Hôm nay,  

Đọc thi phẩm “Độc Tiểu Thanh Ký” của Nguyễn Du

14/11/202417:55:00(Xem: 576)
thanh

Câu thơ “Bất tri tam bách dư niên hậu / Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” của thi hào Nguyễn Du, nhiều người từng nghe qua, nhưng có thể không rõ xuất xứ ở đâu. Đó là hai câu kết trong bài thơ thất ngôn bát cú “Độc Tiểu Thanh Ký” (Đọc Bút Ký Tiểu Thanh), trong “Thanh Hiên Thi Tập”, được sáng tác trong khoảng thời gian Nguyễn Du làm quan ở Bắc Hà (1802-1804). Bài thơ tưởng niệm Phùng Tiểu Thanh, một nữ sĩ Trung Hoa sinh trong đời nhà Minh. Để thưởng thức thi phẩm “Độc Tiểu Thanh Ký” trọn vẹn hơn, nên biết sơ về câu chuyện của nàng Tiểu Thanh.
 
Sơ lược câu chuyện nàng Tiểu Thanh (Nguồn: thivien.net, với vài sửa đổi)
 
Tiểu Thanh (1594-1612), họ Phùng, tên Văn Cơ, người Quảng Lăng, tỉnh Giang Tô. Mồ côi mẹ từ thuở nhỏ, được một bà sư nuôi và cho ăn học. Năm 16 tuổi, nàng làm thiếp một thư sinh họ Phùng, và để tránh đồng tính, nên gọi là Tiểu Thanh. Vì chính thê ghen ghét ác liệt, nàng ở nhà riêng của Phùng sinh trên núi Cô Sơn, cạnh Tây Hồ, và trong sự cô quạnh, cùng với những luật lệ khắt khe của chính thê áp đặt cho nàng, nàng uất ức mà chết đi khi nàng chỉ mới 18 tuổi, nay còn mộ nàng ở Cô Sơn.
    Truyện kể về Tiểu Thanh gọi là Tiểu Thanh ký. Thi hào Nguyễn Du sáng tác bài thơ khi đọc truyện này.
 
Nguyên tác “Độc Tiểu Thanh Ký” của Nguyễn Du:
 
讀小青記

西湖花苑盡成墟,
獨吊窗前一紙書。
脂粉有神憐死後,
文章無命累焚餘。
古今恨事天難問,
風韻奇冤我自居。
不知三百餘年後,
天下何人泣素如。
 
Phiên âm Hán Việt: Độc Tiểu Thanh Ký
 
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
 
Vài lời về bản dịch nghĩa và những bản dịch Hán thi
 
Trong Hán thi, đặc biệt là thể thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt, thi sĩ thường lược bỏ từ ngữ để cô đọng ý nghĩa trong 7 chữ và sử dụng điển tích một cách tự nhiên, đôi khi khó nhận ra. Độc giả, dù là người Việt hay người Trung Hoa, người yêu thơ hay học giả, thường tự bổ sung những chữ bị lược bỏ trong tâm trí để hiểu rõ ý thơ. Chính vì sự bổ sung này và tính đa nghĩa của chữ Hán, một câu thơ có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Đây là một điểm đặc thù và hấp dẫn của Hán thi, mà cũng có thể là dụng ý của tác giả để tạo nên nhiều tầng ý nghĩa và sắc thái phong phú cho bài thơ.
 
Bản dịch của Vương Thanh:
 
Vườn hoa bên cạnh Tây Hồ
Xưa là cảnh đẹp, nay chừ bãi hoang!
Trước song, giấy mực viếng nàng
Thương ai bạc phận, trần gian sớm rời.
Thơ không số mệnh như người,
Cớ chi bị đốt, sót rơi vài tờ.
Hận kim cổ, hỏi trời ư
Trời cao thinh lặng, lặng lờ mây bay…
Sắc tài, phong vận bậc này
Nỗi oan kỳ lạ đọa đầy hồng nhan!
Dòng tâm lệ khóc Tiểu Thanh
Ba trăm năm nữa, ai chăng
Có rơi giọt lệ vì chàng Tố Như ?
 
Bản dịch tiếng Anh của Vương Thanh:
On Reading Tiểu Thanh’s Story
 
The garden by West Lake, once vibrant, now lies in desolation.
Before the window, I honor poetess Tiểu Thanh with ink and paper.
Her grace and talent, after her passing, will be mourned by many.
Her literary legacy, though lacking human life, bears the weight of her sorrows.

Poetry books turned to ash, leaving behind but tattered remnants.
Deep resentments from the ancient past to the present echo unanswered in the heavens.
Elegant, gifted, and enchanting,
Yet she endures a profound injustice all alone.
I feel her anguish and weep quietly for her tragic fate.
Three hundred years hence, Who will shed tears for Tố Như in this world?
 
Bản dịch nghĩa:
Tựa: Độc Tiểu Thanh Ký (Đọc Bút Ký Tiểu Thanh)
 
Câu 1: Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư
Vườn hoa cạnh Tây Hồ (ở Hàng Châu) đã thành bãi hoang.
 
Câu 2: Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Nghĩa 1: Một mình viếng nàng bên song với một mảnh giấy (tác giả làm thơ tưởng niệm trên giấy).
Nghĩa 2: Một mình viếng nàng bên song cửa qua quyển sách. (Bút ký Tiểu Thanh)
 
Câu 3: Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Son phấn (chi phấn) sinh động, có hồn (hữu thần), thương tiếc/nuối tiếc (liên) sau khi chết (tử hậu). Son phấn chi thần là biểu tượng cho vẻ đẹp của giai nhân như có hồn phách.
Nghĩa 1: vẻ đẹp sinh động ấy, dù sau khi chết vẫn được người đời thương tiếc.
Nghĩa 2: với dung nhan ấy, sau khi chết, hồn nàng vẫn ôm sự tiếc nuối.
 
Câu 4: Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Văn chương không có số mệnh, sự sống như con người, nhưng vẫn bị liên lụy (để rồi bị đốt đi) chỉ còn sót lại vài tờ.
 
Câu 5: Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Nỗi hận từ xưa đến nay, khó mà hỏi trời cho rõ.
 
Câu 6: Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Nghĩa 1: Với phong thái và tài hoa của nàng lại phải sống cô quạnh một mình trên núi Côn Sơn và chịu đựng nỗi oan ức kỳ lạ. Câu này cũng biểu lộ đồng cảm của Nguyễn Du với nàng qua chữ ngã (ta/mình). Nhưng “ngã” ở đây nên hiểu là Tiểu Thanh, vì chỉ có Tiểu Thanh mới chịu nỗi kỳ oan, không phải là oan ức thông thường, mà nỗi oan khuất kỳ lạ, để nàng mang nỗi hận u uất trong lòng, trước sự bất công của vận mệnh và cuộc đời. Còn “phong vận” là phong thái, phẩm chất biểu lộ ra ngoài thường để tả vẻ đẹp của phụ nữ như trong câu thơ tả nàng Kiều của Nguyễn Du: “có chiều phong vận, có chiều thanh tân.” Nhưng từ “phong vận” cũng có nghĩa khác, để nói về sự phong nhã của khách tài hoa, như trong nghĩa thứ 2.
Nghĩa 2: nỗi oan phong nhã của khách tài hoa (nói chung, không riêng Tiểu Thanh) phải chịu đựng một mình.
 
Câu 7, 8: Bất tri tam bách dư niên hậu / Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Không biết ngoài ba trăm năm sau / Thiên hạ có ai khóc Tố Như chăng? Hai bản dịch thơ tôi sưu tầm và tham khảo, xin chia sẻ với bạn đọc.
 
Bản dịch của Thi sĩ Vũ Hoàng Chương (1915-1976):
 
Trước song giấy mực viếng nàng,
Hồ Tây vườn cũ - gò hoang bây giờ.
Xưa nay trời vẫn làm ngơ,
Mối oan thêm một người thơ buộc mình.
Hoa tàn lệ rỏ hương thanh;
Văn chương phận mỏng chưa đành tro bay!
Rồi ba trăm năm sau đây
Còn ai khóc Tố Như này nữa chăng?
 
Bản dịch của Thi sĩ Quách Tấn (1910-1992):
 
Hồ Tây hoa kiểng: dải gò hoang,
Cửa hé trang thư chạnh điếu nàng.
Hận luống vương thêm hồn phấn đại,
Tro chưa tàn hết luỵ văn chương.
Thanh thương khó hỏi oan chồng chất,
Phong nhã đành chung nợ vấn vương.
Rồi Tố Như, sau ba kỷ nữa,
Trần gian ai kẻ sụt sùi thương?
 

– Vương Thanh

(Hồng Thành, mùa Thu 2024)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lần này không có hy vọng nào cho ông nữa, đó là cú đột quỵ lần thứ ba. Đêm này qua đêm khác, tôi đi ngang qua ngôi nhà (lúc đó là ngày nghỉ) nhìn vào ô cửa sổ sáng đèn, và đêm này qua đêm khác, tôi thấy nó sáng cùng một cách, mờ nhạt, rầu rầu...
Tôi bước lên chuyến xe buýt, đúng với tuyến đường Han Kang đã chỉ cho In-hye, chị Yeong-hye đi. Núi Chuk-sung hôm nay không ẩm ướt. Những gốc cây to không mang vẻ “run rẩy trong mưa.” Ngược lại, nó trầm mặc, bất động, vì hôm nay trời không mưa gió. Bệnh viện nơi Yeong-hye trú ngụ hiện ra giữa những con núi. Ngôi nhà trắng toát, nhỏ bé lọt thỏm giữa thiên nhiên. Thần núi, thần rừng bao quanh, sẵn sàng che chở những linh hồn đi lạc. Nơi này, Yeong-hye và nhiều người khác nữa, tách biệt khỏi thế giới bên ngoài. Họ sống đúng với bản năng cây cỏ, hào phóng cho mầm sống vươn ra từ bất cứ nơi nào trên cơ thể mình. Nơi này, không ai cần hiểu vì sao “đứa trẻ bé như thế… lúc mới sinh ra ai cũng thế này à?”
“Quê người trên đỉnh Trường sơn Cho ta gởi một nỗi hờn thiên thu.” Lần đầu tiên tôi cảm nhận Tập thơ Giấc Mơ Trường Sơn ở một góc nhìn mới. Lòng tôi như đứa trẻ thơ được trở về trong vòng tay mẹ hiền sau bao năm lưu lạc. Trường Sơn trước mắt tôi thật thơ mộng, u trầm và hùng vĩ. Núi tiếp núi. Từng đàn cò trắng lượn bay giữa những cánh đồng lúa xanh trải dài bất tận, ngút ngàn. Dường như mây trời và khói núi quyện vào nhau để xoá nhoà đi ranh giới giữa mộng và thực. Theo dấu chân Người, tôi tìm về Trường Sơn. Để nhìn thẳng vào chân diện mục của Trường Sơn và cũng để “gởi một nỗi hờn thiên thu”.
Không biết vì sao tôi có cái máu thích tư tưởng triết lý từ hồi còn trẻ. Do vậy, tôi rất mê đọc sách triết, sách tư tưởng, và dĩ nhiên sách Phật. Cũng vì cái “nghiệp dĩ” ấy mà khi lần đầu tiên được theo Ôn Từ Quang (tức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Phúc Hộ) vào tùng chúng an cư tại Viện Hải Đức, Nha Trang, vào mùa hè năm 1976, tôi thường vào thư viện để kiếm sách đọc.
Lần đầu tiên xảy ra vào mùa đông sau khi cô tròn mười sáu tuổi. Ngôn ngữ đã châm chích và giam cầm cô như quần áo làm từ hàng ngàn cây kim đột nhiên biến mất. Những từ ngữ vẫn đến được tai, nhưng giờ đây một lớp không khí dày đặc đệm khoảng không giữa ốc tai và não. Bị bao bọc trong im lặng mù sương, những ký ức về chiếc lưỡi và đôi môi đã từng sử dụng phát âm, về bàn tay đã nắm chặt cây bút chì, trở nên xa vời. Cô không còn suy nghĩ bằng ngôn ngữ nữa. Di chuyển, không cần ngôn ngữ và hiểu, không cần ngôn ngữ, như cô đã từng làm trước khi học nói - không, trước khi có được sự sống. Im lặng, hấp thụ dòng chảy thời gian như những quả bóng bông, bao bọc cơ thể cả bên ngoài lẫn bên trong.
Băng hình này thực hiện để cúng dường Tam Bảo. Nội dung dựa trên nhiều bản dịch khác nhau của Thầy Thích Minh Châu, Daw Mya Tin, Weragoda Sarada Thero, và nhiều Thầy trên Sutta Central và Access to Insight.
Giải Nobel Văn học năm 2024 đã được trao cho Han Kang, một tác giả người Nam Hàn, vì "văn xuôi thơ mãnh liệt đối mặt với những chấn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của cuộc sống con người". Han Kang sinh ra tại Gwangju, Nam Hàn, cô chuyển đến Seoul khi mới mười tuổi. Cô học văn học tại Đại học Yonsei. Các tác phẩm của cô đã giành được Giải thưởng Văn học Yi Sang, Giải thưởng Nghệ sĩ trẻ ngày nay và Giải thưởng Tiểu thuyết Văn học Nam Hàn. The Vegetarian (Người Ăn Chay), tiểu thuyết đầu tiên của cô được dịch sang tiếng Anh, Portobello Books xuất bản năm 2015 và giành Giải thưởng Man Booker Quốc tế năm 2016. Cô sống tại Seoul. “Trái Cây Của Vợ Tôi”, Han Kang viết câu chuyện này vào năm 1997, cũng là tiền thân trực tiếp cho cuốn tiểu thuyết The Vegetarian năm 2007 – trong cả hai tác phẩm, một cặp vợ chồng ở độ tuổi đầu ba mươi thấy cuộc sống vốn bình lặng bị xáo trộn khi người vợ biến dạng thân thể.
Nhà văn nữ Han Kang người Nam Hàn đã đoạt giải Nobel Văn học 2024 nhờ “phong cách văn chương không chỉ đậm chất thơ mà còn sâu sắc, ý nghĩa, phản ánh những chấn thương lịch sử và thân phận mong manh của cuộc sống con người.” Ở tuổi 53, bà trở thành nữ nhà văn Nam Hàn đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học, đồng thời là nữ nhà văn thứ 18 trong tổng số 121 nhà văn đoạt giải thưởng danh giá này cho đến nay. Bên cạnh sự nghiệp văn chương, Han Kang còn là một nhạc sĩ và có niềm đam mê với nghệ thuật thị giác (visual art).
Ba cuốn sách: Tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ”; Tập truyện “Người Đàn Bà Khác”, và Tạp chí Ngôn Ngữ ấn bản đặc biệt Trịnh Y Thư, đã được ra mắt lần đầu tiên tại Coffee Factory, Westminster, Nam California vào lúc 4 giờ chiều Thứ Bảy, ngày 12 tháng 10 năm 2024, với sự tham dự của nhiều văn nghệ sĩ, các bằng hữu xa gần, các cơ quan truyền thông báo chí, và thân hữu của nhà văn Trịnh Y Thư. Mặc dù một buổi chiều Thứ Bảy với nhiều tổ chức sinh hoạt của các hội đoàn đoàn thể, các nhạc hội vận động tranh cử của các ứng cử viện gốc Việt đã tổ chức cùng một lúc, thế mà số người đến tham dự hơn 150 thân hữu và quan khách đã ngồi chật bên trong quán café, có lẽ vì Trịnh Y Thư là người đã sống và lăn lộn với nền văn học hải ngoại hơn mấy chục năm nay, cũng có lẽ vì Ông là một người bạn chân tình luôn hết lòng với bạn văn nghệ và được mọi người hết mực yêu mến.
Thế kỷ 19 có một sự cộng tác đặc biệt của một số người Minh Hương ở Chợ Lớn và các nhà khắc ván ở vùng Phật Trấn (Quảng Đông, Trung Quốc) để thực hiện khắc ván, in và phát hành sâu rộng những tác phẩm Việt Nam viết bằng chữ Nôm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.