Hôm nay,  

Ngắm Vài Chiếc Lá Trong Rừng Tư Tưởng Của Thầy Tuệ Sỹ

11/15/202400:00:00(View: 2992)
Hinh-cua-Hoa-Thuong-Thich-Tue-Sy
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ
 
Không biết vì sao tôi có cái máu thích tư tưởng triết lý từ hồi còn trẻ. Do vậy, tôi rất mê đọc sách triết, sách tư tưởng, và dĩ nhiên sách Phật. Cũng vì cái “nghiệp dĩ” ấy mà khi lần đầu tiên được theo Ôn Từ Quang (tức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Phúc Hộ) vào tùng chúng an cư tại Viện Hải Đức, Nha Trang, vào mùa hè năm 1976, tôi thường vào thư viện để kiếm sách đọc.

Một hôm, khi thấy cuốn “Hữu Thể và Thời Gian” (Sein und zeit - Being and time) của Martin Heidegger do Trần Công Tiến dịch và GS Lê Tôn Nghiêm giới thiệu trên kệ sách trong Thư Viện Hải Đức, tôi lấy mang qua phòng của Thầy Tuệ Sỹ, nằm sát cạnh Thư Viện, để xin Thầy cho mượn đọc. Thầy nhìn cuốn sách rồi hỏi:

“Có hiểu gì không mà lấy?”
“Bạch Thầy, chút chút.”

Tôi trả lời, với một chút “mắc cỡ” vì cảm thấy dường như Thầy đã nhìn thấu tim gan của mình. Thầy chỉ cười và bảo tôi lấy đi.

Thật tình mà nói, ở cái tuổi chưa tới hai mươi, đầu óc còn non nớt, tôi không đủ kiến thức và suy tư sâu sắc để có thể hiểu được hết những tư duy triết học cao thâm trong cuốn “Hữu Thể và Thời Gian” của triết gia hàng đầu của thế kỷ hai mươi Martin Heidegger. Nhưng cũng vì thích đọc sách triết nên khi đã thấy nó thì khó lòng bỏ qua.

Đó là lần đầu tiên tôi trực tiếp được hầu chuyện với Thầy, dù trước đó rất lâu tôi đã được nghe về Thầy và cũng đã đọc một số bài viết của Thầy trên Tạp Chí Tư Tưởng của Đại Học Vạn Hạnh.

Bốn năm sau, tôi lại có được phước duyên hy hữu trong đời để gặp lại Thầy và thọ nhận sự giáo dục của Thầy trong khóa đào tạo đặc biệt bốn năm (1980-1984) tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam, Sài Gòn.

Bên ngoài Thầy rất bình dị và lân mẫn với Tăng sinh trẻ của chúng tôi, nhưng khi vào lớp học thì Thầy rất nghiêm. Tuy nhiên, nhờ Thầy “nghiêm” như vậy nên anh em học Tăng bắt buộc phải học hành nghiêm túc và chăm chỉ, không thể “lơ tơ mơ” được. “Giáo bất nghiêm, sư chi đọa” là vậy đó, như người xưa đã nói.

Một phương cách giáo dục đặc biệt khác nữa là Thầy không dạy theo kiểu từ chương hay nhồi sọ như cách giáo dục truyền thống ở Việt Nam lúc bấy giờ, mà Thầy chủ yếu dạy cách đọc văn bản, cách dịch, cách tra cứu và cách đào sâu vào nội dung văn bản để học trò có thể tự phát huy khả năng tư duy độc lập và sáng tạo. Sau này qua Mỹ tôi mới nhận ra là cách giáo dục của Thầy phù hợp với cách giáo dục ở Hoa Kỳ, nghĩa là thầy giáo phải làm sao cho học trò phát triển khả năng tư duy và sáng tạo độc lập.  

Nói đến điều này, tôi nhớ một kỷ niệm khó quên với Thầy Tuệ Sỹ lúc còn học ở Quảng Hương Già Lam. Đó là một hôm trong kỳ thi mãn niên khóa của lớp học Luận Câu-xá, Thầy đi thẳng vào lớp và lấy phấn viết lên bảng: Nguyên nhân và hậu quả của nghiệp. Rồi Thầy xoay lại nói với lớp học:

“Đó là đề thi. Làm đi.”

Cả lớp nhìn nhau ngơ ngác! Ngay lúc đó có lẽ ai nấy đều có cùng một cảm nghĩ là phân vân không biết phải viết thế nào, dù cuối cùng với thời lượng giờ thi hai tiếng đồng hồ cũng qua và bài thi cũng được nạp lên cho Thầy.

Câu chuyện này nói lên được phương thức giáo dục đặc biệt của Thầy, rằng vị Thầy phải có đủ sức mạnh trí tuệ và từ bi để đẩy học trò của mình vào cái thế bắt buộc phải tự mình đứng lên và đi tới bằng chính tư duy và sáng tạo của mình, mà không thể cứ mãi nương tựa hay bám víu vào Thầy.

Hơn bốn thập niên qua, dù sống xa quê hương và xa Thầy, cái nghiệp dĩ thích đọc sách tư tưởng triết lý vẫn bám theo tôi, đặc biệt là các tác phẩm của Thầy, từ thi ca, triết lý tư tưởng cho đến Phật học. Càng đọc Thầy tôi càng thấy rằng tư tưởng của Thầy là một khu rừng già mênh mông bát ngát.

Đọc những bộ Kinh và Luận Thầy dịch và chú thích như 4 bộ A-hàm, Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Câu-xá Luận, Thành Duy Thức Luận, hay những tác phẩm do Thầy viết như Toát Yếu Các Kinh A-hàm, Thắng Man Giảng Luận, Huyền Thoại Duy Ma Cật, Dẫn Vào Tâm Kinh Bát Nhã, Kinh Hoa Nghiêm: Lý Tưởng Bồ Tát và Phật, Triết Học Về Tánh Không, Mười Huyền Môn: Trật Tự Của Thế Giới Trong Tương Quan Vô Tận, Tổng Quan Về Nghiệp, Thiền Định Phật Giáo, tôi thật sự choáng ngợp và kính phục tận đáy lòng trí tuệ uyên bác của Thầy đối với Tam Tạng Thánh Điển Phật Giáo và các giáo nghĩa cao thâm vi diệu của các Bộ Phái và Đại Thừa.

Đọc những tác phẩm văn học của Thầy như Tô Đông Pha - Những Phương Trời Viễn Mộng, Ngục Trung Mỵ Ngữ, Giấc Mơ Trường Sơn, Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm, Thiên Lý Độc Hành, Piano Sonata 14, Dẫn Vào Thế Giới Văn Học Phật Giáo, tôi cảm phục Thầy có tâm hồn nghệ sĩ nhưng siêu thoát, có sự sáng tạo độc đáo của riêng Thầy. Còn nữa, trong thơ văn của Thầy luôn luôn hàm chứa một thứ triết lý thâm diệu nằm giữa những hàng chữ rất ư thi vị.

Mở đầu cuốn “Triết Học Về Tánh Không” được xuất bản trước năm 1975 tại Sài Gòn, Thầy đã nêu ra một tra vấn cốt lõi cho toàn bộ cuốn sách: “Tánh không luận là gì?” Và Thầy đã trích mấy câu bằng tiếng Đức trong tác phẩm “Aus der Erfahrung des Denkens” của triết gia Martin Heidegger, với lời dịch Việt đầy thơ mộng của Thầy: “Khi con bướm mùa hè dừng lại trên đóa hoa, khép lại đôi cánh, và đong đưa theo cơn gió của cỏ nội hoa ngàn...”

Cái thơ mộng trong mấy câu này không đơn giản chỉ là hình thái mỹ học của văn chương. Nó phô diễn một thực tại phi ngôn thuyết với hình ảnh kỳ diệu chỉ xảy ra ở một khoảnh khắc bất ngờ nào đó: cơn gió của đồng nội lay động đóa hoa với con bướm đang nằm yên để tận hưởng giây phút ngọt ngào nhất của nó.

Đó phải chăng là một cách đặc dị để một cách nào đó trả lời cho tra vấn “Tánh không luận là gì” mà không cần phải sử dụng đến ngôn ngữ, một thứ phương tiện rất dễ bị hiểu lầm bởi tâm thức phân biệt vọng chấp? Trong một chương khác của “Triết Học Về Tánh Không,” Thầy đã minh giải về vấn đề này:

“Tánh Không không phải là một định nghĩa về thực tại, mặc dù trong đó như có hàm ngụ ý nghĩa bản tánh của Thực tại là Không. Thực tại tuyệt đối không thể định nghĩa, mà điều cần thiết là phải nhận thấy rõ những uẩn khúc của ngôn ngữ và vai trò của nó.

Rồi Thầy giải thích thêm về “những uẩn khúc của ngôn ngữ”:

“Ngay chính trong trường hợp của thuyết tánh Không cũng thế, tánh Không có thể đã là nạn nhân của đà quá trớn này của ngôn ngữ. Bởi vì, khi nghe nhà Trung quán, đưa tất cả mọi hiện thực vào tánh Không để phê bình, ta có thể dễ dàng đi đến kết luận rằng bản chất hiện thực là Không. Nói khác đi, ta hiểu rằng hiện thực được qui định, hay đúng hơn là được định nghĩa, bằng tánh Không. Hiểu như thế, không những ta đã làm cho tư tưởng của mình trở nên nghèo đói, mà còn chận đứng luôn cả con đường tiến về Tuyệt đối, tức là cảnh giới tự chứng của Phật đà.”

“Triết Học Về Tánh Không” là tác phẩm của Thầy viết về giáo nghĩa Tánh Không của Ngài Long Thọ trên bình diện triết lý cao và sâu nhất mà tôi đã từng đọc trong kho tàng sách tiếng Việt của Phật Giáo Việt Nam thuộc thể loại này.

Gần đây, chính xác là vào năm 2021, tôi lại có thiện duyên đọc được cuốn “Tổng Quan Về Nghiệp” của Thầy viết và do Hội Đồng Hoằng Pháp ấn hành.

Đây cũng là tác phẩm chứa đựng công trình nghiên cứu công phu và đồ sộ nhất về giáo nghĩa Nghiệp bằng tiếng Việt. Có lẽ không phải chỉ riêng tôi mà những ai có dịp đọc tác phẩm “Tổng Quan Về Nghiệp” của Thầy đều có cảm nhận là đang bước vào một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ của kho tàng kiến thức phong phú và đa dạng của nhiều luồng tư tưởng Đông và Tây, nhiều học thuyết và triết thuyết cổ kim liên quan đến vấn đề Nghiệp. Trong đó Thầy đã bàn đến tư tưởng của Vệ Đà, Áo Nghĩa Thư, Vedanta-Bhagavad Gita, sáu phái triết học ngoại đạo thời Đức Phật, đến các lý thuyết vật lý, cơ học lượng tử, tâm phân học và khoa học não, với những chú thích và tham khảo công phu các tài liệu. Thầy cũng trình bày một cách chi tiết các giáo nghĩa về Nghiệp trong Phật Giáo, A-hàm, Nikaya, các Bộ Phái, bao gồm những luận thuyết của A-tỳ-đạt-ma. Thầy còn dịch cả bộ Đại Thừa Thành Nghiệp Luận của Ngài Thế Thân để làm tài liệu cho độc giả tham khảo và nghiên cứu.

Vấn đề mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tác phẩm “Tổng Quan Về Nghiệp” cho chúng ta thấy tầm vóc tư tưởng kỳ vĩ của Thầy, không phải chỉ trong lãnh vực Phật học mà còn cả trong lãnh vực tư tưởng triết lý và tôn giáo trên thế giới. Điều này được thấy rõ trong “Tổng Quan Về Nghiệp,” Thầy đã kết hợp các kiến thức của Đông và Tây, từ khoa học đến Phật học để giải đáp thỏa đáng câu hỏi quan trọng nhất liên quan đến Nghiệp: Nếu tất cả các pháp là vô ngã như Đức Phật dạy thì ai tạo nghiệp nhân, cái gì duy trì nghiệp từ nhân đến quả, và ai thọ quả báo của nghiệp? Câu trả lời của Thầy trong “Tổng Quan Về Nghiệp” làm cho tôi không những vô cùng thích thú mà còn mãn nguyện vì đây cũng là vấn đề tư duy trăn trở của tôi. Thầy viết:

“Nghiệp được tích lũy gọi là tâm. Tồn tại của nó y trên sắc của thân đời này. Khi sắc này rã, nó lập tức xuất hiện nơi sắc khác thích hợp làm sở y để tồn tại. Cũng như hai hóa chất khi kết hợp với nhau thì biến thành chất thứ ba; cũng vậy, nghiệp quá khứ tức tâm tích lũy khi kết hợp với sắc hiện tại, ta nói là gene, cả hai sắc và tâm cùng biến đổi thành một sự sống mới. Trong đời sống này, nơi nào hội đủ điều kiện, nơi đó thức xuất hiện với hình thái thích hợp: từ thức con mắt cho đến ý thức. Như vậy, không hề có sự tồn tại của thân, gồm cả não, như là khối vật chất đơn thuần. Cũng không tồn tại tâm hay thức như là thực thể riêng biệt ngoài thân. Cho nên không có vấn đề nhất nguyên hay nhị nguyên tâm-vật ở đây.

“Ý thức có khi xuất hiện có khi không, nhưng thức thể như là nghiệp tích lũy thành tâm tích tập thường trực có mặt trong sự kết hợp với sắc thành nhất thể. Tâm thức như vậy không phải là tự ngã. Trong tồn tại cũng như trong các hoạt động của nó không tồn tại một thực thể khả dĩ nói là tự ngã hay linh hồn. Đây có thể là cách lý giải lời Phật nói: Có tác nghiệp và quả dị thục của nghiệp nhưng không có tác giả và thọ giả.”

Tư tưởng triết lý của Thầy không phải chỉ có trong những tác phẩm triết học như “Triết Học Về Tánh Không,” mà còn bàng bạc trong thơ của Thầy nữa. Đó chính là sự hấp dẫn làm cho tôi không thể nào cưỡng nổi. Ngay từ những năm 1980 tại Sài Gòn, các Tăng sĩ trẻ của chúng tôi thường chia sẻ với nhau những bài thơ của Thầy mỗi khi tìm thấy đâu đó. Cho đến bây giờ cũng thế, tôi vẫn say mê đọc thơ của Thầy. Thử hỏi những câu thơ dưới đây trong tập thơ “Thiên Lý Độc Hành” của Thầy làm sao mà không lôi cuốn được người đọc như tôi:  

“Bên đèo khuất miễu cô hồn
Lưng trời ảo ảnh chập chờn hoa đăng
Cây già bóng tối bò lan
Ta ôm cỏ dại mơ màng chiêm bao”

Còn có hình ảnh cô độc và thơ mộng nào hơn để diễn tả một lữ thứ độc hành trong đêm tối vào nghỉ trọ trong cái miễu cô hồn cô quạnh ở bên đèo, và nằm co ro trên đám cỏ dại trong rừng già để đánh giấc qua đêm! Bài thơ chuyên chở triết lý dung thông vô ngại giữa mộng và thực, giữa xưa và nay, giữa người và vũ trụ, giữa tâm và cảnh.

Cái độc đáo trong thơ của Thầy là ở chỗ đó, rằng giữa những hàng chữ có cửa “không cửa,” (vô môn quan) để bước vào thế giới ký bí của nguyên ngôn. Rất tiếc, thị lực tôi rất kém nên mới chỉ thấy lờ mờ mà chưa thực sự thấy cửa ở đâu để vào, nên dù thích đọc thơ Thầy mà dường như cả đời vẫn còn chạy lòng vòng ở ngoài cửa!  

Khả năng kiến thức sơ sài của tôi không thể nào hiểu và nói hết những chỗ cao sâu uyên áo trong tư tưởng triết lý của Thầy. Vì thế, những gì được viết ra ở đây chỉ là một vài chiếc lá nhặt được từ khu rừng già tư tưởng triết lý thâm viễn của Thầy.

Lời cuối, con xin đê đầu đảnh lễ tri ân công ơn giáo dục của Thầy.
 
Học trò của Thầy,
Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đêm sông Hậu, trăng khuyết chiếu mờ mặt sông, sóng ì ọp vỗ mạn thuyền. Đôi khi một bầy chim ăn đêm bay qua sát đầu chúng tôi, cánh chúng xòe ra trong trăng. Đôi khi những con dơi bay chập choạng trong tối như những linh hồn người chết trở lại thăm bạn cũ. Chúng tôi thì thào vào tai nhau những câu chuyện nghe được từ dân làm nghề sông nước. Có lúc sự kiểm soát không gay gắt lắm, chúng tôi được phép lên sàn thuyền ngồi hóng gió. Đôi khi một chiếc ghe nhỏ đi ngang qua, ông chủ thuyền kêu lại mua thêm thức ăn. Không khí ngày tết rộn ràng, tiếng hò trên sông, tiếng máy thuyền, tiếng mua bán nói cười ầm ĩ vọng lại từ một đời sống nửa thực nửa mơ. Một người phụ nữ ngồi trên thuyền vá lại chiếc áo rách cho chồng, như thể chị đang ngồi trong một căn bếp ở thôn xóm an bình nào đó
“Làm nghệ sĩ là một lời cam kết với đồng loại rằng những vết rách của kiếp sống sẽ không biến ta thành kẻ sát nhân,” Louise Bourgeois từng viết trong nhật ký thuở thiếu thời. “Những kẻ làm thơ — tôi muốn nói: mọi nghệ sĩ — rốt cuộc là những kẻ duy nhất biết sự thật về chúng ta,” James Baldwin từng viết ở tuổi ba mươi, “…không phải binh lính, càng không phải chính khách… chỉ có thi sĩ.” Và sự thật ấy, cách ta yêu, cách ta cho đi, và cách ta chịu đựng –là chính bản thể của ta.
Tờ Việt Báo Kinh Tế số 28 ngày 13 tháng 2 năm 1993 có đăng bài thơ “Lửa, Thấy Từ Stockholm” của nhà thơ Trần Dạ Từ, nhân tuần lễ nhà văn Thảo Trường thoát khỏi nhà tù lớn đến định cư ở Hoa Kỳ. Đây là bài thơ Trần Dạ Từ viết từ 1989 rời Việt Nam, khi được các bạn Văn Bút Thụy Điển mời ăn cơm chiều, Ông nhớ đến bạn còn ở trong tù khổ sai dưới chân núi Mây Tào, Hàm Tân. 33 năm đã trôi qua kể từ ngày chúng ta chào đón nhà văn Thảo Trường đến Hoa Kỳ, 15 năm kể từ ngày Thảo Trường từ bỏ thế gian, Chiều Chủ Nhật tuần này, 22 tháng Sáu, nhân dịp tái xuất bản bốn cuốn sách của Thảo Trường (Hà Nội, Nơi Giam Giữ Cuối Cùng; Người Khách Lạ Trên Quê Hương; Ngọn Đèn; Lá Xanh), bạn bè văn hữu và gia đình cùng tề tựu tưởng nhớ Nhà Văn. Việt Báo trân trọng mời độc giả cùng đọc, cùng nhớ nhà văn lớn của chúng ta, một thời, một đời.
Thăm nuôi năm thứ mười: trại Z30D Hàm Tân, dưới chân núi Mây Tào, Bình Tuy. Cuối năm 1985, mấy trăm người tù chính trị, trong đó có cánh nhà văn nhà báo, được chuyển từ trại Gia Trung về đây. Hồi mới chuyển về, lần thăm nuôi đầu, còn ở bên K1, đường sá dễ đi hơn. Cảnh trí quanh trại tù nặng phần trình diễn, thiết trí kiểu cung đình, có nhà lục giác, bát giác, hồ sen, giả sơn... Để có được cảnh trí này, hàng ngàn người tù đã phải ngâm mình dưới nước, chôn cây, đẽo đá suốt ngày đêm không nghỉ. Đổi vào K2, tấm màn hoa hòe được lật sang mặt trái: những dãy nhà tranh dột nát, xiêu vẹo. Chuyến xe chở người đi thăm nuôi rẽ vào một con đường ngoằn nghoèo, lầy lội, dừng lại ở một trạm kiểm soát phía ngoài, làm thủ tục giấy tờ. Xong, còn phải tự mang xách đồ đạc, theo đường mòn vào sâu giữa rừng, khoảng trên hai cây số.
Theo một ý nghĩa nào đó, Farrington đóng vai trò là một kiểu người có thể thay thế hoặc tồn tại ở bất cứ đâu, có thể là một nhân vật đặc trưng nào đó nhưng cũng có thể là một người bình thường. Bằng cách chọn chủ thể như thế, Joyce đưa Farrington vào bối cảnh đường phố Dublin và gợi ý rằng sự tàn bạo của gã không có gì là bất thường. (Lời người dịch).
Thông thường người ta thỏa thuận những tác phẩm và những tác giả đó thuộc về văn học bản xứ với phụ đề “gốc Việt.” Thỏa thuận đó đặt cơ bản trên ngôn ngữ, có tên gọi “ngôn ngữ chính thống”, còn tiếng Việt là “ngôn ngữ thiểu số.” Tất cả những ý nghĩa này được nhìn thấy và định nghĩa từ những người bản xứ của ngoại ngữ. Còn người Việt, chúng ta nhìn thấy và nghĩ như thế nào? Hai tập thơ tiếng Hán của Nguyễn Du, thuộc về văn học Trung Quốc hay Việt Nam? Những bài viết, sách in tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Latin của các học giả và các linh mục dòng tên, thuộc về văn học nào?
Đứa trẻ đi học bị bạn bè bắt nạt ở trường về nhà mét mẹ, một đứa trẻ bị trẻ con hàng xóm nghỉ chơi, về nhà mét với mẹ, cô con gái bị người yêu bỏ về tâm sự với mẹ, v.v., nói chung những đứa trẻ cần bờ vai của mẹ, bờ vai mẹ là nơi các con nương tựa. Con cái thường tâm sự với mẹ về những phiền não hàng ngày hơn tâm sự với cha. Ngày của mẹ là ngày tưng bừng, náo nhiệt nhất. Cha thường nghiêm nghị nên trẻ con ít tâm sự với cha. Nói như thế, không có nghĩa là trẻ con không thương cha? Không có cha làm sao có mình, cho nên tình thương cha mẹ cũng giống nhau, nhưng trẻ con gần mẹ hơn gần với cha. Khi đi học về, gọi mẹ ơi ới: mẹ ơi, con đói quá, mẹ ơi, con khát quá, mẹ ơi, con nhức đầu, mẹ ơi,... Tối ngày cứ mẹ ơi, mẹ ơi. Nhất là những đứa trẻ còn nhỏ, chuyện gì cũng kêu mẹ.
Giải thưởng cho thể loại Tiểu Thuyết (Fiction) về tay nhà văn Percival Everett với tác phẩm James. Tiểu thuyết James là sự tái hiện nhân vật Huckleberry Finn trong tiểu thuyết Adventures of Huckleberry Finn của văn hào Mark Twain. Nhà văn Percival Everett kể lại góc nhìn của Jim, người bạn đồng hành của Huck bị bắt làm nô lệ trong chuyến du lịch mùa Hè. Trong James, Percival Everett đã trao cho nhân vật của Jim một tiếng nói mới, minh họa cho sự phi lý của chế độ chủng tộc thượng đẳng, mang đến một góc nhìn mới về hành trình tìm kiếm gia đình và tự do.
Văn học miền Nam tồn tại mặc dù đã bị bức tử qua chiến dịch đốt sách và cả bắt bớ cầm tù đầy đọa những người cầm bút tự do sau ngày Cộng sản Bắc Việt chiếm lĩnh miền Nam. Chẳng những tồn tại mà nền văn học ấy đã hồi sinh và hiện đang trở thành niềm cảm hứng cho các thế hệ Việt kế tiếp không chỉ ở hải ngoại mà còn cả trong nước. Có lẽ chưa có một nền văn học nào trên thế giới đã có thể thực hiện được những thành quả trong một thời gian ngắn ngủi chưa đầy một thế hệ như vậy. Bài viết này sẽ tổng kết các lý do dẫn đến thành quả của văn học miền Nam trong 20 năm, từ 1954 tới 1975, một trong hai thời kỳ văn học phát triển có thể nói là rực rỡ và phong phú nhất của Việt Nam (sau nền văn học tiền chiến vào đầu thế kỷ 20). Tiếp theo là việc khai tử văn học miền Nam qua chiến dịch đốt và tịch thu các văn nghệ phẩm, cầm tù văn nghệ sĩ của Việt cộng. Và kế là những nỗ lực cá nhân và tự nguyện để phục hồi văn học miền Nam tại hải ngoại và hiện trở thành nguồn cảm hứng cho các thế hệ Việt..
Văn học luôn được xây dựng trên tác giả, tác phẩm và độc giả, với những cơ chế tất yếu là báo, tạp chí văn học, nhà xuất bản, mạng lưới văn chương, và phê bình. Gần đây thêm vào các phương tiện thông tin xã hội. Trên hết là quyền lực xã hội nơi dòng văn học đang chảy, bao gồm chính trị, tôn giáo. Giá trị của một giai đoạn văn học được đánh giá bằng những thành phần nêu trên về sáng tạo và thẩm mỹ qua những cơ chế như tâm lý, ký hiệu, cấu trúc, xã hội, lịch sử… Việc này đòi hỏi những nghiên cứu mở rộng, đào sâu theo thời gian tương xứng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.