Hôm nay,  

Cha và Con - Một Nơi Quay Về

02/12/202415:43:00(Xem: 3469)
GettyImages-2167499558
Ảnh: từ trái sang phải, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chào đón con trai Hunter Biden vào cuối ngày đầu tiên của Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ tại Trung tâm United vào ngày 19 tháng 8 năm 2024 tại Chicago, Illinois. (Ảnh có chỉnh sửa, từ ảnh của Kevin Dietsch/Getty Images)
 
 
Tổng thống Joe Biden đã ký lệnh ân xá “hoàn toàn và vô điều kiện” cho con trai ông, Hunter Biden vào chiều tối Chủ nhật 1/12. Khi đó, màn hình Netflix cũng kết thúc phim Hunger – “Thèm muốn” – một cuốn phim của Thái Lan, chủ đề xoay quanh ẩm thực, danh vọng và những cơn thèm ăn trần trụi rất bản năng con người. Có một sợi dây nối kết rất trung thực, rất gần, giữa hai câu chuyện – một điện ảnh và một cuộc đời.
 
Aoy là con gái của một ông chủ quán ăn đường phố ở Thái Lan. Cô có tài nấu ăn, xoay chuyển cái chảo đen trên ngọn lửa lớn, bảo đảm các món xào có mùi vị đặc biệt riêng của tiệm. Aoy là “tài sản” của cha cô, em gái cô, và quán ăn bình dân ấm cúng của khu phố. Nhưng Aoy luôn xuất hiện ở tiệm với gương mặt u sầu, chán chường. Cô không thích nơi này. Cho đến một ngày, Aoy có cơ hội vươn ra biển lớn. Aoy đi nhiều biến cố, bĩ cực, tận mắt chứng kiến đồng tiền có thể mua linh hồn con người, nhìn những người giàu có trong xã hội ngồm ngoàm miếng thịt xiên còn rướm máu trong miệng, gọi đó là mùi vị ẩm thực. Cô nhận ra, món ăn ngon nhất là món ăn làm từ tình yêu thương. Aoy cởi chiếc tạp dề trứ danh, trở về nhà trên chuyến xe chiều. Hành lý trên tay là chiếc chảo đen. Quán ăn bình dân của gia đình là nhà hàng của cô. Nơi đó, Aoy thỏa sức để phục vụ cho những thực khách “hunger” bằng chính cái “hunger” thuần khiết của cô.
 
Bước ra cuộc đời thật, đêm đó, giữa cái lạnh của tháng 12, cũng có một vị chính khách, chọn một nơi để quay về: gia đình của ông.
 
“Khi họ tìm mọi cách để hạ gục Hunter, chính là họ muốn đánh bại tôi – và không có lý do gì để tin rằng họ sẽ dừng tay. Đủ rồi.
 
Trong cả sự nghiệp phục vụ của mình, tôi đã tuân theo một nguyên tắc đơn giản: chỉ cần nói sự thật với người dân Mỹ. Họ sẽ có nhìn nhận công bằng. Đây là sự thật: Tôi tin vào hệ thống tư pháp, nhưng khi tôi đấu tranh với nó, tôi cũng tin rằng bản chất cố hữu của chính trị đã tiêm nhiễm quá trình này và dẫn đến sai sót trong công lý – và một khi tôi đã đưa ra quyết định này, thì không có lý do gì để trì hoãn thêm nữa. Tôi hy vọng người dân Mỹ sẽ hiểu tại sao một người cha và một tổng thống lại phải làm như thế.”
 
Suốt chiều dài lịch sử các đời tổng thống Hoa Kỳ đến nay, chưa có lá thư ngỏ của lệnh ân xá nào do lãnh đạo của một quốc gia gửi cho người dân, lại khẩn cầu tha thiết như thế.
 
Có những sự việc mà khi một người hạ tay điểm chỉ, quyết định thực hiện, là họ đã chấp nhận đánh đổi một phần, một nửa, hoặc cả một gia tài, sự nghiệp, hoặc cả cuộc đời của chính họ. Chỉ trong vòng khoảng nửa năm nay, ngay chính tại ga cuối của con tàu chính trị mà ông đã theo đuổi và cống hiến hơn 50 năm, tổng thống Joe Biden phải đưa ra 2 quyết định không dễ dàng: dừng cuộc tranh cử và ký lệnh ân xá cho con trai.
 
Hơn tất cả mọi người, ông Biden nhìn xuyên thấu những cay đắng lẫn dèm pha mà ông sẽ phải gánh chịu sau đêm 1/12/2024. Thậm chí nó có thể rũ sạch, trả về hư không tất cả những cống hiến, hy sinh, thắng lợi mà ông đã tích tụ cả cuộc đời phụng sự nước Mỹ. Người ta thậm chí sẽ quên ngay lập tức những công lao của ông trong chính trường từ khi còn là một thượng nghị sĩ của tiểu bang Delaware. Người ta thậm chí có thể sẽ ghi vào cạnh tên của ông là “người phá hoại bằng một trận phục kích” – như Alexander Burns đã viết trên Politico.
 
Ký giả Alexander Burns của Politico nhắc lại những ý định của Biden khi nhậm chức là ông muốn khôi phục sự độc lập của Bộ Tư pháp và thực hiện các bước đi rất rõ ràng để tách nó khỏi tầm kiểm soát của tổng thống. Đó là lý do tại sao ông bổ nhiệm cựu thẩm phán Cộng hòa, Merrick Garland, làm bộ trưởng, thay vì một chính trị gia Dân chủ có thành tích pháp lý như Deval Patrick hay Doug Jones. Đó là lý do tại sao ông chỉ định công tố viên David Weiss tại Delaware, người đang điều tra Hunter Biden. Và đó là lý do hết lần này đến lần khác, Joe Biden và các cộng sự đã tuyên bố với quốc gia, ân xá Hunter Biden sẽ không nằm trên bàn nghị sự của ông.
 
Alexander Burns thẳng thừng cho rằng, “cho dù đó không phải điều Biden muốn, nhưng dù vô tình đến đâu, thì lệnh ân xá cũng là một hình thức phá hoại.”
 
Không riêng Alexander Burns, những nhà bình luận như William Kristol, Andrew Egger cũng không đồng tình. Họ lập luận rằng:
 
“Tổng thống không nên ân xá cho Hunter Biden. Không có gì rõ ràng là Hunter Biden xứng đáng được ân xá về mặt công trạng. Tổng thống Biden đã hứa sẽ không ân xá cho con trai mình. Và đáng tiếc, rõ ràng là đây là thời điểm không phù hợp để thực hiện một lệnh ân xá, một hành động nạp thêm đạn dược chính trị cho một chính quyền sắp tới phá hủy toàn bộ nó.”
 
Câu hỏi mà chúng ta phải đối mặt là đất nước sẽ tồn tại tốt như thế nào trong bốn năm tiếp theo của nhiệm kỳ Trump, nơi không có tình yêu hay sự phán đoán, chỉ có quyền lực tùy tiện và ý chí trả thù cá nhân.”
 
Alexander Burns, William Kristol, và cả Andrew Egger không sai. Họ nhìn toàn bộ câu chuyện ở cương vị của những người đã và đang nỗ lực phơi bày sự nguy hiểm của bốn năm kế tiếp: một nhiệm kỳ tổng thống được thúc đẩy bởi một kế hoạch tạo ra quyền lực tập trung, cá nhân hóa, vi hiến, không có pháp quyền, không chịu trách nhiệm từ tổng thống và thành phần nội các của ông ta.
 
Có thể dễ dàng hiểu được “cú sốc” của một số người ủng hộ và tôn vinh nền dân chủ, pháp quyền, không đồng tình với quyết định của Tổng thống Biden. Thêm nữa, trước mối đe dọa của chính quyền Trump và nội các “tội phạm” Trump đề cử, họ đã mong chờ ông Biden những điều khác quyết đoán hơn, quan trọng hơn (với họ), “sốc” hơn, trong thời gian cuối của nhiệm kỳ, chứ không phải là lệnh ân xá Hunter Biden.
 
Xã hội có ngàn lý do để chỉ trích tổng thống Joe Biden một khi họ cảm thấy thất vọng vì những mong muốn không được hồi đáp. Người ta dễ dàng quên mất vị tổng thống đương nhiệm Joe Biden là một người cha đã cố gắng hết sức tránh xa vụ truy tố con trai của ông, một cuộc truy tố mà sẽ không có trên đời này nếu ông không phải là Joe Biden.
 
Người ta quên mất tổng thống Biden đã không bãi nhiệm hoặc thay đổi nhiệm vụ của công tố viên do Trump chỉ định xử lý vụ án, ngay cả khi cuộc điều tra của công tố viên đó đã được cấp quy chế cố vấn đặc biệt vào năm ngoái.
 
Người ta cũng quên mất Joe Biden vốn là một người của gia đình, một “Amtrack Joe” – người đã đi, về bằng tàu điện hàng chục năm trời từ Delaware sau mỗi ngày làm việc ở Capitol Hill, Washington DC. Lý do, để ông có thể gặp vợ và những người con của mình vào mỗi buổi sáng và chiều tối.
 
Ở sân ga cuối của sự nghiệp, Joe Biden không chọn vinh quang. Ông đã cởi bỏ chiếc áo luôn phải chuẩn mực của người đàn ông “quyền lực nhất nước Mỹ” để chọn trách nhiệm của một người chồng của vợ, người cha của con, người ông của cháu. Đúng hay sai thời điểm? Mỗi chúng ta, hãy thử một lần làm Joe Biden, để có câu trả lời cho chính mình.
 
Joe Biden của nước Mỹ và Aoy của quán ăn bình dân, họ đều đã chọn một nơi để quay về.
 
Kalynh Ngô

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
12/07/202515:12:00
Kinh Phật thường nói rằng chúng ta đang sống trong nhà lửa. Nghĩa là, hiểm họa liên tục, không có gì bình an. Và phải lo tìm đường giải thoát. Lời Phật dạy không đơn giản có ý nói rằng hãy rời nơi này để qua nơi khác. Không đơn giản như thế. Bởi vì chuyện dời đổi không gian và thời gian không cứu được chúng ta, khi còn danh sắc này, còn thân tâm này.
11/07/202509:36:00
“Thuật ngữ "gaslighting", mô tả một loại thao túng tâm lý. Nó làm cho những người bị nhắm đến trở nên mất phương hướng đến mức họ bắt đầu nghi ngờ bản thân, trở nên bối rối và đặt câu hỏi về nhận thức của chính mình ở thực tại. Các nhà tâm lý học cho biết khi hiện tượng “gaslighting” xảy đến, nạn nhân không chỉ bắt đầu phủ nhận sự thật mà còn bắt đầu chấp nhận thực tại sai lầm của kẻ đang thao túng họ.”
11/07/202500:00:00
Về mặt pháp lý, trở thành công dân Hoa Kỳ là một quy trình được định nghĩa rõ ràng qua giấy tờ, nơi sinh hoặc thủ tục nhập tịch. Nhưng trong sâu thẳm tâm trí của chính người dân nơi đây, có một “tiêu chuẩn” vô hình khác đang âm thầm tạo ra một ranh giới ngầm về việc ai mới thực sự được xem là “dân Mỹ đúng nghĩa.” Nhiều nghiên cứu tâm lý học đã phơi bày một thực tế đáng suy ngẫm: một thành kiến phổ biến và mạnh mẽ đang gắn liền “chất Mỹ” với đặc điểm da trắng và việc nói tiếng Anh.
11/07/202500:00:00
Bất chấp những chỉ trích gay gắt và cảnh báo về gánh nặng nợ công khổng lồ, dự luật cải tổ thuế và ngân sách của Tổng thống Donald Trump vẫn được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua… chớp nhoáng. Điều này khiến nhiều không khỏi thắc mắc: Tại sao các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa lại thể hiện lòng trung thành gần như tuyệt đối với Trump, với số phiếu chống chỉ đếm trên đầu ngón tay?
10/07/202508:01:00
Đức Phật trả lời: “—Này Ác ma, mắt là của Ông, sắc là của Ông, thức xứ do mắt xúc chạm là của Ông. Và này Ác ma, chỗ nào không có mắt, không có sắc, không có thức xứ xúc chạm, thời chỗ ấy không có hành xứ của Ông, này Ác ma.” Và tương tự với tai, mũi, lưỡi, thân, ý... Như thế, thấy không một pháp nào là ta, là tôi, là của tôi, là của ta... thì là giải thoát. Tạm gọi là một cũng được, tạm gọi là vô lượng như biển cũng được. Như thế, không thấy có cái gì là ta hay người, thì lấy chỗ nào mà đau khổ nữa.
08/07/202510:22:00
Trong ngày Sinh nhật thứ 90 của Đức Đạt Lai Lạt Ma, báo The Times of India ấn bản tiếng Anh ngày 6 tháng 7/2025 có bài do Ban biên tập viết, nhan đề “Dalai Lama turns 90: How is Zen Buddhism different from traditional and Tibetan Buddhism?” -- nghĩa là “Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa tròn 90 tuổi: Phật giáo Thiền tông khác với Phật giáo Tây Tạng và Phật giáo truyền thống như thế nào?” -- đưa ra một giải thích cho các độc giả đọc Anh ngữ hiểu sơ lược về ba truyền thống Phật giáo này. Nơi đây, chúng ta dịch sang tiếng Việt bài viết kia, và sẽ góp thêm vài ý để làm sáng tỏ hơn về Thiền Tông.
05/07/202510:25:00
Đôi lời tâm sự của tác giả: Trong nửa thế kỷ vừa qua, chúng tôi đã đọc và viết về thời sự Hoa Kỳ nhưng chưa bao giờ ghi nhận được các tin tức như hiện nay. Nhân dịp quốc lễ năm 2025 xin gửi đến quý độc giả thân hữu 3 bài lịch sử Mỹ để suy luận. 1) Bài về Lễ Độc lập Hoa Kỳ, 2) Cuộc nội chiến giải phóng nô lệ da đen và 3) Bài về Lễ Tạ Ơn oan khiên của dân da đỏ.
04/07/202521:34:00
Tôi không ăn mừng Lễ Độc Lập hôm nay, vì pháo hoa không soi thấu những trại giam di dân mọc lên khắp nước Mỹ, pháo hoa không xua được ICE đập cửa dí súng còng tay bứt người mẹ ra khỏi đàn con; pháo hoa không giữ ấm được cả gia đình người đồng minh Afgan vừa mất quy chế bảo vệ. Tôi không ăn mừng vì độc lập tự do hôm nay ngụy trang dưới những khẩu hiệu vay mượn và bóp méo - vì cách đất nước chúng ta đối xử với người yếu thế dưới danh nghĩa lá cờ. Ngày vào tị nạn nước Mỹ, tôi tin đất nước này không gạt ai ra ngoài chỉ vì nơi sinh, màu da, hay tờ giấy trú thân bị bão tố cuốn trôi. Niềm tin đó chưa chết — nhưng nó không sống nhờ những tiếng nổ của pháo hoa hay sự im lặng làm ngơ. Nó chỉ còn sống khi ta đủ can đảm kể lại câu chuyện thật: di dân không xâm lăng ai cả — di dân chính là nước Mỹ, đã như thế và sẽ mãi như thế.
04/07/202500:00:00
Trong sinh hoạt chính trị tại Việt Nam hiện nay, hai khái niệm “thế lực phản động” và “đối lập chính trị” thường được sử dụng với nội hàm và vai trò khác biệt. Bài viết này nhằm so sánh bản chất và nội dung giữa hai khái niệm này và đồng thời đề xuất một cách tiếp cận khác – hy vọng là sẽ phù hợp hơn với thực tiễn chính trị đang biến chuyển tích cực theo yêu cầu phát triển xã hội và đảm bảo ổn định bền vững của đất nước.
04/07/202500:00:00
Thế giới đang đổi thay nhanh chóng. Những giá trị từng được xem là bất biến – như tự do học thuật, trao đổi tri thức và khoa học không biên giới – nay lại bị nghi ngờ và siết chặt, ngay cả ở các nền dân chủ hàng đầu. Tại Hoa Kỳ, kiểm soát đối với sinh viên và giới nghiên cứu ngày càng gắt gao. Nhiều tài năng trẻ đã chọn rời bỏ môi trường học thuật Mỹ, quay về Thượng Hải hoặc Bắc Kinh – một xu hướng ngược chưa từng thấy kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.