Hôm nay,  

Những Câu Chuyện Về Lòng Nhân Ái

29/11/202400:00:00(Xem: 282)
 
john-paul-ii-rinkus-cns-photo-240
Đức Giáo Hoàng John Paul II, nguồn từ trang mạng Công Giáo Hoa Kỳ.
1/- Lòng Khoan Dung của Đức Giáo Hoàng John PauI II

Những nhân vật nổi tiếng có quyền thế thường đặt ra các tiêu chuẩn ứng xử cho những người ngưỡng mộ va kính trọng họ. Điều này có khả năng gây ra sự tiêu cực, nhưng đôi khi, các nhà lãnh đạo của chúng ta đã hành xử rất đáng kính.
 
Vào ngày 13/5/1981, Giáo hoàng John PauI đã bị Mehmet Ali Ağca bắn bốn phát khi ông đi qua Quảng trường Thánh Peter ở Thành phố Vatican. Hai viên đạn bắn trúng bụng Giáo hoàng, một viên trúng cánh tay phải và một viên trúng ngón trỏ trái. Trong cơn đau dữ dội, Giáo hoàng đã được đội an ninh đưa đi, và mặc dù mất rất nhiều máu, Giáo hoàng vẫn vuợt qua được

Khi chúng ta  cân nhắc  hành động  thiện tâm như thế nào, chúng ta thường không nghĩ đến sự tha thứ đơn giản. Đó là một điều phù du—một thứ mà chúng ta không thể nhìn thấy hoặc chạm vào. Nhưng trên thực tế, sự tha thứ là một trong những hành động thiện tâm thâm thuý nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng được.
Mặc dù Ağca—  mới trốn thoát khỏi nhà tù Thổ Nhĩ Kỳ, nơi hắn  bị giam giữ vì tội giết người—đã âm mưu  ám sát Giáo hoàng John Paul II, Ngài đã ngay lập tức công khai và, theo lời của chính ông, "chân thành" tha thứ cho anh ta.
Năm 1983, John Paul II thậm chí còn đi xa hơn khi đến thăm kẻ định ám sát mình, trò chuyện riêng, đối xử như bạn với hắn, và giữ liên lạc với gia đình anh ta. Năm 2000, giáo hoàng đã yêu cầu ân xá cho Ağca.
 
Yêu cầu đó đã được chấp thuận và Ağca được thả khỏi nhà tù Ý, mặc dù anh ta vẫn bị buộc phải chấp hành phần còn lại của bản phán quyết ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng, Ağca đã cải đạo sang Cơ đốc giáo và cuối cùng được thả vào năm 2010, trở về Rome vào năm 2014 để đặt hai tá hoa hồng trắng tại lăng mộ của Đức John Paul II.

Những hành động tha thứ đơn giản này đã thay đổi tận đáy lòng của Ağca, nơi do sự tức giận và phán xét càng  làm cho anh chai sạn thêm .
Không có gì vừa khó khăn vừa dễ dàng hơn sự tha thứ chân thành. Nhưng đó cũng là công cụ, một lợi khí mạnh mẽ nhất mà chúng ta có trong hành trình tìm kiếm lòng tốt. Trái tim thay đổi của Mehmet Ali Ağca là minh chứng cho điều này.

2/- Sự Hy Sinh của Những Vị Cao Tuổi ở Fukushima*
Fukushima
Hình từ WikiCommons
 
Đôi khi, những hành động  thiện tâm làm thay đổi thế giới lại là những hành động đòi hỏi sự hy sinh cao cả nhất từ chúng ta.

Năm 2011, một nhóm hơn 200 người Nhật Bản lớn tuổi đã tình nguyện giúp xử lý cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị phá hủy.

Binh đoàn Cựu Chiến Binh Lành Nghề, như họ tự gọi mình, bao gồm các kỹ sư và chuyên gia đã nghỉ hưu trên 60 tuổi. Họ cho rằng chính họ là những người phải đối mặt với nguy cơ nhiễm  phóng xạ, chứ không phải những người trẻ tuổi, những người mà  tuổi thọ có thể bị giảm bớt  do bụi phóng xạ vô hình, chết người.

"Tôi đã 72 tuổi và trung bình tôi có thể còn sống được từ 13 đến 15 năm nữa", một tình nguyện viên cho biết. "Ngay cả khi tôi tiếp xúc với bức xạ, ung thư có thể phải 20 hoặc 30 năm hoặc lâu hơn mới phát bệnh. Do đó, những người lớn tuổi như chúng tôi ít có nguy cơ mắc ung thư hơn".

Việc những người tình nguyện này đã tự nguyện hy sinh, mục dich để bảo vệ mạng sống của những người trẻ tuổi, là một trong những việc  thiện tâm  cảm động nhất mà một con người có thể làm.

Tấm gương về tình người của họ đã thay đổi thế giới bằng cách đặt ra tiêu chuẩn cho sự hy sinh quên mình. Rất ít người, ở bất kỳ quốc gia nào, sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình cho thế hệ mai sau, nhưng những người tình nguyện này đã sẵn sàng hy sinh để tặng lại cho thế giới một di sản về tình yêu thương đồng loại.

*Fukushima ( (Phúc Đảo huyện- Fukushima-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, nằm ở vùng Tōhoku trên đảo Honshū, Nhật Bản. Cách thủ đô Tokyo khoảng 300 km về hướng Bắc. Thủ phủ là thành phố Fukushima. Và được thành lập vào ngày 21 tháng 8 năm 1876.
3/- Việc Bảo Trợ của Oskar Schindler
Oscar
hình từ WikiCommons
 
Mặc dù là một nhân vật phức tạp hơn nhiều so với những gì đạo diễn Steven Spielberg đã mô tả, nhưng sự lựa chọn nhân vật Oskar Schindler, người đã đối xử rất tốt với 1.200 người Do Thái trong cuộc diệt chủng Holocaust, vẫn còn vang vọng khắp thế giới cho đến ngày nay.

Là người Đức và theo đạo Công giáo, Schindler đã mua một nhà máy sản xuất đồ tráng men do người Do Thái sở hữu có tên là Rekord Ltd., đổi tên thành Deutsche Emalwaren fabrik - Oskar Schindler còn gọi là Emalia vào năm 1939.
 
Tại nhà máy của mình, Schindler tuyển dụng công nhân Do Thái từ khu ổ chuột Krakow gần đó—một khu Do Thái do Đức Quốc xã lập ra, nơi chúng bóc lột người Do Thái để lao động cưỡng bức. Nhưng trong khi những người Do Thái này về cơ bản là nô lệ trong nhà máy sản xuất đồ tráng men của Schindler, ông đã nỗ lực hết sức làm bất cứ điều gì có thể để đảm bảo họ được giữ an toàn cho họ.

Schindler đã nhiều lần mua chuộc các sĩ quan SS để không trục xuất công nhân của mình đến các trại diệt chủng, thêm một bộ phận sản xuất vũ khí vào nhà máy của mình để ông có thể xác nhan rằng những công nhân Do Thái của mình là những người thiết yếu cho nỗ lực chiến tranh.

Khi Krakow bị thanh trừng, và nhiều cư dân Do Thái ở đó bị đưa đến chỗ chết, Schindler đã để công nhân của mình ở lại an toàn bên trong các bức tường của nhà máy qua đêm để họ không bị bắt.

Sau đó, Schindler thuyết phục SS chuyển đổi nhà máy của mình thành một nhánh của trại tập trung Plaszow, và đưa cả người Do Thái từ các trại khác vào, bảo vệ họ khỏi sự tàn bạo của Đức Quốc xã với rủi ro nguy hiểm rất lớn cho chính ông ta, thậm chí còn làm giả số liệu sản xuất vũ khí để tiếp tục bảo vệ công nhân Do Thái của mình, chỉ đóng cửa các hoạt động vào ngày Liên Xô giải phóng các trại tập trung địa phương.

Lòng tốt của Schindler đã cứu sống hơn một nghìn người, khiến ông bị Đức Quốc xã bắt giữ ba lần trong các hoạt động bí mật của mình— nhưng may mắn là không lần nào bị tù. Mặc dù ông qua đời mà không có sự tung hô khen ngợi hay thừa nhận nào, nhưng sau này ông đã được nhiều giải thưởng huân chương danh dự, và sau đó được chôn cất lại tại Israel, nơi ông được vinh danh vì những kỳ công phi thường của mình trong cuộc diệt chủng Holocaust.

Oskar Schindler (28/4/1908 – 09/10/1974) là kỹ nghệ gia người Đức sinh tại Moravia. Ông được cho là đã cứu mạng gần 1.200 người Do Thái trong thời kỳ Holocaust bằng cách thuê họ làm công nhân trong các nhà máy sản xuất đồ pháp lam của mình ở nơi mà ngày nay thuộc Ba Lan và xưởng sản xuất đạn dược ở nơi mà ngày nay thuộc Cộng hòa Séc. Ông là chủ đề của cuốn tiểu thuyết Schindler's Ark, và bộ phim giành giải Oscar năm 1993 dựa trên tiểu thuyết này.  Danh sách của Schindler. (Schindler's List) - theo wiki
 
Schindeler
Cảnh nhìn bên cạnh mộ của Schindler, các cục đá nhỏ xếp chồng lên nhau do các khách Do Thái thăm viếng để lại
 4/- Lòng Nhân Đức của Mẹ Teresa
 
 Teresa
 
Mẹ Teresa — được Đức Giáo hoàng Francis phong Thánh Teresa thành Kolkata 19 năm sau khi bà qua đời—thường được gọi là Thiên thần của Lòng Thương Xót, với lý do chính đáng. Là một nhà truyền giáo và nữ tu Công giáo La Mã sống một cuộc đời đầy lòng nhân hậu và bác ái, bà là người mà hầu hết chúng ta nghĩ đến khi nhắc đến từ “ thánh".
 
Thánh Teresa thành lập Dòng Truyền Giáo Bác ái vào năm 1950, một dòng các nữ tu Công giáo tận tụy chăm sóc người bệnh, người bơ vơ không ai lo và người vô gia cư. Thật khó để xác định cho đúng một cách cụ thể thời điểm bắt đầu và kết thúc cho hành động đầy thiện tâm của Thánh Teresa, vì bà đã cống hiến cả cuộc đời mình cho hoạt động thiện nguyện này. Trong suốt cuộc đời, Thánh Teresa đã lập ra những ngôi nhà tận tụy chăm sóc người không còn hy vọng sống lâu nữa, nhà cho những người mắc bệnh cùi và nơi trú ẩn cho trẻ mồ côi và thanh thiếu niên vô gia cư. Không lâu sau đó, tổ chức của bà bắt đầu thu hút được sự đóng góp và tình nguyện viên, và đến những năm 1960, Hội Truyền giáo Bác ái đã lập ra các trại trẻ mồ côi và cơ sở chăm sóc người bệnh, sức khỏe yếu kém trên khắp Ấn Độ.


Ngày nay, tổ chức từ thiện này mạnh mẽ hơn bao giờ hết, với các chi nhánh trên toàn cầu, điều hành hơn 600 hội truyền giáo, trường học và nơi nương náu, bảo vệ.

Thánh Teresa đã từng nói về chính mình rằng: “Bằng đức tin, tôi là một nữ tu Công giáo. Về ơn gọi của mình, tôi thuộc về thế giới. Về trái tim, tôi hoàn toàn thuộc về Trái tim Chúa Jesus”.

Những việc làm về  lòng nhân từ và thiện tâm của bà đã truyền cảm hứng cho thế giới tiếp tục thể hiện lòng hào hiệp cao thượng hơn, và ngày nay nhiều người vẫn tiếp tục nghĩ đến bà khi cân nhắc tiêu chuẩn thiện tâm.
 
5/ Chủ Nghĩa Bãi Nô của Tổng thống Abraham Lincoln 

Linclon
Tổng thống Abraham Lincoln đã lãnh đạo một đất nước chia rẽ, ở một trong những thời kỳ khó khăn nhất lịch sử Hoa Kỳ— cuộc Nội chiến*1/-. Mặc dù ông buộc phải ra trận, nhưng việc giải phóng nô lệ của ông tại Hoa Kỳ là một hành động thiện tâm và dũng cảm mà cả thế giới sẽ không bao giờ quên.
Quan điểm của Lincoln được nêu rõ trong trích dẫn từ tiểu sử của ông, "Bất cứ khi nào tôi nghe ai đó tranh luận về chế độ nô lệ, tôi đều cảm thấy một sự thôi thúc mạnh mẽ muốn chứng kiến ngay chính họ phải thử sống dưới chế độ đó".

Ông không phải là người hâm mộ chế độ này.

Mặc dù quan điểm của ông phức tạp hơn nhiều người hiện nay nghĩ về điều này, Lincoln tin vào sự bình đẳng của tất cả mọi người để cải thiện cuộc sống của họ—cả người da đen và da trắng, đều như nhau.

Và vì lý do không thích chế độ nô lệ này mà Lincoln đã cố gắng len lỏi qua con đường hẹp giữa chủ nghĩa lý tưởng của mình và thực tế cần thiết để giữ cho đất nước đoàn kết, giải phóng phần lớn nô lệ thông qua Tuyên ngôn Giải phóng Nô Lệ năm 1863 *2/-.
 
Ông đã làm như vậy trong thời điểm mà quyền tự do của nô lệ là một ý tưởng không được ưa chuộng, và thừa nhận nỗi e ngại không nhỏ khi thực hiện điều này. Nhưng lòng thiện tâm của Abraham Lincoln đã thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn, bất chấp bản chất khó khăn của sự thay đổi mà ông thúc đẩy ở Mỹ.

*
1/- Nội chiến Hoa Kỳ (tiếng Anh: American Civil War, 12/04/1861 – 09/5/1865, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau), là một cuộc nội chiến diễn ra ở Hoa Kỳ giữa Liên bang miền Bắc với Liên minh miền Nam. Sau khi Abraham Lincoln đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 1860, 11 tiểu bang theo chế độ nô lệ ở miền Nam Hoa Kỳ đã tuyên bố ly khai khỏi Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và lập ra Liên minh miền Nam (Confederate States); 25 tiểu bang còn lại ủng hộ chính phủ Liên bang miền Bắc (Union). Cuộc phân tranh Nam-Bắc – chủ yếu diễn ra tại các tiểu bang phía Nam – kéo dài 4 năm và chấm dứt khi quân miền Nam đầu hàng năm 1865 và chế độ nô lệ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Trong những vấn đề là nguyên nhân gây nên cuộc chiến, một số đã được giải quyết trong Thời kỳ Tái thiết sau đó, và một số khác vẫn còn tiếp tục tồn tại. 
Khoảng 970.000 người bị tử thương, gần 3% tổng số dân Mỹ - trong đó 620.000 là binh sĩ chết trận hay vì bệnh tật. Số binh sĩ tử trận trong Nội chiến Hoa Kỳ cao hơn tổng số lính chết trong những chiến cuộc khác của quân Hoa Kỳ. Ngày nay người ta vẫn còn tranh cãi về nguyên nhân và tên gọi cuộc chiến đẫm máu này. Căn cứ theo thống kê dân số năm 1860, 8% người nam da trắng Mỹ tuổi từ 13 đến 43 chết trong cuộc nội chiến (6% miền Bắc và 18% miền Nam.

Trận Gettysburg là trận chiến khốc liệt nhất trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Tổng cộng thương vong của hai bên lên đến khoảng 45-50 ngàn binh lính trong trận đánh kinh hồn này.

Bài diễn văn Gettysburg của ông trở thành một lời kêu gọi lịch sử cho chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa cộng hòa, quyền bình đẳng, tự do và dân chủ. Diễn văn Gettysburg là diễn từ nổi tiếng nhất của Abraham Lincoln, và là một trong những bài diễn văn được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Được đọc tại Lễ Cung hiến Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia ở Gettysburg, tiểu bang Pennsylvania ngày 19/11/1863, bốn tháng rưỡi sau Gettysburg đẫm máu trong đó quân đội Liên bang giành chiến thắng vẻ vang. (theo wiki)

* 2/-  Tuyên ngôn giải phóng nô lệ. Ông cũng khuyến khích các tiểu bang biên giới cấm chế độ nô lệ và thúc đẩy Tu chính án thứ mười ba của Hiến pháp Hoa Kỳ, cấm chế độ nô lệ trên toàn quốc.
 
6/- Dũng Khí của Desmond Doss

Doss
Ảnh WikiCommons
 
Desmond Doss, quân y chiến đấu của Quân đội, và là nhân vật chính của bộ phim năm 2016, “Hacksaw Ridge,” đã cho chúng ta một trong những ví dụ tuyệt vời nhất về lòng thiện tâm của thế kỷ.

Doss là một nghịch lý—một người phản đối nghĩa vụ quân sự có lương tâm, tận tâm, chu đáo cố ý nhập ngũ vào Quân đội—người muốn ra trận mà không làm tổn thương một linh hồn nào.
 
Bất chấp sự phản đối và lăng mạ từ các nhà lãnh đạo quân đội và đồng nghiệp trong quân đội, Doss từ chối chạm vào súng hoặc làm tổn thương kẻ thù—ông chỉ muốn chữa lành và giúp đỡ người khác với tư cách là một quân y chiến đấu.

Và Quân đội, sau một thời gian cân nhắc nghiên cứu kỹ vấn đề đã cho phép Doss ra trận.

Đó là một quyết định đúng đắn.

Doss đã trở thành một anh hùng huyền thoại của Thế chiến II khi anh cứu sống 75 lính bộ binh bị thương trong Trận Okinawa, cho dù chính anh bị thương 4 lần.

Không có vũ khí, Doss đã leo lên một vách đá cao 400 foot, cùng với phần còn lại của tiểu đoàn, chỉ để gặp phải một loạt đạn cối và hỏa lực khiến khoảng 75 binh sĩ bị thương.

Doss không muốn tìm nơi ẩn náu, và đã khiêng tất cả 75 người thương vong, từng người một, đến mép công sự vách đá, đưa họ xuống nơi an toàn bằng một chiếc cáng được hỗ trợ bằng dây thừng.

Ông không dừng lại ở đó. Ngay cả sau khi bị thương và được đặt lên cáng, Doss vẫn lết ra khỏi cáng để chăm sóc một người đồng đội bị thương nặng hơn.

Sự quên mình của Desmond Doss là một ví dụ về lòng thiện tâm dũng cảm nhất.

Hành động của ông chắc chắn đã được đền đáp—hàng chục người chiến binh đã trở về nhà sau chiến tranh, mà nếu không có ông thì có lẽ họ đã không được như vậy.

* Trận Okinawa ( tiếng Nhật Okinawa-sen), hay còn gọi là chiến dịch Iceberg (chiến dịch Băng Sơn) là trận đánh thuộc mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai giữa quân Đồng Minh (chủ lực là Hoa Kỳ) và Đế quốc Nhật Bản tại đảo Okinawa thuộc quần đảo Ryukyu (Lưu Cầu). Đây cũng là cuộc đổ bộ quân sự lớn nhất tại mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trận đánh này kéo dài trong 82 ngày, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1945 với kết quả là Quân đội Hoa Kỳ chiếm được Okinawa. Đây cũng là trận đánh có số thương vong cao nhất trong Chiến tranh Thái Bình Dương: phía Nhật Bản tổn thất toàn bộ 106.000 quân trên đảo (trong đó tử trận hơn 77.000 quân), trong khi quân Đồng Minh (chủ yếu là lính Mỹ) thương vong hơn 75.000 người, trong đó hơn 20.000 người chết (chưa kể 26.000 lính khác bị bệnh hoặc chấn thương tâm lý). Ngoài ra còn một số lượng lớn dân thường trên đảo lên đến hàng nghìn người chết do bom đạn, bệnh tật và tự sát. 

Linh my
 Lính Mỹ cắm cờ chiến thắng trên thành Shuri, Naha, Okinawa vào ngày 30/5/1945. Ảnh WikiCommons
 
 Sự đồng nhất trong việc thể hiện lòng thiện tâm

dong tam
 
Cuối cùng, mọi hành động thiện tâm đều thay đổi thế giới vì tất cả chúng ta đều có mối liên hệ với nhau—những gì xảy ra với chính bạn đều tác động đến toàn thể nhân loại. Chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau và làm việc tốt nhất khi chúng ta hành động bằng tình thương cho nhau.

Hãy để những hành động thể hiện lòng tốt đã thay đổi thế giới được nêu ra trên đây trở thành tấm gương để bạn noi theo. 

Chính bạn là người có thể thay đổi thế giới, - vâng - chính bạn.

TL  sưu tầm & dịch (nguồn: beliefnet)
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhắc đến danh ca, minh tinh Doris Day, khán thính giả trên thế giới liên tưởng đến ca khúc Que Sera, Sera ((Whatever Will Be, Will Be) trong phim The Man Who Knew Too Much đã gắn liền với tên tuổi của Doris Day. Phim The Man Who Knew Too Much của hãng Paramount do đạo diễn Alfred Hitchcock với tài tử James Stewart và minh tinh Doris Day. Ca khúc Que Sera, Sera với điệu Valse của Jay Livingston & Ray Evans do Doris Day trình bày với giọng ca mềm mại du dương, thành thót trong phim được nhận giải Oscar nhạc phim hay nhất năm 1956. Ca khúc nầy với lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy tựa đề Biết Ra Sao Ngày Sau rất phổ biến ở miền Nam Việt Nam.
Tôi đã có bài viết về nhạc chế, nay lại nhạc nhái, có trùng lắp không? Nhạc chế, theo từ điện mở Wikipedia, tiếng Anh là parody music hay musical parody, là việc thay đổi một phần hoặc toàn bộ lời bài hát so với bản gốc (thường là nổi tiếng), hoặc sao chép phong cách đặc biệt của một nhà soạn nhạc hoặc nghệ sĩ hoặc thậm chí là một phong cách âm nhạc chung. Nhạc chế tồn tại trong đời sống xã hội như một dạng văn nghệ dân gian, cũng tương tự như chuyện tiếu lâm, chủ yếu là truyền khẩu, giúp mọi người giải trí vui vẻ trong phạm vi từng cộng đồng nhỏ hẹp. Những ca khúc chế lời trên thực tế rất có sức hút đối với người nghe, nhất là khi nội dung lời ca có tình hài hước, gắn với một sự kiện nào đó mà dư luận đang rất quan tâm.
Suốt cả tuần lễ của đầu tháng 10 vừa qua, trên trang nhất của tất cả những tờ báo quốc doanh đều xuất hiện một dòng chữ đỏ rất to, và rất đậm: CHÀO MỪNG 70 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ! Vietnamnet hớn hở chạy tin: “Đi bất kỳ đâu trên phố trung tâm Hà Nội những ngày này, người dân đều có thể thấy hình ảnh mang ý nghĩa lịch sử về ngày giải phóng Thủ đô cách đây tròn 70 năm trên các pano, áp phích cùng cờ hoa được trang trí rực rỡ… Khoảng 10.000 người có màn tập duyệt cuối cùng các phần diễu hành, trình diễn cho ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)”.
Khi chưa bị bắt, và bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần – có lần – Nguyễn Thúy Hạnh kể lại một câu chuyện hơi tếu táo (“Chuyện Một Người Bất Đồng Chính Kiến”) nhưng nghe rồi tôi lại thoáng buồn buồn: Bác tên là Nguyễn Thế Đàm, người từng hai lần bị tống vào hoả lò cũ và hoả lò mới, rồi hai lần bị đẩy vào trại tâm thần, Trâu Quỳ và Thường Tín. “Tôi khẳng định ông ấy bị điên. Cả thế giới người ta thấy mà lặng im ko nói, chỉ một mình ông ấy nói ra, thế chả là điên thì là gì?”Giám đốc bệnh viện tâm thần thời đó đã nói vậy khi vợ bác khăng khăng chồng mình ko bị điên. Vậy bác Đàm “nói” cái gì? Đó là những truyền đơn nhằm vào ông Hồ, mục đích để ông Hồ ko còn là thánh, trong đó thường gọi ông Hồ là “ngu Hồ”, và rằng chủ nghĩa Mác là phản động… Thời những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước mà đi rải truyền đơn hạ bệ lãnh tụ, lại còn viết đủ cả tên tuổi, địa chỉ và số điện thoại của mình vào truyền đơn rồi đi phát tận tay từng người thì quả đúng là vuốt râu hùm.
Từ Montreal Canada đến Detroit mất hai tiếng rưỡi, rồi từ Detroit bang Michigan Hoa Kỳ đến Nhật Bản khoảng 13 tiếng rưỡi, dù máy bay có rộng rãi cách mấy, tiện nghi bao nhiêu đi nữa cũng làm tôi không sao chợp mắt được; trên máy bay chúng tôi được phục vụ một bữa chính gồm khoai tây nghiền với gà hầm cà chua thơm ngon, một salad, một thanh cheese, một desert, một chai rượu đỏ hoặc trắng tùy khách chọn, vừa ăn uống vừa coi hết film này đến film khác; khoảng 3,4 tiếng sau lại cho ăn tiếp lót dạ một pizza với sauce cà chua cá hồi, đồ uống nước cam, coke hay trà thì được phục vụ liên tục. Sau bữa ăn mọi người ai nấy dập dìu viếng thăm căn phòng nhỏ cuối máy bay, xếp hàng dài chờ phiên mình; mục này cũng làm cho mọi người đứng lên di chuyển, vươn vai, duỗi chân cho đỡ mệt mỏi.
Lúc sau này tôi bỗng thích nghịch ngợm chút đỉnh. Nghịch ngợm là cái thú của thời con nít với những côn trùng thân yêu như dế mèn, chuồn chuồn, đom đóm, ve sầu, chim sáo, chào mào. Sau khi phổ biến ba bài Ve Sầu, Chuồn Chuồn và Đom Đóm, các ông bạn già của tôi coi bộ phấn khích như sống lại tuổi thơ. Một ông hỏi tôi đã viết về bươm bướm chưa? Tôi ngẩn người nhớ lại và cho ông bạn biết là bướm không biết bay thì viết rồi, bướm bay thì chưa. Ông này vốn chân chỉ hạt bột, chỉ thích bướm bay, để ông nhớ tới thời đã mất.
**01/10 -- Bùi Diễm (01/10/1923– 24/10/2021) là một chính khách Việt Nam. Ông nắm giữ chức vụ Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ nhiệm kỳ từ năm 1967 đến năm 1972. --1908 - Mẫu xe T của Henry Ford, một "chiếc xe phổ thông" được thiết kế cho đại chúng, được bán lần đầu tiên. -- 1938 - Quân đội của Hitler chiếm đóng phần Sudetenland của Tiệp Khắc. Trong nỗ lực tránh chiến tranh, các nhà lãnh đạo Anh và Pháp đã đồng ý nhượng khu vực nói tiếng Đức cho Hitler, người sau đó đã phá vỡ thỏa thuận và chiếm đóng toàn bộ Tiệp Khắc.
Hãy thử nhớ lại lần gần đây nhất quý vị viết ghi chú, một ghi chú ngắn hoặc danh sách mua sắm chẳng hạn. Có thể quý vị đã không dùng tới giấy và viết. Hơn mười năm qua, bàn phím và màn hình đã lặng lẽ thay thế chữ viết tay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ trường, lớp cho đến các cuộc họp hành. Thậm chí, một số trường học trên thế giới đã ngừng hoàn toàn việc rèn chữ viết (cursive).
Tôi là dân Huế chính gốc 100% tức là dân Huế “chay”, Huế rất chi là Huế, Huế từ đầu đến chân, Huế từ trong ra ngoài nên phát âm các chữ có dấu HỎI-NGÃ rất tùy tiện, phóng túng, hoàn toàn không giống người dân ở miền Bắc của Cố Đô Thăng Long, mặc dù Huế của chúng tôi cũng là Cố Đô Ngàn Năm Văn Vật. Do đó dân Huế chúng tôi sợ nhất là những chữ có dấu HỎI-NGÃ lúc viết bài thi chính tả, dù đã học thật kỹ cuốn sách viết về luật HỎI, NGÃ của Thầy Lê Hiếu Kính.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.