Hôm nay,  

Tôi Làm CÒ

25/09/202420:39:00(Xem: 1539)
blank

“Cò” đây chẳng phải “Con Cò mày đi ăn đêm” mà cũng chẳng phải “Cái Cò súng của các ông”, không phải, giời ạ. Cò-cảnh-sát hay Cò-mồi lại càng không phải nốt. Cò đây là Thầy Cò. Đúng ra phải gọi là Cô Cò hoặc Bà Cò thì chính xác hơn, nhưng trong ngôn ngữ tiếng Việt tôi chưa thấy ai gọi như thế bao giờ, nghe nó tréo ngoe, nó chỏi tai thế nào ấy. Có lẽ tại cái “nghề Cò” từ hồi nảo hồi nào chỉ toàn do các ông đảm nhiệm. Nhưng thời buổi bây giờ, thời buổi mà các bà các cô có thừa bản lĩnh để xâm chiếm hầu hết các lãnh vực trong nhà (thì đã đành) cũng như ngoài phố thì chắc chắn đã có nhiều Cò phái nữ, mà tôi là một thí dụ điển hình.

Hình như chữ Cò tiếng Việt này là do chữ Correction (sửa chữa) tiếng Tây mà dân mình gọi tắt nôm na cho tiện. Vậy thì Cò tôi làm nghề sửa chữa, nhưng cũng chỉ hành nghề bất đắc dĩ thôi mỗi khi có ai nhờ cậy.

Chả là ông Giời đày đọa thế nào đó chẳng biết mà tự dưng đì cho tôi cặp mắt cú vọ super nhạy. Còn hơn cú lom lom dòm nhà bệnh. Chỉ cần lướt sơ sơ qua bất cứ một đoạn bài nào đó là Cò tôi thấy liền tút xuỵt những chữ viết sai chính tả hoặc chấm phẩy sai khoảng cách, hoặc lối viết trúc trắc trục trặc, lủng ca lủng củng.

Cặp mắt cú vọ hình như có sắc hơn thì phải, kể từ khi tôi tập tễnh gõ lóc cóc lăng nhăng (để phát tiết ấy mà) nên có cơ hội được quen biết nhiều người trong giới viết lách. Coi bộ bài Hi hay Ngã mà tôi viết mấy năm trước là cái lý do thường được những người quen biết nghĩ đến nhiều nhất mỗi khi nhờ tôi… Cò hộ, chắc có lẽ vậy. Và rồi tôi trở thành Thầy Cò lúc nào không hay.

Ối giời, chẳng phải chỉ những lỗi chính tả Hỏi hay Ngã mà thôi đâu. Cò tôi ngán ngẩm lắm lắm mỗi khi đọc những bài vở chấm phẩy loạn xà ngầu và nhất là khi khổng khi không tác giả ngẫu hứng bỏ vài khoảng cách, khơi khơi vậy đó, giữa hai chữ !!!! Cò tôi nghĩ, hay là tác giả cố ý bỏ như thế để độc giả thấy cho rõ… chữ? hay là để nhấn mạnh cái ý muốn truyền đạt? Nhưng rồi tiếp liền theo đó lại có những đoạn viết liền tù tì không bỏ khoảng cách nào ở những chỗ lẽ ra phải bỏ.

Thế là thế nào, hử, hử, hử?

Nếu chỉ là viết i-meo(s) cá nhân giữa bạn bè, giữa người thân hoặc những người quen biết thì không sao, du di được vì meo chỉ lưu hành trong một vòng tròn nhỏ giới hạn (mặc dù có rất rất nhiều Người Nhận mắc cái tật chuyển meos tiếp đi tùm lum vô tội vạ); vả lại meo miếc thường bị xóa đi một ít lâu sau khi nhận được và đọc xong.

Nhưng còn những bài vở viết để đăng trên Net, để phổ biến rộng rãi khắp các trang web và lưu trữ năm này qua tháng nọ thì sao? Những lỗi lơ đãng sẽ vẫn sờ sờ ra đó, y nguyên năm này qua tháng nọ. Mà đấy lại là sản phẩm của những tác giả có danh tiếng lẫy lừng đã từng viết lách cả chục năm nay, bài vở thấy đầy dẫy trên các websites, cả ở hải ngoại lẫn bên nhà cũng thấy lềnh khênh đăng đều đặn mỗi tuần.

Thế là thế nào, hử, hử, hử?

Thế là Cò tôi cứ gọi là hoa cả mắt cả mũi lên mà sửa mà chữa đến phờ cả người và còng cả lưng, chứ còn thế nào nữa, lọ là phải ngôn.

Những người dễ dãi thấy những lỗi như vậy thì chắc chỉ chậc lưỡi vài phát rồi xính xái bỏ qua. Nhưng còn những người khó tính khó nết như Cò tôi chẳng hạn, đọc một bài viết hay ơi là hay mà cứ tí lại vấp phải những lỗi “vớ va vớ vẩn” như thế, đâm ra… giảm sướng đến hơn một nửa. Và tức anh ách nữa (cũng biết là tức lãng-xẹc đấy chứ, nhưng Cò tôi không đừng được).

Có lẽ tại Cò tôi bị ám ảnh bởi những câu của Boileau, bắt buộc phải học thuộc lòng từ thuở bé trong giờ tập làm văn:

“Hâtez-vous lentement, et, sans perdre courage,
Vingt fois sur le métier remettez votre ouvrage:
Polissez-le sans cesse et le repolissez;
Ajoutez quelquefois, et souvent effacez”

Nicolas Boileau-Despréaux (1636-1711)


Tạm dịch:

Hãy vội vã nhưng từ từ nhá
Chớ nản lòng trong việc làm ăn
Hai chục lần rồi mà còn ngó lại tác văn
Chuốt lại nó không ngừng và chuốt lại
Thêm đôi khi, và xóa bỏ luôn hồi

Thì cứ cho là trong lúc ý tưởng ào ào tuôn lai láng nên phải gõ (# viết) thật nhanh không kiểm soát kịp. Cứ gõ lia lịa cái đã, để khỏi mất nguồn cảm hứng, rồi tính sau. Nhưng sau khi viết xong, ./. rồi thì sao? Thế không đọc lại ư? Thế không thấy những chỗ viết sai ư?



Có một điều mà Cò tôi không thể hiểu nổi là nếu mở một website của bất cứ thứ tiếng nào khác ra xem, đọc những bài không phải của những tác giả người Việt, ít khi Cò tôi thấy có những lỗi như vậy. Sao người ngoại quốc họ viết cẩn thận thế không biết nữa, tuân theo quy luật đàng hoàng và rất ít khi để sót các lỗi lơ đãng. Lơ đãng chứ không hẳn là chính tả, ví dụ như “tôi bun khong hiu vì soa tôi bun…”

Nhắc đến quy luật, tự dưng lại nhớ đến cái meo của một tác giả từ mấy năm nay viết lách rất hăng, Cò tôi đọc mà cứ thấy mát lạnh cả ruột non lẫn ruột già. Nguyên văn cái meo nhận lúc 17:28 ngày thứ Tư mùng 7 tháng 6 năm 2006 nó như thế này: “… tôi xin thành tht cơn ch Bích Vâđã tn tâm sa li chính t bài v ca tôi trong thi gian va qua. Nhng điu mà Ch ch dn rt là quý báu và rt có ích li cho tôi. Nay tôi cm thy t tin hơ…” (ngưng trích)

Và thế là từ đó trở đi, Cò tôi đặc biệt để ý đến các bài viết của tác giả này, tò mò … rình xem diễn tiến như thế nào. Thời may Cò tôi mấy năm nay làm webmistress cho một trang web nên lại càng có dịp để thấy rõ sự khác biệt, mỗi khi phải sửa soạn để upload bài vở của tác giả. Quả có khác hơn lúc trước nhiều lắm. Có thế chứ, Cò tôi cứ tủm tỉm cười khoái chí mãi, mũi phồng to lắm cơ!

Mà những điều chỉ dẫn này có quan trọng gì cho cam, sơ đẳng ấy mà.

Không nói đến vụ chính tả, Cò tôi chỉ nhắc nhở (vài lần) như thế này này:

1- Trước dấu chấm (.)và dấu phẩy (,): không cha một khoảng nào

2- Trước hai chấm (:) và dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm hỏi (?)không cha một khoảng cách nào

3- Sau dấu chấm, dấu phẩy, hai chấm, chấm than, chấm hỏi, .v.v..: bắt buộc phi cha một khoảng và ch 1 mà thôi

*(theo lối viết trên các trang mạng của Âu châu và cả của Mỹ hiện nay)

4- Trong hai dấu ngoặc, cả đơn lẫn kép: không cha khoảng nào.

Ví dụ: (ối giời đất ơi) và “buồn nẫu cả ruột”

5- Gia nhng ch có tính cách tương t thì nên có du phy, nhưng trước ch cui cùng phi có ch ” hay “hoc“…

6- Đừng tự dưng bỏ 2 hay 3 khong trng gia các ch

7- Nếu không phải kê khai số lượng hay thứ tự, thường thì người ta viết ch hơn là s. Ví dụ: một vài, một số ít, một lúc nào đó, dăm ba bữa nữa, năm bữa nửa tháng,…

Đấy nhé, toàn là những điều mà ai cũng biết, thế mà lại không chịu áp dụng mới lạ quá chứ lỵ, Cò tôi chịu thua, không tài nào hiểu nổi tại sao lại như vậy.

Cò tôi phụ trách đăng bài vở cho một trang web nên có ít nhiều kinh nghiệm về những lỗi lơ đãng của các tác giả. Trước khi sửa soạn để upload một bài, Cò tôi mắt đọc đến đâu thì tay sửa lia liạ đến đấy những lỗi “linh tinh” vừa kê khai, cộng thêm những lỗi lơ đãng viết sai dấu (ối giời ôi sao mà lắm thế không biết!). Sửa xong xuôi, kiểm lại thêm một lượt nữa xem có để sót lỗi nào không, rồi sau đó Cò tôi mới bỏ lên web. Cũng nhiêu khê lắm chứ chả bỡn đâu, và mất thời giờ vô số kể.

Chỉ tại Cò tôi mắc phải cái goût de la perfection, Tây họ bảo như thế, nên… thân làm tội đời, giời ạ !!!!


Bích Vân


Nói có sách, mách có chứng:

http://www.digitaldesk.org/EXTERNAL/SBOLP/CONTENT/SUBJECTS/SKLCHECK/WORD19.HTM

http://www.aeonix.com/comntypo.htm

http://www.grammarbook.com/punctuation/spacing.asp

* http://www.cdc.gov/flu/avian/gen-info/facts.htm

Influenza A (H5N1) virus – also called “H5N1 virus” – is an influenza A virus subtype that occurs mainly in birds, is highly contagious among birds, and can be deadly to them. H5N1 virus does not usually infect people, but infections with these viruses have occurred in humans. Most of these cases have resulted from people having direct or close contact with H5N1-infected poultry or H5N1-contaminated surfaces.

(Trên đây là một mẩu tin chọn ngẫu nhiên trong một website của Mỹ, cho thấy lối viết bỏ 2 khoảng cách sau dấu chấm là cổ-lỗ-xĩ lắm rồi và chẳng mấy ai xử dụng nữa).

 

Nguồn: https://doisongnet.wordpress.com/2013/02/02/bich-van-toi-lam-co/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hãy thử nhớ lại lần gần đây nhất quý vị viết ghi chú, một ghi chú ngắn hoặc danh sách mua sắm chẳng hạn. Có thể quý vị đã không dùng tới giấy và viết. Hơn mười năm qua, bàn phím và màn hình đã lặng lẽ thay thế chữ viết tay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ trường, lớp cho đến các cuộc họp hành. Thậm chí, một số trường học trên thế giới đã ngừng hoàn toàn việc rèn chữ viết (cursive).
Tôi là dân Huế chính gốc 100% tức là dân Huế “chay”, Huế rất chi là Huế, Huế từ đầu đến chân, Huế từ trong ra ngoài nên phát âm các chữ có dấu HỎI-NGÃ rất tùy tiện, phóng túng, hoàn toàn không giống người dân ở miền Bắc của Cố Đô Thăng Long, mặc dù Huế của chúng tôi cũng là Cố Đô Ngàn Năm Văn Vật. Do đó dân Huế chúng tôi sợ nhất là những chữ có dấu HỎI-NGÃ lúc viết bài thi chính tả, dù đã học thật kỹ cuốn sách viết về luật HỎI, NGÃ của Thầy Lê Hiếu Kính.
Từ khi sinh ra và biết nhận thức thì nhớ/quên gắn liền với cuộc sống hằng ngày cho đến khi lìa trần. Phân Tâm Học ((Psychoanalysis) đã giải thích về nhớ/quên theo trình tự thời gian từ tuổi thơ đến tuổi già nhưng thực tế nó không hoàn toàn như vậy mà tùy theo hoàn cảnh, môi trường sống, giáo dục, xã hội… biến động tâm lý ảnh hưởng đến từng cá nhân với não bộ.
Hồi đó chúng tôi học triết lớp 12C, chúng tôi học với cô Chu Kim Long và có tuần với thầy Vĩnh Để. Cả hai giáo sư của chúng tôi chia giờ ra giảng dậy về tâm lý học rồi phân tâm học về vô thức của triết gia Simon Freud. Phần lý luận học và đạo đức học thì dễ dàng hơn. Riêng phần tâm lý học, nhất là tâm lý học ngôi thứ ba khúc mắc, ở phần dằng co giữa ý thức và vô thức… thành ra bài học bài giảng làm chúng tôi điên đầu và cô, thầy chúng tôi cũng khô cổ họng.
Thông thường, nhà xưa có nền hơi cao nên phải bước lên tam cấp để vào nhà! Ngôi nhà có ba gian hai chái với hàng ba rộng. Trong bếp có ông Táo là ba cục đất, hoặc ba viên gạch... Theo truyền thuyết, đó là “một Bà và hai Ông”. Họ như vậy mà vẫn chịu nổi sức nóng của lửa củi! Hay quá! Đàn bà đi chợ, cho dù món hàng chỉ có đôi ba đồng, họ vẫn trả giá đôi ba lần. Để khỏi bị hố! Cuộc sống của họ dính liền với “ba cọc ba đồng” đó mà! À! Nhân nói về đàn bà mới nhớ ra theo truyền thống, họ phải chịu nép mình vào “Tam tòng tứ đức”! Kẹt lắm chớ không phải chơi đâu! Trong lúc đàn ông thời xưa có “năm thê bảy thiếp” thì đàn bà thời nào cũng chỉ “Chính chuyên một chồng”!
"Nếu cô hôn con cóc này, hôm nay ngày 14 tháng 2, và đúng 7h tối nay, thì sẽ có người đến gõ cửa nhà cô. Đó là Hoàng Tử Trong Mơ của cô đấy". Ban nãy, lúc 5 giờ chiều, khi nàng mở gói quà nhỏ và thấy con cóc, ban đầu nàng đã tỏ thái độ kinh tởm, nhưng rồi, khi đã hết ngạc nhiên và sững sờ, thì nàng đã hoài nghi và lo sợ. Cô nàng này ư, cô ta luôn tin vào Hoàng Tử Trong Mơ. Và tin vào nụ hôn của tình yêu đích thực. Nếu không thì cô đã nhanh chóng thả con vật bé nhỏ kia ra cho rồi. Nhưng vào ngày lễ Thánh Valentine, ngày lễ Tình Yêu, một khi đã nhận kiểu thư như thế này, cô nàng đã trở nên mơ mộng. Cô đặt cái loài ếch nhái này trong một cái gọi là hủ ẩm ướt rất tầm thường làm như không có chuyện gì xảy ra, và chạy vào trong phòng tắm ngắm lại cái dung nhan của mình xem sao. Ôi, ai mà biết được nhỉ.
Đài CBS đưa tin vào ngày thứ bảy 27/7 vừa qua, tại bãi biển Miaquamicut ở Westerley, tiểu bang Rhode Island, chuồn chuồn đã tập kích những người tắm biển. Video ghi lại cho thấy nhiều người đã phải lấy khăn tắm trùm người lại để tránh nạn chuồn chuồn. Một người phát biểu: “Tôi hơi sợ. Tận thế chăng?”. Ông Mark Stickney nói với đài truyền hình WBZ: khi ông tới bãi biển vào lúc 11 giờ sáng thì chuồn chuồn đã bay khắp bốn phía. Tới 1 giờ trưa thì chuồn chuồn tụ lại đông như hội. Ông nói: “Có lẽ có cả hàng trăm ngàn con chuồn chuồn. Rất kỳ lạ!”. Mọi người ngồi chịu trận. Chuồn chuồn không làm phiền ai. Một chuyên viên nghiên cứu về chuồn chuồn, bà Ginger Brown ở Rhode Island, khuyên mọi người đừng sợ hãi vì chuồn chuồn nhìn rất rõ, không bay trúng vào người đâu.
Bài viết này chỉ giải thích đôi nét văn hoá Hoa Hạ về Nho tự, dù vậy vẫn bao hàm được nghĩa nôm na lẫn nghĩa bác học. Đôi khi còn mang nghĩa ẩn dụ, liên quan đến phạm trù nhân văn, xã hội, tự nhiên, tư tưởng triết học tôn giáo. Nói cách khác, đơn giản là tìm hiểu chữ QUÁN và một số chữ QUÁN Hán Việt..
Tháng bảy lại về, những người con Phật khắp nơi nao nao chuẩn bị cho mùa hội hiếu. Không biết tự bao giờ nhưng lễ Vu Lan đã ăn sâu vào tâm khảm của mọi người con Việt. Có những người khác đức tin nhưng cũng biết đến lễ Vu Lan. Tạm gác qua những lý luận khác biệt có hay không có lễ Vu Lan trong Phật giáo. Tạm không bàn về những quan điểm khác biệt giữa các tông phái, các dòng truyền thừa. Chúng ta hãy hoan hỷ với tinh thần báo hiếu, ý nghĩa cao đẹp của lễ Vu Lan. Nào chỉ có người Việt, Người Hoa, người Hàn, người Nhật nói chugn là những dân tộc chịu ảnh hưởng văn Hóa Trung Hoa và Phật giáo Bắc truyền đều hân hoan tổ chức lễ Vu Lan. Với các dân tộc Á Đông đã có một thời gian dài sống với Khổng giáo nên rất coi trọng chữ hiếu, con người lấy chữ hiếu làm đầu.
Thời buổi nay ra đường đi chợ, đi du lịch, nếu cần mang sách hành lý nặng, người ta kéo đồ bằng cái caddie đi chợ, đi chơi xa kéo valises à roulettes. Khi cần mang theo đồ dùng nhiều hay ít, người ta đều kéo, kéo caddie… kéo tất cả bằng tay và bằng những bánh xe, thấy tiện lợi hơn khi xưa, mang, sách, đội, gánh… tất cả đã đổi thay với thời gian. Còn khi xưa, thật xa xưa, người ta bê, đeo hay gánh. Gánh là tiện lợi khi đó, vì gánh được nhiều đồ, gánh được lợi hơn vì đồ gánh xếp cả hai bên, hai đầu đòn gánh.