảm hoặc tái cơ cấu lại chính phủ liên bang theo ý mình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Musk còn có ảnh hưởng đến tổng thống trong nhiều vấn đề chiến lược quan trọng. Một trong những vấn đề nổi bật chính là TQ. Trong khi phần lớn nội các của Trump đang theo đuổi chính sách cứng rắn đối đầu với Bắc Kinh, Musk lại là một ngoại lệ rõ rệt. Là một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung, Linggong Kong (nghiên cứu sinh của trường Auburn University) không hề ngạc nhiên trước những phát biểu ủng hộ Bắc Kinh của Musk trong suốt nhiều năm qua. Bởi lẽ, từ trước đến nay, ông luôn tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại TQ.
Một nữ nhà văn sống ở Pháp, bày tỏ trên Facebook của bà rằng: “Xin tiền, rất khổ! Zelenski không chỉ khẩu chiến với Trump mà cả... Biden. Hai tổng thống đã cãi nhau trong một cuộc điện đàm tháng 6/2022, khi Biden nói với Zelensky rằng ông vừa phê duyệt thêm $1 tỷ viện trợ quân sự cho Ukraine, Zelenski lập tức liệt kê tất cả các khoản viện trợ bổ sung mà ông ấy cần. Sự không biết điều này đã khiến Biden mất bình tĩnh, ông liền nhắc nhở Zelenski rằng người Mỹ đã rất hào phóng với ông ấy và đất nước Ukraine, rằng ông ấy nên thể hiện lòng biết ơn nhiều hơn.”
“Nếu tôi muốn nói chuyện với Âu Châu, tôi phải gọi cho ai?” Câu hỏi nổi tiếng này, được cho là của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, ám chỉ sự thiếu thống nhất của Âu Châu trong việc thể hiện một lập trường chung trên trường quốc tế. Dù đã trải qua nhiều thập niên hội nhập dưới mái nhà Liên Âu (EU), câu hỏi ai là đại diện cho Âu Châu – hoặc Âu Châu muốn trở thành gì trong tương lai – hiện nay có lẽ còn khó trả lời hơn bao giờ hết.
Bài phát biểu dài 1giờ 40 phút của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội đã nêu cao nhiều sáng kiến ​​của ông, từ việc trấn áp nhập cư đến thuế quan và chính sách năng lượng trong sáu tuần bắt đầu nhiệm kỳ của mình, nhưng nhiều bình luận của ông bao gồm thông tin sai lệch và gây hiểu lầm.
Khoa học gia người Mỹ da đen nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20 George Washington Carver (1864-1943) đã từng nói rằng, “Giáo dục là chìa khóa mở cánh cửa vàng của tự do.” Đúng vậy! Chính vì vai trò quan trọng của giáo dục đối với tự do mà các nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 như Phan Chu Trinh (1872-1926), Phan Bội Châu (1867-1940) đã tận lực vận động cho việc nâng cao dân trí để canh tân đất nước hầu có thể giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Đất nước Hoa Kỳ nhờ có tự do, dân chủ và dân trí cao mà trở thành đại cường quốc trên thế giới. Nền giáo dục của Mỹ đã trở thành kiểu mẫu được nhiều nước ngưỡng mộ, cho nên số lượng sinh viên ngoại quốc du học tại Mỹ là cao nhất trên toàn cầu, với 1,126,690 người vào năm 2024, theo https://opendoorsdata.org.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.