1. Hoa Anh Đào
Theo truyền thuyết của Nhật Bản kể lại rằng, tại một làng nọ gần núi Phú Sĩ, có một cậu bé, khôi ngô tuấn tú. Một đạo sỹ ghé qua nhà và để lại môt thanh kiếm sắc đen bóng với lời nhắn nhủ rằng số phận đã an bài bé trai trong nhà này sẽ trở thành môt võ sĩ đạo-Sumarai-kiệt xuất.
Đến năm 14 tuổi cậu bé được mẹ trao cho cây kiếm và kể từ đó môt ý chí thôi thúc trong cậu quyết tâm trở thành một kiếm sĩ lừng danh. Chàng được môt đạo sỹ có tiếng nhận cậu làm học trò. Và từ đó, chàng chuyên tâm tâp luyện với tất cả đam mê, tham vọng. Năm 18 tuổi mặc dầu tài năng đã đạt đến mức độ mọi người kiêng nể, nhưng chàng thanh niên vẫn chưa trở thành môt Sumarai đúng nghĩa nếu thanh kiếm sắc của chàng chưa vấy máu ai vì chàng không có kẻ thù, cũng không một ai dám thách đấu với chàng.
Nhìn chàng trai buồn bã vì giấc mơ chưa thành hiện thực, con gái của thầy cũng là người yêu của chàng đã tự nguyện dùng kiếm của chàng đâm vào tim mình để giúp người yêu được toại nguyện.
Từ đó ước mơ của chàng đã trở thành sự thật, nhưng chàng Sumarai vẫn buồn đau và cô độc, tiếc thuơng người bạn gái đã hy sinh vi tước hiệu Sumarai của chàng. Chàng đến mộ người yêu và tự sát cũng chính bằng thanh kiếm của chàng. Từ đó ở nơi chàng ngã xuống mọc lên cây hoa lạ với màu hồng thắm mong manh. Đó chính là Sakura-Hoa Anh Đào. Tứ đó Sakura-hoa Anh Đào- mọc lan tràn trên khắp nước Nhật, tạo nên một phong cách sống đặc thù của người Nhật qua câu nói nổi tiếng phát xuất từ câu chuyện trên: ”Nếu là hoa xin hãy là Sakura - Nếu là người xin hãy là Samurai.
2. Hoa Đào
Thời xưa ở Trung Hoa có chàng trai Thôi Hộ lận đận về đường khoa cử lại là người tuấn nhã phong lưu, có cuộc sống khép kín và ít giao du. Môt lần vào tiết Thanh Minh, chàng trai Thôi Hộ dạo chơi phía Nam thành Lạc Dương. Nhận thấy khuông viên nhà ai trồng đào rất đẹp tươi thắm sắc hoa, chàng bèn gõ của xin nước uống. Lát sau lại thấy môt thiếu nữ e ấp núp sau vườn đào. Uống nước xong chàng ra đi.
Năm sau cũng trong tiết Thanh Minh, chàng trai Thôi Hộ trở lai chốn cũ nhưng cổng đóng then gài, gọi mãi không thấy ai. chàng viết bài thơ tứ tuyệt: Đề Đô Thành Nam Trang, rồi gài trên cổng:
Khứ niên kim nhật thư môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu Đông phong
DỊCH
Cửa kia năm trước,ngày này
Hoa đào soi ánh đỏ ngây mặt người
Người xưa nay ở đâu rồi
Hoa đào năm ngoái vẫn cười gió Đông
Vai ngày sau, Thôi Hộ trở lại, chợt nghe tiếng khóc từ trong nhà vọng ra. Rồi thấy một ông lão bước ra và hỏi chàng có phải là Thôi Hộ? Và cho biết con gái của cụ sau khi đọc xong bài thơ, nàng bỏ ăn uống trong mấy ngày qua, bây giờ đang chết. Thôi Hộ tìm đến quì xuống bên cạnh xác người con gái, tuy đã ngưng thở nhưng xác còn ấm, mặt hoa còn hồng. Chàng ôm lấy xác người con gái, thương tiếc than khóc thảm thiết. Bỗng nhiên người con gái sống lại. Và họ trở thành vợ chồng.
Đến năm 796, niên hiêu Trinh Nguyên, Thôi Hộ đậu Tiến Sĩ, đươc nhà vua cử đi làm Tiết Độ Sứ ở tỉnh Lĩnh Nam.
Truyền thuyết trên có nhiều chi tiết đậm chất hư cấu, như người con gái chết đi và sống lại. Nhưng nhân vật Thôi Hộ và bài thơ Đề Đô thành Nam Trang và năm 796, niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường là những dữ kiện có ghi rõ trong lich của Trung Quốc. Xuyên qua truyện hoa Đào người đọc thấy rõ nét giao thoa giữa truyền thuyết, huyền thoại vơi thi ca tạo nên nét đặc thù trong nền văn học nghệ thuật của Trung Quốc rất là lý thú.
3. Hoa Mẫu Đơn
Theo truyền thuyết dưới thời vua Trần Thuận Tông (1388-1398) có chàng trai tên là Từ Thức quê ở Hóa Châu thuộc Thanh Hóa, xuất thân là phụ ấm, được bổ làm Tri Huyện xứ Kinh Bắc, thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Tuy là chức sắc tri huyện, Từ Thức tánh tình hào hoa phong nhã, thích ngao du sơn thủy làm thơ ca tụng cảnh đẹp thiên nhiên. Chàng không màng đến chức năng Tri Huyện.
Gần xứ Kinh Bắc, huyện Tiên Du, thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay, có chùa Phật Tích, đẹp, cổ kính, trồng rất nhiều hoa Mẫu Đơn, đến mùa hoa nở trông thật đẹp vô cùng quyến rũ khách thập phương. Trong số khách đến viếng chùa, có người con gái chừng độ tuổi trăng tròn, không son phấn điểm trang, nhưng nàng trông thật diễm lệ. Nàng nâng niu từng cành hoa mẫu đơn. Trong lúc sơ ý nàng vướn gẫy một cành hoa. Người coi vườn bắt trói nàng đòi tiền chuộc tội. Khách thập phương ai cũng chua xót cho nàng nhưng không ai có đủ tiền để chuộc tội cho nàng. Từ Thức thấy vậy bèn cởi áo khoát bên ngoài làm bằng long cừu đưa cho người giữ vườn để chuộc tội cho nàng. Tất cả mọi người đều cảm kích trước nghĩa cử của Từ Thức. Riêng người con gái, nàng rất cảm động và ngỏ lời cám ơn ân nhân của mình.
Sau dạo ấy, Từ Thức tiếp tục ngao du sơn thủy. Không phong cảnh nào đẹp và ngoạn mục ở xứ Kinh Bắc, mà chàng không ghé qua thưởng lãm, tức cảnh làm thơ.
Một buổi sáng, cửa Thần Phù hiện ra trước mắt chàng, một khung trời biển mênh mông. Từ Thức đưa thuyền ra cửa Thần Phù hướng về phướng Đông. Từ phương xa trên biển cả, hiện ra một cảnh trí đẹp như tiên giới. Chàng đến gần, vịn vách làm bằng đá hoa cương. Tức cảnh chàng làm bài thơ dán lên vách đá, tức thì vách đá mở toang ra môt lối đi vào. Chàng bước vào, lập tức cửa động khép lại ngay sau lưng chàng, và trước măt chàng hiện ra cảnh đẹp với những tiên nga đang ca vũ khúc Nghê Thường. Cả một thế giới non Bồng nước Nhược bềnh bồng trên mây... Từ Thức đi qua cổng đề: ”Điện Quỳnh Hư” dẫn chàng đến “Gác Dao Quang” nơi đây chàng găp một Đạo Cô mặc áo trắng cho chàng hay: đây là núi Phù Lai, một động tiên thứ 6 trong 36 động tiên, ở cõi phương Nam, bềnh bồng trên biển, hợp tan trên sóng nước. Ta thấy chàng là người đức cao nghĩa trọng, giúp người trong cơn nguy khốn nên mới làm phiền mời người đến đây. Đoạn một tiên cô xuất hiện Từ Thức nhận ra ngay là cô gái trước kia chàng đã gặp tại chùa Phât Tích ở Kinh Bắc. Cô tiên cho chàng hay tên mình là Giáng Hương, đã gặp nạn khi xem hoa, được chàng giúp đỡ. Ơn ấy không quên nay muốn kết duyên cùng chàng để đền ơn xưa...
Thấm thoát, Từ Thức kết duyên cùng Giáng Hương ở cõi tiên vừa chừng một năm. Sau những tháng tình nồng chăn gối, đầu áp má kề, Từ Thúc cảm thấy đôi khi có những đêm trăng lạnh, sương rơi, lòng chàng bâng khuâng nhớ nhà, nhớ quê hương ở cõi trần thế.. Cầm lòng không được, môt hôm chàng ngỏ lới với Giáng Hương chàng muốn trở lại trần thế để thăm lại quê hương, sau đó chàng sẽ trở lại nơi đây với nàng. Nghe vậy, Giáng Hương khóc, nói:” Thiếp chẳng dám vì tình phu phụ mà ngăn cản nỗi lòng nhớ nhà của chàng. Song trần gian nhỏ hẹp, kiếp người ngắn ngủi, một ngày ở nơi tiên giới dài bằng một năm ở cõi trần, dù chàng có về thiếp e sân liễu, vườn hoa, cảnh cũ, người xưa không còn nữa...
Cuối cùng Giáng Hương cũng phải chấp nhận cảnh chia tay. Nàng trao cho Từ Thức môt phong thư và dặn rằng khi về đến trần thế mới mở ra xem. Từ Thức giã từ Giáng Hương trên chiếc xe tiên, trong một thoáng chàng đã đến cõi trần. Từ Thức tìm lại cảnh cũ người xưa không còn nữa, toàn những người xa lạ trong cách ăn mặc và giọng nói trong lúc trao đổi vối chàng. Có một bà cụ già, trăm tuổi, cho chàng hay, cụ tổ 4 đời trước của bà, có kể cho con cháu nghe chuyện truyền thuyết về một người tên là Từ Thức đã đi lạc vào cõi tiên trên biển cách đây 300 năm hơn... Nghe đến đó Từ Thức giật mình, chợt nhớ đến phong thơ chàng mở ra xem, thấy 4 câu thơ với nét chữ của Giáng Hương đẹp tuyệt trần:
Kết lửa phượng trong mây
Nay duyên xưa đã tận
Non tiên trên biển lớn
Khó có ngày trùng lai...
Đọc tới dó, Từ Thức mới biết bài thơ là những lời của Giáng Hương giã biệt chàng. Bây giờ chàng mới cảm thấy cô đơn, xa mất người yêu, xa lạ với chính quê hương mình. Chàng mặc lại áo khoát đi vào núi Hoành Sơn và không ai thấy chàng trở lại, không biết chàng đã đi đâu về đâu? Tuy nhiên tư duy về tình yêu và quê hương của Từ Thức đã là chủ đề và là nguồn cảm hứng muôn thuở cho thi ca, văn chương và triết học…
Đào Như
Gửi ý kiến của bạn