Hôm nay,  

Ủng hộ toàn diện hay phản kháng âm thầm: Cuộc chiến ở Ukraine chia rẽ Phật tử Nga

17/01/202508:27:00(Xem: 1415)
blank 

Ủng hộ toàn diện hay phản kháng âm thầm: Cuộc chiến ở Ukraine chia rẽ Phật tử Nga
 

Bài viết của báo The Moscow Times
 

Vào một ngày tháng 11 tại vùng Viễn Đông của Nga, cư dân vùng ngoại ô thủ đô Ulan-Ude của Cộng Hòa Buryatia (trong Liên bang Nga) đã tụ tập cùng các quan chức địa phương để tỏ lòng thành kính lần cuối với Lama Bair Darmaev, một nhà sư Phật giáo đã tử trận trên chiến trường Ukraine.
 

"Ông đã đứng lên bảo vệ quê hương không chút do dự. Sau khi ký hợp đồng [nhập ngũ], ông đã hy sinh trong cương vị một anh hùng chơn thực", theo lời Svetlana Garmaeva, một đại biểu quốc hội khu vực Khural của Buryatia, nói từ một bục tạm thời được dựng trên mặt đất phủ đầy tuyết.
 

Năm người lính mặc quân phục mùa đông đứng sau chiếc quan tài đóng kín với thi thể của Darmaev, mang theo chân dung của ông, một vòng hoa và hai khẩu súng trường.
 

“Ông đã hy sinh mạng sống của mình vì bầu trời hòa bình của chúng ta và để bảo đảm rằng không ai dám tấn công đất nước chúng ta. Chúng ta phải biết ơn những người trấn giữ tuyến đầu và làm mọi thứ có thể để đưa chiến thắng đến gần hơn”, Garmaeva nói thêm.
 

Darmaev, 49 tuổi, đã cư trú tại Đền thờ Nữ thần Yanzhima ở thung lũng Barguzin đẹp như tranh vẽ của Buryatia trong gần 15 năm cho đến khi ông nhập ngũ làm tình nguyện quân cho quân đội Nga vào mùa xuân năm ngoái.
 

Vị Lạt ma chuyển sang làm chiến binh đã qua đời chỉ vài tháng sau khi nhập ngũ khi đang chiến đấu trong Lữ đoàn xe tăng cận vệ số 5 của Nga tại vùng Donetsk, miền đông Ukraine.

Darmaev không phải là nhà sư Phật giáo đầu tiên tử trận khi chiến đấu cho [chính phủ] Moscow ở Ukraine. Vào tháng 2/2023, Lạt ma Khyshikto Tsybikov đã tử nạn do trúng mảnh đạn ở Ukraine. Ông đã bị đưa ra tiền tuyến trong đợt động viên "một phần" năm 2022 của Nga.
 

Cam kết bất bạo động nằm ở trung tâm triết lý Phật giáo, vì đây là giới luật đầu tiên trong năm giới cơ bản của đạo đức Phật giáo.
 

Tuy nhiên, nhiều nhà sư Phật giáo từ Nga đã ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine của Nga, hỗ trợ các chiến binh bằng tiền quyên góp và lời cầu nguyện, thậm chí còn cầm vũ khí như quý thầy Darmaev và Tsybikov.

Ngài Pandito Khambo Lama Damba Ayusheev, Pháp chủ Tăng đoàn Phật giáo Truyền thống Nga — và là bạn của Tổng thống Vladimir Putin — đã ủng hộ cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine ngay từ đầu. Sau đó, ngài còn nói rằng những người theo đạo Phật Nga “đang chiến đấu vì thế giới Nga và thế giới nói tiếng Slav” ở Ukraine vì mục đích “cứu thế giới Mông Cổ của họ”.
 

[Phật giáo là] tôn giáo ‘không được Nga mong muốn’
Do Ayusheev đứng đầu, Tăng đoàn Phật giáo Truyền thống Nga có trú xứ chính tại Buryatia, một trong ba tiền đồn Phật giáo ở Nga cùng với nước Cộng hòa lân cận Tyva và nước Cộng hòa Kalmykia ở phía tây nam.

Theo một cuộc khảo sát vào tháng 4/2022 của Trung tâm Levada Center, viện thăm dò ý kiến độc lập lớn cuối cùng của Nga, ít nhất 1% dân số Nga tự nhận mình là Phật tử.
 

“Chính quyền Nga…gần như luôn tiếp cận Phật giáo với một mức độ thận trọng nhất định”, theo Nikolai Tsyrempilov, sử gia về Phật giáo tại Đại học Nazarbayev University của Kazakhstan, nói với chương trình phát thanh podcast Republic Speaking.

“Họ coi các cộng đồng tôn giáo có trụ sở tâm linh bên ngoài nước Nga là những kẻ phát tán ảnh hưởng [nước ngoài] không mong muốn… Bao gồm Hồi giáo, Công giáo và cả Phật giáo,” Tsyrempilov nói với Republic Speaking.
 

Ông ghi nhận rằng Buryatia dường như là một trường hợp đặc biệt có vấn đề đối với chính quyền Nga vì cư dân bản địa của nơi này vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nước láng giềng Mông Cổ, bao gồm cả các cuộc hành hương thường xuyên qua biên giới.
 

Để ngăn chặn mối đe dọa can thiệp của nước ngoài, chính quyền thời đế quốc Nga đã thành lập một cộng đồng Phật giáo tự trị với một hệ thống quyền lực hàng dọc nghiêm ngặt và người đứng đầu được bầu riêng.

“Tất cả các Lạt ma Khambo đều tuyên thệ trung thành với Sa hoàng Nga trong thời kỳ đế quốc. Nếu không, các ngài không thể được bầu lên. Trong cuộc bầu cử, họ phải đọc lời tuyên thệ trung thành [với quốc vương Nga]”, theo lời Lạt ma Buryat Baldan Bazarov, người đã rời khỏi Nga vì phản đối cuộc chiến ở Ukraine.


 

Damba Ayusheev cũng đã tuyên thệ trung thành với người đứng đầu nhà nước Nga khi ngài được bầu làm Khambo Lama thứ 24 vào năm 1995.

“Ông đã giữ lời thề đó vì phá vỡ nó sẽ không được coi là danh dự. Ngay cả trong Phật giáo, người ta phải giữ đúng lời hứa và lời thề của mình,” Bazarov trả lời tờ The Moscow Times khi được hỏi tại sao Ayusheev lại ủng hộ chiến tranh.

Tăng đoàn Phật giáo Nga không phải là tổ chức đầu tiên dường như mâu thuẫn với các giáo lý cơ bản của đức tin bằng cách ủng hộ hành động quân sự.

Ở Nhật Bản thời Thế chiến II — cũng giống như ở Nga ngày nay — giới lãnh đạo cấp cao của hầu hết các giáo phái Phật giáo đã tích cực khuyến khích Phật tử nhập ngũ, hỗ trợ các tổ hợp công nghiệp-quân sự của đất nước bằng các khoản quyên góp và ủng hộ hình ảnh thiêng liêng của hoàng đế.
 

Cộng đồng ở phía nam
Mặc dù Tăng đoàn Phật giáo Truyền thống Nga tự coi mình là tổ chức Phật giáo hàng đầu của đất nước Nga, các cộng đồng tôn giáo ở Tyva và Kalmykia phần lớn hoạt động độc lập.

“Miền Trung Khurul của Kalmykia được cộng đồng tu sĩ và Phật tử hỗ trợ và quyên góp. Vùng Khurul chưa bao giờ lệ thuộc vào ngân sách nhà nước của Nga”, theo lời Arslan Edgeev, cựu thư ký báo chí của Miền Trung Khurul của Kalmykia hiện đang lưu vong, cho biết. “Đó là lý do tại sao cộng đồng Phật giáo Kalmyk có thể chống lại Moscow”.

Vào tháng 1/2023, chính quyền Nga đã chụp mũ ngài Telo Tulku Rinpoche (Erdne Ombadykow), Đức Lạt ma tối cao của Cộng Hòa Kalmykia và là đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nga và tại các quốc gia hậu Xô Viết, là "điệp viên nước ngoài", buộc ngài [Telo] phải từ chức.

Việc chỉ định này được đưa ra vài tháng sau khi Rinpoche — người đã rời Nga đến Mông Cổ sau cuộc xâm lược [Ukraine] để giúp đỡ hàng nghìn người Kalmyk đã một mình và cùng gia đình chạy trốn khỏi đất nước để tránh nghĩa vụ quân sự — đã trở thành nhà lãnh đạo tôn giáo cấp cao đầu tiên ở Nga lên án cuộc xâm lược.

“Sự phản đối Moscow này không bắt đầu từ cuộc chiến”, Edgeev giải thích. “Vào thời Liên Xô, tất cả các vị Lạt ma tối cao khác của Kalmykia đều phải chịu sự đàn áp chính trị. Họ phải đối mặt với sự đàn áp hình sự, bị đưa đến các trại lao động và thậm chí bị hành quyết. Sau khi Liên Xô sụp đổ, điều đó dường như đã trở thành dĩ vãng, nhưng không phải thế”.

Rinpoche đã lãnh đạo Phật tử Kalmyakia, tôn giáo chiếm đa số ở nước cộng hòa này, kể từ những năm 1990s. Ngài đã giúp khơi dậy sự hồi sinh của tôn giáo này sau khi nó bị chính quyền Liên Xô đẩy vào bí mật và đàn áp.

Ngoài việc giám sát việc xây dựng nhiều ngôi chùa và đào tạo các nhà sư mới, Rinpoche còn tích cực làm việc để xây dựng lại những cầu nối với Phật tử Mông Cổ và Tây Tạng.

“Tôi nghĩ di sản của Rinpoche là Kalmykia vẫn có một cộng đồng Phật tử tương đối độc lập. Tôi nghĩ đó là thành tựu lớn nhất của Thầy trong vai trò đó,” theo Edgeev nói với tờ The Moscow Times.

Tendzin Zhoydak (Mutul Ovyanov) đã thay thế Rinpoche làm Đức Lạt ma Tối cao của Kalmykia vào tháng 2/2023.

Mặc dù các nhà sư ở Kalmykia vẫn ủng hộ những người lính tìm kiếm lời cầu nguyện và sự hỗ trợ về mặt tinh thần, nhưng hầu hết các nhà sư đều "nói với Phật tử của họ trong các cuộc gặp riêng một thầy một trò rằng không có một ai trong các nhà sư ủng hộ cuộc chiến này", theo Edgeev.

Edgeev nói với tờ The Moscow Times rằng chính phủ Moscow đã nhiều lần cố gắng gây sức ép buộc Zhoydak lên tiếng ủng hộ cuộc chiến ở Ukraine bằng cả lời đe dọa và lời hứa cúng tiền lớn lao để khôi phục các tu viện địa phương.

“Nhưng như chúng ta thấy, những nỗ lực này đều vô ích”, theo Edgeev nói. “Khi Moscow gây sức ép với [Zhoydak], nhà sư nói rằng Thầy sẽ không làm điều đó vì nó trái ngược với những gì Thầy đang rao giảng”.
(Nguyên Giác dịch)
 

Nguồn:
https://www.msn.com/en-us/politics/international-relations/full-support-or-quiet-resistance-ukraine-war-splits-russia-s-buddhists/ar-BB1rnpqq?ocid=BingNewsVerp 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bài này kết hợp từ ba nguồn. Bản tin đầu tiên trong bài này sẽ dịch theo bản tin AFP nhan đề "Taliban change tune on preserving heritage sites" (Taliban thay đổi thái độ về việc bảo tồn các di sản) trên Báo Taipei Times, ấn bản Thứ Tư, ngày 23 tháng 4/2025. Bài thứ nhì sẽ lược dịch theo Wikipedia mục từ tiếng Anh “Buddhism in Afghanistan” (Phật giáo tại Afghanistan) để thấy bối cảnh quá khứ văn hóa Phật giáo nơi đây, trước khi vùng đất này bị bạo lực chuyển sang theo Hồi giáo. Bài thứ ba là trích đoạn từ Wikipedia, mục từ tiếng Việt “Các tượng Phật tại Bamyan”
- Trump đổi giọng sau nhiều ngày chửi mắng ông Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell - Cảnh báo từ IMF: Thuế quan sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn thế giới. - Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent họp các nhà đầu tư: mặt trận áp thuế với TQ sẽ giảm leo thang vì cả Mỹ và TQ đều bất lợi
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 4, Reuters) – Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã chuyển nhiều luật sư kỳ cựu thuộc cơ quan dân quyền sang vị trí khác, được cho là để sắp xếp lại hoạt động của bộ phận này.
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 4, Reuters) – Chính quyền của Tổng Thống Trump đã công bố kế hoạch thay đổi Bộ Ngoại Giao từ trên xuống dưới, bao gồm việc đóng cửa hơn 100 văn phòng. Đây là một phần trong việc thu hẹp quy mô chính phủ liên bang và điều chỉnh các chính sách đối ngoại theo hướng ưu tiên cho chiến lược “Nước Mỹ Trên Hết.”
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 4, CNBC) – Sau bốn năm tạm ngưng vì đại dịch, Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ thông báo sẽ bắt đầu các biện pháp “siết nợ” từ ngày 5 tháng 5 năm 2025, nhắm vào các khoản vay tiền học liên bang đã không thanh toán đúng hạn trong thời gian dài.
(WASHINGTON, ngày 21 tháng 4, Reuters) – Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa chính thức tạm ngưng chương trình kiểm soát chất lượng đối với sữa tươi và các sản phẩm bơ sữa khác, do thiếu hụt nguồn nhân lực tại bộ phận chuyên trách về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng.
Trong gần nửa thế kỷ qua, phần lớn câu chuyện về chiến tranh Việt Nam được kể từ những người thuộc thế hệ có liên hệ trực tiếp với cuộc chiến. Nay đã đến lúc hiểu thêm về góc nhìn của thế hệ trẻ sinh ra sau 1975, lớn lên ở hải ngoại.
Hôm nay, Dân Biểu Derek Trần (CA-45) đã công bố một chuỗi sự kiện và dự án để tưởng niệm 50 năm ngày Sài Gòn thất thủ, còn được gọi là Tháng Tư Đen. Năm mươi năm sau khi chế độ Cộng Sản áp bức chiếm miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, và năm mươi năm kể từ làn sóng di tản đầu tiên, Dân Biểu Trần sẽ vinh danh những hy sinh và lòng kiên cường của cộng đồng người Việt tị nạn, đồng thời ghi nhận những đóng góp to lớn của cộng đồng này cho đất nước Hoa Kỳ của chúng ta. Vào ngày 30 tháng 4, Dân Biểu Trần sẽ chủ trì và tham gia một loạt sự kiện tại Washington D.C., trung tâm quyền lực của Hoa Kỳ, để tưởng niệm Tháng Tư Đen. Ngày tưởng niệm sẽ bắt đầu bằng một cuộc họp báo tại Quốc Hội Hoa Kỳ nhằm ghi dấu 50 năm Sài Gòn thất thủ, tiếp theo là một cuộc thảo luận với các nhà hoạt động nhân quyền người Việt và các cựu tù nhân lương tâm.
Nông dân trên toàn quốc Hoa Kỳ cho biết họ có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng phá sản một lần nữa trừ khi có một khoản tiền cứu trợ lớn do người nộp thuế tài trợ để bù đắp cho những tổn thất do chính sách thuế quan hỗn loạn và các đợt cắt giảm chi tiêu mạnh trong lãnh vực nông nghiệp của Donald Trump gây ra.
- Dân biểu Dân Chủ Jamie Raskin đe dọa quốc tế: đừng giúp Trump xây dựng chế độ độc tài ở Mỹ, vì Đảng Dân Chủ sẽ nắm quyền trở lại - 4 Dân biểu Dân chủ bay đến El Salvador để thăm Abrego Garcia, người bị Trump trục xuất nhầm vào nhà tù tử thần Sanvador - TQ nói sẽ trừng phạt các nước ký kết với Mỹ gây tổn hại đến lợi ích của TQ
Tòa thánh Vatican cho biết, Đức Giáo hoàng Francis đã qua đời vào tuổi 88 lúc 7:35 sáng thứ Hai, 21 thang 4, giờ địa phương. “Vào lúc 7:35 sáng nay, Đức Giám mục Roma, Phanxicô, đã trở về nhà Cha. Toàn bộ cuộc đời của ngài đã cống hiến cho việc phục vụ Chúa và Giáo hội,” Đức Hồng y Kevin Farrell phát biểu.
(WASHINGTON, ngày 20 tháng 4, Reuters) – Bộ trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth bị phát hiện đã chia sẻ thông tin về cuộc tấn công hồi tháng 3 ở Yemen với một nhóm chat khác nữa trên ứng dụng Signal, trong đó có vợ, em trai, và luật sư riêng. Việc Hegseth sử dụng một nền tảng nhắn tin không thuộc hệ thống bảo mật quốc phòng để trao đổi thông tin an ninh tối mật đang khiến dư luận và giới lập pháp đặc biệt quan ngại.
(WASHINGTON, ngày 20 tháng 4, Reuters) – Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Samuel Alito vừa lên tiếng chỉ trích quyết định khẩn cấp của Tòa án nhằm ngăn chặn việc trục xuất một nhóm di dân Venezuela. Ông cho rằng đây là một hành động “vội vàng và thiếu chín chắn.”
Thương nhớ. Cảm động. Ngậm Ngùi. Và ước mơ một ngày quê nhà sẽ có dân chủ, khi đó Sài Gòn sẽ được hồi phục tên cũ. Đêm nhạc Trần Chí Phúc với chủ đề Sài Gòn Một Thoáng 50 Năm vào chiều Thứ Bảy 19/4/2025 đã chạm rất ngọt ngào và cay đắng vào trái tim của những người con Sài Gòn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.