Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

HỎI hay NGÃ

02/10/202412:44:00(Xem: 1662)
blank

Những ai trong chúng ta hiện đang đi trên đại lộ me mé bên cạnh hoàng hôn của cuộc đời, tức là đã bắt đầu con đường số 6, nghĩa là đã sống hơn quá nửa cái kiếp người, chắc thế nào cũng còn nhớ kỷ niệm lần đầu tiên khăn gói lều chõng lên đường ứng thí kỳ thi mở màn cho sự nghiệp đèn sách của mình. Tôi muốn nhắc đến kỳ thi Tiểu Học, kỳ thi mà chúng ta thường gọi là “Ri-Me”, để tỏ ra là chúng ta cũng biết nói tiếng Tây, tuy chỉ là thứ tiếng Tây thuộc loại:

Tiếng Tây tôđể 3 mo,
đến khi Tây hi, tôi mò không ra

Trong kỳ thi này có một bài Chính tả mà có người còn gọi là Ám tả, có lẽ vì bài viết này quá u ám đối với các sĩ tử tí hon như chúng ta thời đó chăng? Bài chính tả được chấm 10 điểm, nếu chúng ta không viết sai lỗi nào. Và cứ mỗi lỗi là bị trừ mất một điểm. Các lỗi HỎI và NGÃ vì không quan trọng nên chỉ bị trừ ½ điểm.

Tôi là dân Huế chính gốc 100% tức là dân Huế “chay”, Huế rất chi là Huế, Huế từ đầu đến chân, Huế từ trong ra ngoài nên phát âm các chữ có dấu HỎI-NGÃ rất tùy tiện, phóng túng, hoàn toàn không giống người dân ở miền Bắc của Cố Đô Thăng Long, mặc dù Huế của chúng tôi cũng là Cố Đô Ngàn Năm Văn Vật. Do đó dân Huế chúng tôi sợ nhất là những chữ có dấu HỎI-NGÃ lúc viết bài thi chính tả, dù đã học thật kỹ cuốn sách viết về luật HỎI, NGÃ của Thầy Lê Hiếu Kính.

Tôi thường nghĩ thầm là: HỎI hay NGÃ thì cũng “mắm sốt”. Đọc lên dù phát âm đúng hay sai, người dân Việt Nam vẫn hiểu được như thường, vậy thì hơi đâu mà phải bận tâm…

Ví dụ như:

Hi cô tát nước bêđàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

Dù ta có viết chữ “hỡi” với dấu HỎI thì ai mà lại chẳng biết chữ “hởi” có nghĩa là “ơi” là “ới” là “này”. Thế thì chữ “hỡi” viết đúng hay sai cũng không có gì là quan trọng. Chẳng lẽ viết đúng thì có tính cách thân mật hơn, lịch sự hơn, âu yếm hơn, dễ thương hơn là viết sai hay sao? Cũng như chữ “đổ”, nếu có viết sai với dấu NGÃ thì cũng không ai lại nghĩ lầm là hạt “đậu” được.

Luận điệu này của tôi đã bị người yêu của tôi chê sát ván và bảo tôi là gàn bướng quá thể (?). Nàng răn đe, phụng phiụ:

– “Cái kho tàng chữ nghĩa tuyệt vời của tiếng Việt sẽ bị những người ngoan cố như anh làm thui chột mất thôi. Viết mà đúng thì thứ nhất, chẳng ai bắt bẻ gì được mình. Nếu không á hả, có khi lại còn bị người ta cười là mình dốt nữa đấy. Thứ nhì, mỗi chữ có cái nghĩa riêng của nó, xập xí xập ngầu thế nào được. Này nhé, em BỎ công ra (dâú HỎI đây nhé) lý luận, dẫn giải lung tung như thế này, mệt lử cò bợ chứ có phải đùa đâu, thế mà anh chẳng chịu hiểu cho, vẫn cứ khăng khăng cho là mình có lý. Thật là chả BÕ cái công (dâú NGÃ đây nhé) em nói ra rả bâý lâu. Vậy thì … em BỎ anh (hứ!). Anh í à, chẳng BÕ để .. để em .. để em .. gì nhỉ ..? Đâý, anh thâý chưa, anh đã thâý tiếng Việt của mình phong phú, biến hóa tài tình như thế nào chưa? Thế mà anh nỡ lòng nào nói cùng một giọng, viết cùng một kiểu, thế thì hỏng bét! Giời ơi là giời! Anh gàn lắm! Anh cãi châỳ cãi cối! Anh… bướng!!! …v..v… “.

Các bạn có biết những cái v(ân) v(ân) chấm chấm đó, hồi mới quen Nàng, tôi đã nhặt không kịp, tôi đã hẩy đi không kịp sau những lá thư tỏ tình với Nàng không?

Người tôi yêu là dân Bắc Kỳ rau muống, các bạn ạ, chính hiệu con nai vàng. Nàng rất chi ly khi viết tiếng Việt Nam, cũng chi ly như lúc ăn bún riêu nấu với cua đồng mà dân Huế chúng tôi gọi là con “rạm”. Cọng rau muống dù nhỏ bé đến đâu cũng bị Nàng chẻ ra làm tư. Vì thế mỗi lần viết thư cho Nàng, tôi phải dùng từ điển Việt-Pháp của cụ Đào Đăng Vỹ để tra cứu các dấu HỎI-NGÃ, mà nếu có ai nhìn thấy tôi dùng từ điển Việt Pháp để viết thư chắc lại nghĩ là tôi đang viết thư cho một cô đầm nào đó, và chắc là phải phục tài ngoại ngữ của tôi ghê lắm. Kể ra thì đó cũng là một cái lợi khi bị hiểu lầm như thế. Nhưng lại là một nỗi khổ cho riêng tôi. Đã qua được kỳ thi “Ri-Me” đầu đời rồi mà vẫn phải học lại cách viết chính tả với dấu HỎI-NGÃ nhiêu khê phiền toái. Muốn tránh nỗi khổ này, tôi thường tránh né dùng những chữ có dấu HỎI-NGÃ và tìm những chữ đồng nghĩa thay thế vào.

Ví dụ, thay vì viết: “Anh nhớ Em kinh khủng” thì tôi viết “Anh nhớ Em ghê gớm”.

Nàng có chê là tôi viết không văn chương chữ nghĩa thì tôi cũng đành chịu và Nàng cũng ráng chịu, cho bõ ghét cái thói chi ly ưa vạch lá tìm sâu, sửa chữa những lỗi lầm HỎI-NGÃ.

Thật ra thì tôi cũng phải cảm ơn Nàng, vì nhờ Nàng mà tôi biết viết đúng rất nhiều chữ có dấu HỎI-NGÃ (tuy là vẫn còn sai khá nhiều). Nhưng nếu bây giờ mà cho tôi đi thi lại Ri-Me thì bài chính tả của tôi chắc chắn là xuýt nữa thì được 10 điểm, nhờ có người yêu là dân Bắc Kỳ đấy (biết rồi, khổ lắm, khoe mãi!). Lại nữa, nhờ chịu khó tìm kiếm những chữ đồng nghĩa không có dấu HỎI-NGÃ mà tôi đâm ra hoạt bát hẳn lên và rất giâù ngữ vựng.

Chẳng hạn như câu ca dao dẫn chứng trên kia tôi có thể viết như thế này:

Cô kia tát nước bêđàng
Sao cô múc ánh trăng vàng quăng đi

hay là:

Này cô tát nước bêđàng
Răng cô múánh trăng vàng dzđi

Các bạn có thấy tôi biết dùng cả chữ Huế và chữ miền Nam không? Như thế này thì người yêu của tôi làm sao mà có thể chỉ trích tôi viết sai HỎI-NGÃ được nữa chứ, hử?

Bây giờ nhé, các bạn thử xem tài biến chế của tôi để tránh dấu HỎI-NGÃ, khỏi phải sợ người yêu bắt bẻ. Thì đây, thay vì viết:

“Ngủ dậy nửa đêm, lặng lẽ, mò mẫm, mở tủ lạnh, kiếm hũ sữa bò, tìm một cái ly mủ, đổ vào lưng lửng ly, hỉ hả ngủm từng giọt nhỏ, không có gì khỏe bằng…”

Các bạn có thấy cái câu này gồm không biết bao nhiêu là dấu HỎI-NGÃ làm điên đầu những người dân miền Trung và miền Nam không? Nếu không tin tôi, các bạn (tôi không thách đố dân Bắc kỳ như người yêu của tôi) thử viết mà không được dùng từ điển như tôi, xem thử các bạn viết đúng được bao nhiêu chữ. Nhưng đừng lo, dễ lắm! Hãy bắt chước tôi tránh né:



“Thức giấc lúc 12 giờ khuya, nhẹ nhàng, rờ mò cạy frigidaire, kiếm lon nước vắt từ vú con bò cái, tìm cái ly nhựa rót vào lưng chừng ly, cười một mình, uống từng ngụm in ít một, không có gì khoái chí bằng…”

Sao, các bạn có thấy tôi tránh né thần tình chưa? Đọc lên, nghe cũng xuôi tai lắm chứ bộ? Nhưng cũng chả xong với cái tính chi ly ưa bắt bẻ của người tôi yêu, các bạn ạ.

Mỗi chữ mà tôi viết sai, Nàng thâý liền tức khắc. “Nom ngứa mắt lắm!”, Nàng nói rứa.

Thế là có ngay một màn giảng nghĩa a, dẫn chứng a, lôi các câu của những danh nhân kim cổ ra mà kể lể a, tranh luận a… thôi thì đủ điều, đủ kiểu. Nàng có cái esprit critique mà lỵ, tôi đã bảo. Mà không những thế, lại kiêm luôn cái esprit analytique nữa, giời ạ, thế thì có khổ cho cái thân tôi không cơ chứ!
Nàng thường thỏ thẻ (nguyên văn):

– Anh cứ thử tưởng tượng như thế này này, trước khi viết. Cứ thử tưởng tượng xem em sẽ nói cái chữ đó với cái giọng như thế nào, lên giọng hay xuống giọng, là anh biết sẽ phải viết với HỎI hay NGÃ ngay thôi. Ví dụ cụ thể đây nhé, cho mà thích mê tơi nhé, cho mà nhớ đời nhé, nghe đây này: anh cởi …, xuống giọng (vì nằm xuống?) dấu HỎI, đã nhớ chưa? Và rồi thì … em cỡi …, lên giọng (vì leo lên?) dấu NGÃ, nhớ chưa nào?

Gì chứ, ma bùn như tôi, cái ví dụ này là tôi khoái nhất, nhớ nhất, nhớ chết đi được, nhớ đời! Giọng nói của Nàng, ôi sao mà nó ỏn thót đến thế không biết, du dương mê ly lắm cơ, nghe mà cứ chết lịm cả người đi mất thôi, đứ đừ đừ (Dạ Lan của đài Tiếng Nói Quân Đội ngày xưa mà lỡ có dại dột đòi so tài “rù rì, dú dí” với Nàng là thua bét tỹ ngay), thế thì bảo sao mà tôi không tăm tắp tuân theo lời dạy bảo của Nàng cho được?

Và kỳ lạ chưa, sao dạo này tôi không thấy Nàng đả động gì tới hai cái dấu quái ác HỎI và NGÃ nữa thế nhỉ ??? Đã lâu lắm rồi nên tôi cũng quên mất cái cảm giác “ngẩn tò te” mỗi lần gửi thư cho Nàng xong, mong mong ngóng ngóng sốt cả ruột cú phone của Nàng, để chắc mẩm sẽ được nghe những lời lẽ cứ gọi là mềm nhũn ra vì vừa thấm đẫm những tình tự tôi trao. Nhưng không các bạn ạ, giời ạ, thay vào đó, tôi chỉ nghe những nào là:

– Chết chửa, cái chữ “xxxx” này mỗi ngày nghe cả chục lần, nói cả trăm lần, đọc cả nghìn lần, thông thường như vậy mà anh cũng viết sai cho được thì… phục anh thật cơ! Lại còn chữ “yyyy” nữa, anh viết như thế này thì em hiểu thế nào bây giờ đây, hở giời? Viết cái gì mà chữ nghĩa ý tứ lộn cứ tùng phèo hết cả, em chả hiểu gì sất !!!…

Tôi ngẩn tò te là phải. Đực người ra là phải.

Nhưng may quá, đó là cái lúc ban đầu thôi, cái thuở ban đầu lưu luyến ấy mà. Qua lâu rồi. Cái thuở mà tôi, vì ngẩn tò te nhiều quá nên đâm ra tức khí, bèn lôi một lô mấy bộ từ điển (vẫn nằm mốc meo ở ngăn tít cao trên cùng của kệ sách) để tra tra cứu cứu mỗi khi gặp phải một chữ oái oăm nào đó. Nếu có tả oán cái nỗi khổ cực của tôi vì phải đánh vật với mấy quyển từ điển những lúc viết thư tình cho Nàng, chỉ nghe Nàng phì cười, khuyến khích:

– Càng giỏi chứ sao. Người Việt mà không viết rành tiếng Việt, xấu hổ lắm, nhé.

Có rất nhiều lần sau khi xem xong thư của tôi, Nàng gọi, chỉ để bảo:

– Anh viết chữ “zzzz” này sai rồi nhé. Dấu HỎI (hay NGÃ) đâý, chứ không phải dấu NGÃ (hay HỎI) đâu. Nhé, anh nhé.

Tôi cãi, hùng hồn cãi, vì chữ này thông thường quá mà, dễ ợt, nên tôi nhất định cho rằng tôi viết như thế là đúng rồi, đúng quá xá đúng rồi. Phải là dấu NGÃ (hay HỎI) chứ, chắc chắn một triệu phần trăm. Nàng cười xòa, tự tin, rồi thách tôi tra hai cuốn từ điển khác nhau để kiểm chứng lại. Chục lần như một, chỉ vài phút sau, tiếng tôi dzọ dzẹ hẳn, âu yếm:

– Em là quyển từ điển vivant của anh. Anh viết nhầm thật. Phục thầy, “chịu” thầy ..qu..á..a..á!

Tôi “thấy”, bên kia đầu dây, Nàng cười tủm tỉm, mắt long lanh, sung sướng, và hình như mát (lắm) cái ruột nữa thì phải….

…. Gần đèn thì sáng, các bạn ạ. Nhờ quen với Nàng, nhờ sự chăn dắt của Nàng, tôi sắp có thể trở thành văn sĩ đến nơi. Một điều tất nhiên thôi. Viết nhiều, viết lắm như thế này, để ca tụng Nàng í mà, thì rồi một ngày đẹp giời nào đó cũng sẽ … bất đắc dĩ trở thành văn sĩ nổi tiếng chứ chả chơi đâu, nhỉ?
Thế đấy, cái mối tình văn chương chữ nghĩa của tôi với Nàng, kết chằng kết chịt bằng những dấu HỎI + NGÃ, và rồi khó gỡ. Nàng đã nhập hẳn vào tim, vào óc, vào… người tôi. Nàng ám ảnh tôi cả ngày lẫn đêm. Tôi đang dần dần biến thành Bắc kỳ giống Nàng. Chắc có lẽ giống y hệt rồi, giời ơi là giời, thế này thì có “sướng” cho cái thân tôi không cưa chứ!!!

Bà Già Trầu bc k nho nh ca tui ơi,
Ra ch em  ch mô?
Răng anh không thy em mò vô meo?
Nh em, héúa eo xèo
L thương nên quyếđèo queo trđời
Ti mình xa cách bin tri
Ngày mô cũng viếít li thăm nhau
Khi mô Tri khiếđụng đầu
Mi em xơi mt miếng trầu cho vui
Ba tê tri nng ui ui
Nh em chi l, anh ngi bun xo
Thương nhau em c đắđo
Bc mình em thit, em lo lo hoài
Nhiêù khi anh cũng muđoài
Hun em mt miếng bên ngoài mà thôi
Gin chơi mt tí đừng cười
Mà anh ôt dzt suđời em ơi!!!
Thương em, anh c cầu Tri
Xin cho anh gđược Người anh mê
Ngày dài tháng ln lê thê
Biết chng mô đó mình k bên nhau
Mình ngi hai đứa chđầu
Cm lòng không đậu, hun đầu em thương 

Bích Vân
(để tặng những người khổ sở vì HỎI, NGÃ)

Nguồn: https://doisongnet.wordpress.com/2013/01/20/bich-van-hoi-hay-nga/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đã có bài viết về nhạc chế, nay lại nhạc nhái, có trùng lắp không? Nhạc chế, theo từ điện mở Wikipedia, tiếng Anh là parody music hay musical parody, là việc thay đổi một phần hoặc toàn bộ lời bài hát so với bản gốc (thường là nổi tiếng), hoặc sao chép phong cách đặc biệt của một nhà soạn nhạc hoặc nghệ sĩ hoặc thậm chí là một phong cách âm nhạc chung. Nhạc chế tồn tại trong đời sống xã hội như một dạng văn nghệ dân gian, cũng tương tự như chuyện tiếu lâm, chủ yếu là truyền khẩu, giúp mọi người giải trí vui vẻ trong phạm vi từng cộng đồng nhỏ hẹp. Những ca khúc chế lời trên thực tế rất có sức hút đối với người nghe, nhất là khi nội dung lời ca có tình hài hước, gắn với một sự kiện nào đó mà dư luận đang rất quan tâm.
Suốt cả tuần lễ của đầu tháng 10 vừa qua, trên trang nhất của tất cả những tờ báo quốc doanh đều xuất hiện một dòng chữ đỏ rất to, và rất đậm: CHÀO MỪNG 70 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ! Vietnamnet hớn hở chạy tin: “Đi bất kỳ đâu trên phố trung tâm Hà Nội những ngày này, người dân đều có thể thấy hình ảnh mang ý nghĩa lịch sử về ngày giải phóng Thủ đô cách đây tròn 70 năm trên các pano, áp phích cùng cờ hoa được trang trí rực rỡ… Khoảng 10.000 người có màn tập duyệt cuối cùng các phần diễu hành, trình diễn cho ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)”.
Khi chưa bị bắt, và bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần – có lần – Nguyễn Thúy Hạnh kể lại một câu chuyện hơi tếu táo (“Chuyện Một Người Bất Đồng Chính Kiến”) nhưng nghe rồi tôi lại thoáng buồn buồn: Bác tên là Nguyễn Thế Đàm, người từng hai lần bị tống vào hoả lò cũ và hoả lò mới, rồi hai lần bị đẩy vào trại tâm thần, Trâu Quỳ và Thường Tín. “Tôi khẳng định ông ấy bị điên. Cả thế giới người ta thấy mà lặng im ko nói, chỉ một mình ông ấy nói ra, thế chả là điên thì là gì?”Giám đốc bệnh viện tâm thần thời đó đã nói vậy khi vợ bác khăng khăng chồng mình ko bị điên. Vậy bác Đàm “nói” cái gì? Đó là những truyền đơn nhằm vào ông Hồ, mục đích để ông Hồ ko còn là thánh, trong đó thường gọi ông Hồ là “ngu Hồ”, và rằng chủ nghĩa Mác là phản động… Thời những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước mà đi rải truyền đơn hạ bệ lãnh tụ, lại còn viết đủ cả tên tuổi, địa chỉ và số điện thoại của mình vào truyền đơn rồi đi phát tận tay từng người thì quả đúng là vuốt râu hùm.
Từ Montreal Canada đến Detroit mất hai tiếng rưỡi, rồi từ Detroit bang Michigan Hoa Kỳ đến Nhật Bản khoảng 13 tiếng rưỡi, dù máy bay có rộng rãi cách mấy, tiện nghi bao nhiêu đi nữa cũng làm tôi không sao chợp mắt được; trên máy bay chúng tôi được phục vụ một bữa chính gồm khoai tây nghiền với gà hầm cà chua thơm ngon, một salad, một thanh cheese, một desert, một chai rượu đỏ hoặc trắng tùy khách chọn, vừa ăn uống vừa coi hết film này đến film khác; khoảng 3,4 tiếng sau lại cho ăn tiếp lót dạ một pizza với sauce cà chua cá hồi, đồ uống nước cam, coke hay trà thì được phục vụ liên tục. Sau bữa ăn mọi người ai nấy dập dìu viếng thăm căn phòng nhỏ cuối máy bay, xếp hàng dài chờ phiên mình; mục này cũng làm cho mọi người đứng lên di chuyển, vươn vai, duỗi chân cho đỡ mệt mỏi.
Lúc sau này tôi bỗng thích nghịch ngợm chút đỉnh. Nghịch ngợm là cái thú của thời con nít với những côn trùng thân yêu như dế mèn, chuồn chuồn, đom đóm, ve sầu, chim sáo, chào mào. Sau khi phổ biến ba bài Ve Sầu, Chuồn Chuồn và Đom Đóm, các ông bạn già của tôi coi bộ phấn khích như sống lại tuổi thơ. Một ông hỏi tôi đã viết về bươm bướm chưa? Tôi ngẩn người nhớ lại và cho ông bạn biết là bướm không biết bay thì viết rồi, bướm bay thì chưa. Ông này vốn chân chỉ hạt bột, chỉ thích bướm bay, để ông nhớ tới thời đã mất.
**01/10 -- Bùi Diễm (01/10/1923– 24/10/2021) là một chính khách Việt Nam. Ông nắm giữ chức vụ Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ nhiệm kỳ từ năm 1967 đến năm 1972. --1908 - Mẫu xe T của Henry Ford, một "chiếc xe phổ thông" được thiết kế cho đại chúng, được bán lần đầu tiên. -- 1938 - Quân đội của Hitler chiếm đóng phần Sudetenland của Tiệp Khắc. Trong nỗ lực tránh chiến tranh, các nhà lãnh đạo Anh và Pháp đã đồng ý nhượng khu vực nói tiếng Đức cho Hitler, người sau đó đã phá vỡ thỏa thuận và chiếm đóng toàn bộ Tiệp Khắc.
Hãy thử nhớ lại lần gần đây nhất quý vị viết ghi chú, một ghi chú ngắn hoặc danh sách mua sắm chẳng hạn. Có thể quý vị đã không dùng tới giấy và viết. Hơn mười năm qua, bàn phím và màn hình đã lặng lẽ thay thế chữ viết tay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ trường, lớp cho đến các cuộc họp hành. Thậm chí, một số trường học trên thế giới đã ngừng hoàn toàn việc rèn chữ viết (cursive).
“Cò” đây chẳng phải “Con Cò mày đi ăn đêm” mà cũng chẳng phải “Cái Cò súng của các ông”, không phải, giời ạ. Cò-cảnh-sát hay Cò-mồi lại càng không phải nốt. Cò đây là Thầy Cò. Đúng ra phải gọi là Cô Cò hoặc Bà Cò thì chính xác hơn, nhưng trong ngôn ngữ tiếng Việt tôi chưa thấy ai gọi như thế bao giờ, nghe nó tréo ngoe, nó chỏi tai thế nào ấy. Có lẽ tại cái “nghề Cò” từ hồi nảo hồi nào chỉ toàn do các ông đảm nhiệm. Nhưng thời buổi bây giờ, thời buổi mà các bà các cô có thừa bản lĩnh để xâm chiếm hầu hết các lãnh vực trong nhà (thì đã đành) cũng như ngoài phố thì chắc chắn đã có nhiều Cò phái nữ, mà tôi là một thí dụ điển hình.
Từ khi sinh ra và biết nhận thức thì nhớ/quên gắn liền với cuộc sống hằng ngày cho đến khi lìa trần. Phân Tâm Học ((Psychoanalysis) đã giải thích về nhớ/quên theo trình tự thời gian từ tuổi thơ đến tuổi già nhưng thực tế nó không hoàn toàn như vậy mà tùy theo hoàn cảnh, môi trường sống, giáo dục, xã hội… biến động tâm lý ảnh hưởng đến từng cá nhân với não bộ.
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.