Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Vinh Quang hay Tụt Hậu?

26/08/202422:46:00(Xem: 1347)

 

TrumpHarrisMemos_Intro_MainHeader-1
Hình chụp lại từ trang American Civil LIberty Unions.


Cuộc bầu cử năm nay là cuộc bầu cử lớn nhất và quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ! Đây là nhận định của tất cả truyền thông Mỹ, các hãng thông tấn, và cả các giáo sư khoa học chính trị từ các trường đại học.

 

Vì sao? Vì khả năng Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ thứ 47 không phải không thể xảy ra. Nhưng nếu như thế, chính trị Hoa Kỳ và thế giới sẽ như thế nào? Nền Dân Chủ hơn trăm năm của nước Mỹ sẽ ra sao? Một lá phiếu cho vinh quang hay nước Mỹ sẽ lội ngược dòng?

 

Rút Hoa Kỳ khỏi NATO

 

Năm 2023, cựu Cố vấn an ninh quốc gia do chính Trump bổ nhiệm, John Bolton từng nói, nhiệm kỳ thứ hai của Trump đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ sẽ rút khỏi NATO (Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương – North Atlantic Treaty Organization):

 

“Trump không suy nghĩ theo hướng chính sách khi đưa ra quyết định, đặc biệt là vấn đề an ninh quốc gia. Tất cả đều xoay quanh những gì có lợi cho ông ta.”

 

Chiều hôm nay, Thứ Hai 26 Tháng Tám, trong bài phát biểu tại Detroit, Donald Trump đã khẳng định điều ông John Bolton nói không sai. Trump nhắc lại lập trường của ông ta là không bảo vệ các đồng minh NATO nếu họ bị Nga xâm lược.

 

Đây chính là điều Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã, đang và luôn muốn Trump làm.

 

Trong buổi phát biểu chiều nay, vẫn như rất nhiều lần trước, Donald Trump thể hiện rõ khả năng hạn chế trong kiến thức về chính sách quốc phòng và an ninh quốc gia. Trump liên tục nói: “Nếu họ không trả (tiền) cho bạn, bạn sẽ không bảo vệ họ khỏi sự tấn công (của Nga).” Trump liên tục sử dụng “phép tính” không chuẩn của ông ta khi nói các nước NATO còn nợ Hoa Kỳ.

 

Năm 2014, các thành viên NATO đã đồng ý không cắt giảm ngân sách quân sự và đặt mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng của chính họ đến năm 2024. Đây hoàn toàn không phải là một CAM KẾT, cũng không phải là một đóng góp trực tiếp của NATO, không phải là điều mà các thành viên liên minh buộc đạt được ngay lập tức, và càng không phải là khoản thanh toán cho Hoa Kỳ.

Do đó, khi phần lớn các thành viên NATO đang chi ít hơn 2% GDP cho ngân sách quốc phòng thì không có nghĩa họ đang thiếu nợ Hoa Kỳ như Trump vẫn nói.

 

Aaron O'Connell, cựu nhân viên Hội đồng An ninh Quốc gia của chính quyền Obama đã nói, "NATO không phải như một câu lạc bộ có phí thành viên hàng năm.”

 

Khi Donald Trump muốn rút Hoa Kỳ khỏi NATO chỉ vì “họ đang thiếu nợ Hoa Kỳ” thì rõ ràng ông ta đã hoàn toàn không hiểu về vai trò và tầm quan trọng của khối liên minh Châu Âu này.

 

Sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở hơn 70 nước với khoảng 800 doanh trại là lớn nhất so với tất cả quốc gia trên thế giới. Mục đích tiên phong của chính sách quốc phòng này là thúc đẩy các mục tiêu ngoại giao của Hoa Kỳ, bao gồm chống khủng bố, huấn luyện, và hỗ trợ an ninh cho các đồng minh dân chủ.

 

Thế nhưng, Donald Trump chưa bao giờ biết hoặc hiểu những lợi ích quốc gia từ chiến lược này. Bởi thế, ông ta đã từng hỏi các nhà lãnh đạo quốc phòng cấp cao của mình về lợi ích của việc quân đội nước này đóng quân ở nhiều quốc gia. Trump đã từng yêu cầu rút toàn bộ lực lượng khỏi Hàn Quốc, Đức, và Somali, nhưng bị cảnh báo rằng động thái đó sẽ hủy hoại lợi ích quốc gia và tàn phá an ninh toàn cầu. Vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ bị xói mòn dưới nhiệm kỳ thứ hai của Trump khi ông ta yêu cầu rút quân khỏi các vị trí chiến lược, tạo lỗ hổng quyền lực cho kẻ thù Hoa Kỳ nhảy vào.

 

Tái cấu trúc nước Mỹ bằng Project 2025

 

Sau khi Đại Hội Đảng Cộng Hoà Toàn Quốc và Đại Hội Đảng Dân Chủ Toàn Quốc kết thúc, có lẽ chúng ta đã nghe khá nhiều về Project 2025. Nếu đối với Đảng Dân Chủ, đây là hiểm họa lớn nhất, là án tử cho nền Dân Chủ Mỹ, thì nó chính là “chìa khóa vạn năng” trong chiến lược tranh cử của Donald Trump. Project 2025 được coi như một kế hoạch cải tổ toàn bộ chính phủ liên bang Hoa Kỳ trong trường hợp Trump và đảng Cộng Hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới.

 

Ai có thể tin Trump hoàn toàn không hay biết gì về “Project 2025”? Nhưng, biết hay không biết; tin hay không tin, không quan trọng. Quan trọng là các cử tri Mỹ, đặc biệt là các dân tộc thiểu số, nên hiểu gì về “Project 2025.”

 

Trong kế hoạch dày 922 trang, nhập cư được đề cập như một cánh tay nối dài từ những gì Trump chưa thực hiện được trong nhiệm kỳ thứ 1.

 

“Project 2025”, nói cách khác chính là Trump, sẽ thành lập một “cơ quan tuần tra biên giới và nhập cư” mới, phục hồi xây tường biên giới, xây các trại giam giữ trẻ em và gia đình vượt biên, dùng quân đội trục xuất hàng triệu người đã sinh sống ở Mỹ bất hợp pháp.

 

Để thực hiện một chiến dịch được thiết kế để trục xuất hơn 11 triệu người khỏi đất nước, Trump nói với ký giả Eric Cortellessa của TIME vào ngày 30/4/2024, ông sẽ sẵn sàng xây dựng các trại giam giữ người di cư và triển khai quân đội Hoa Kỳ, cả ở biên giới và nội địa. Trump sẽ để các tiểu bang đỏ “theo dõi” và “quyết định” việc mang thai của phụ nữ và truy tố những người vi phạm lệnh cấm phá thai.

 

“Project 2025” kêu gọi một cuộc cải tổ “toàn diện” Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) và thực hiện các cuộc điều tra bất cứ người nào, tổ chức nào mà tổng thống (Trump) cho rằng đối nghịch với mình.

 

Steven Levitsky, giáo sư chuyên ngành Khoa học Chính trị tại Đại học Harvard, cho biết Trump là một người xem nặng chuyện trả thù, vì thế Trump sẽ sử dụng quyền lực to lớn của Hành Pháp, như một kẻ chuyên quyền độc đoán, để thanh trừng đối lập và kẻ thù của mình. Giám đốc hiện tại của FBI, Christopher Wray, sẽ được Trump thay thế bằng một người khác, không cần có chuyên môn, nhưng phải “sống chết” vì Trump.

 

“Đây sẽ là cuộc tấn công tổng lực vào DOJ và FBI. Nó có nghĩa là Tòa Bạch Ốc kiểm soát chặt DOJ và FBI, làm suy yếu tính độc lập của các cơ quan thực thi pháp luật liên bang,” chuyên gia William Galston, giám đốc nghiên cứu về điều hành của Brookings Institution, nhận định.

 

Trump sẽ sẵn sàng sa thải luật sư Mỹ nào không thực hiện lệnh truy tố đó, nghĩa là Trump đã trong tư thế sẵn sàng phá vỡ truyền thống thực thi pháp luật độc lập đã có từ khi thành lập nước Mỹ.

 

Hãy thử hình dung, một quốc gia không có Bộ Giáo Dục thì sẽ ra sao? Project 2025 đã lên kế hoạch: “Chính sách liên bang về giáo dục phải bị hạn chế và cuối cùng Bộ Giáo Dục phải bị xóa bỏ.”

 

Chúng ta, những cử tri hãy nhớ rằng, Donald Trump đắc cử tổng thống khi đã là một tỷ phú do thừa hưởng gia tài gần $500 triệu của người cha quá cố để lại. Các chính sách kinh tế và hệ thống thuế của Trump đưa ra là nhắm vào quyền lợi của tầng lớp nhà giàu (capitalism). Theo đề nghị của “Project 2025” về cách tính thuế mới, đa số các gia đình nghèo và trung lưu sẽ phải đóng thuế nhiều hơn trong khi người giàu sẽ được giảm thuế.   

 

Hiện tại hệ thống thuế của Mỹ có bảy bậc: 10%, 12%, 22%, 24%, 32%, 35% và 37%, cho phép người nghèo đóng thuế thu nhập liên bang ít hơn người thu nhập trung bình hoặc thu nhập cao. Một người thu nhập hằng năm $23,200 sẽ đóng thuế 10%, thu nhập tới $94,300 sẽ đóng 12%, còn nếu thu nhập trên $487,450 thì phải đóng mức cao nhất 37%.

 

“Project 2025” cho rằng biểu thuế hiện tại quá phức tạp và họ đề ra biểu thuế hai nấc: 15% cho thu nhập dưới $168,000 và 30% cho người thu nhập trên $168,000; đồng thời bỏ hết các khoản khấu trừ. Đồng thời, đề nghị giảm thuế lợi tức doanh nghiệp từ 21% xuống 18%.

 

Nếu nhìn rõ hệ thống thuế mới do Project 2025 đề ra, sẽ hiểu rõ vì sao trong bài diễn văn chấp nhận đề cử của Kamala Harris, bà nhiều lần nhấn mạnh: Nước Mỹ hùng mạnh là do tầng lớp lao động. Và quan trọng hơn, sẽ hiểu rõ vì sao bà được sự ủng hộ lớn của Nghiệp Đoàn Công Nhân Xe Hơi UAW.

 

Cắt giảm an sinh xã hội, medicare là một trong những điều người dân Mỹ sẽ đối diện nếu Trump trở vào Tòa Bạch Ốc.

 

Về môi trường, Project 2025 xóa bỏ Cơ Quan Đại Dương và Khí Hậu Quốc Gia (NOAA) – cơ quan dự báo thời tiết và theo dõi biến đổi khí hậu, đóng cửa bộ phận theo dõi khí hậu của Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường (EPA.)

 

Thâu tóm quyền lực chính phủ, quân đội

 

Mục đích chính của Project 2025 là khiến chính phủ phải tuân theo mọi ý thích nhất thời của Donald Trump.

 

Việc làm đầu tiên khi Trump trở thành thống Hoa Kỳ thứ 47 là đặt dấu chấm kết thúc các cuộc điều tra của Cố vấn Đặc biệt Jack Smith liên quan đến các sai phạm của Trump và thanh lọc Cục Điều tra Liên bang FBI.

 

Khi nội các chính phủ đặt lợi ích của tổng thống lên trên tất cả, thì hệ quả đương nhiên là khủng hoảng và thảm họa.

 

Không chỉ dừng lại ở việc bổ nhiệm những người tuyệt đối trung thành đứng đầu nội các, Trump sẽ khôi phục chính sách để dễ dàng sa thải hàng chục nghìn nhân viên liên bang. Trước đây, đội ngũ của Trump đã thông qua Schedule F (Lịch trình F), cho phép các quan chức cấp cao có thể theo ý mình sa thải những viên chức có trách nhiệm hoạch định chính sách. Nhưng ngay sau khi nhậm chức, Tổng Thống Biden đã hủy bỏ lệnh này.

 

Trong cuộc phỏng vấn với ký giả Eric Cortellessa, Trump không che giấu ý định sẽ mạnh tay cắt giảm bộ máy công chức Hoa Kỳ, triển khai Vệ binh Quốc gia đến các thành phố của Hoa Kỳ khi ông ta thấy cần thiết; đóng cửa văn phòng chuẩn bị ứng phó với đại dịch của Tòa Bạch Ốc và bổ nhiệm những người đồng lòng với ông ta rằng “cuộc bầu cử năm 2020 đã bị đánh cắp.”

 

Chỉ có Quốc hội Hoa Kỳ mới có thể kiểm soát được quyền lực to lớn này từ một tổng thống lạm quyền. Tuy nhiên, với một Quốc hội phân cực chính trị như ngày nay, khả năng Lập Pháp kiểm soát Hành Pháp là gần như không có, càng không có hy vọng nếu Trump tái đắc cử.

 

Nuôi dưỡng ‘cuộc tình’ với Trung Quốc và Nga

 

Không ai vui hơn, hào hứng hơn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Thống Nga Vladimir Putin nếu Trump tái đắc cử 2024. Một chính quyền Trump vào đầu năm 2025 không chỉ là một thảm họa đối với Ukraine, Đài Loan, nhưng còn là cơn ác mộng với liên minh dân chủ. Chấm dứt cuộc chiến Ukraine theo cách của Trump cũng là một việc mà Trump sẽ thực hiện ngay khi tái đắc cử.

 

Trump thường ca ngợi mối quan hệ thân tình với Tập Cận Bình, gọi ông Tập là một nhà lãnh đạo “tài giỏi” và tin rằng Tập Cận Bình sẽ giữ lời hứa không tấn công Đài Loan, nếu ông là tổng thống. Trong cuốn sách phân tích mối quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc dưới thời chính quyền Trump, tác giả Josh Rogin đã trích dẫn lời Trump nói với một Thượng Nghị sĩ Cộng Hòa, rằng Đài Loan quá gần Trung Quốc, cách Mỹ gần 13.000 km, vì thế nếu một cuộc xâm lược xảy ra, “chúng ta chẳng làm được cái đếch gì” (“there isn’t a f***ing thing we can do about it”).

 

Cựu giám đốc cơ quan mật vụ Vương Quốc Anh, Alex Younger, từng đánh giá: “Putin không có Kế hoạch B khi xâm lược Ukraine, nhưng giờ đây Kế hoạch B của ông ta là chờ đợi nó kết thúc.” Putin đang chờ đợi ai sẽ là chủ nhân tiếp theo của Tòa Bạch Ốc để ra quyết định về cuộc xâm lược Ukraine.

 

Vinh quang hay lội ngược dòng?

 

Qua những lần “báo chí” truyền hình trực tiếp các cuộc họp báo của Trump ở dinh thự Mar-a-lago cho thấy hình ảnh lộng lẫy của buổi tiệc diễn ra lúc trời chạng vạng. Một nhóm đông những người giàu có đang ăn bít-tết Wagyu và cá chẽm của Châu Âu đều dừng lại, vỗ tay khi Trump bước vào. Hoàng hôn tuyệt đẹp của Florida, nơi dinh thự này, là “thánh địa” của MAGA. Có tỷ phú Steve Wynn, có Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson. Họ dùng bữa với Trump sau cuộc họp báo đề ra dự luật mới về người có thể đi bỏ phiếu.

 

Tuy nhiên, hiện tại, sự chú ý của Trump đang tập trung ở nơi khác. Ông dùng ngón trỏ vuốt liên tục trên một chiếc iPad trên bàn để chọn nhạc nền cho bữa tiệc. Danh sách nhạc chuyển từ Sinead O’Connor sang James Brown rồi đến “The Phantom of the Opera.” Và cuối cùng, Trump dừng lại ở bài hát “The Star-Spangled Banner” do một dàn hợp xướng gồm những bị cáo bị giam giữ vì tấn công Capitol Hill vào ngày 6 Tháng Giêng, xen kẽ với bản ghi âm Trump đọc Lời Tuyên Thệ Trung Thành. Điều này đã trở thành một phần chính trong các cuộc vận động của Trump, biến biểu tượng của sự đoàn kết quốc gia thành vũ khí cho lòng tôn thờ đảng phái.

 

Một cuộc họp báo với đối tượng khách mời và các yếu tố như thế, đủ để cho thấy mục đích tranh cử của Donald Trump là gì? Chiến lược tranh cử của ông nhắm tới tầng lớp nào?

 

Chắc chắn, đối tượng mà Trump nhắm tới là những người “đủ tầm” để cùng ngồi dự tiệc tối với Trump trong buổi hoàng hôn tuyệt đẹp ở Mar-a-lago, trên chiếc ghế dát vàng, chứ không thể là những người trong một nhà hàng ở một trung tâm thương mại của cộng đồng Châu Á mà Trump đã “vui lòng” ghé qua một trưa hè đổ lửa.

 

Tuy nhiên, với hệ thống Cử tri đoàn và nguyên tắc “người thắng được tất cả” (winner-take-all), được đánh giá là khiếm khuyến và không phản ánh đúng nguyện vọng của cử tri, thì khả năng Donald Trump giành được ít nhất 270 phiếu đại cử tri, nhưng thua tổng số phiếu phổ thông, để giành chiến thắng cuối cùng, vẫn là có thể xảy ra.

 

Mỗi cuộc bầu cử đều được coi là bước ngoặt của quốc gia. Lần này thì càng đúng như thế. Với những người ủng hộ, viễn cảnh Trump 2.0 mang lại lời hứa mang tính “cách mạng.” Nhưng đối với phần lớn quốc gia và thế giới còn lại, điều này đại diện cho một dấu chấm hết của nền Dân Chủ Hoa Kỳ.

 

Nhà sử học về các đời tổng thống, Douglas Brinkley, cho biết nhiệm kỳ thứ hai của Trump có thể mang lại "sự kết thúc của nền dân chủ của chúng ta" và "sự ra đời của một loại nhiệm kỳ tổng thống độc đoán mới.”

 

Do đó, những người ủng hộ một nền Dân Chủ khỏe mạnh ý thức được trách nhiệm to lớn của họ: lá phiếu giành cho ai. Cho dù lựa chọn là của mỗi người, nhưng nếu sai lầm, nó vẫn giống như một mất mát, và có thể là một bi kịch. Năm nay, vinh quang hay lội ngược dòng với thế giới, tất cả nằm ở lá phiếu.

 

Kalynh Ngô

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kỹ Sư Tạ Trung, Chủ Tịch Ủy Ban Người Mỹ Gốc Việt Ủng Hộ Harris, đã phát biểu "Tự Do và Dân Chủ (Freedom and Democracy) là những quyền tối thượng mà Phó Tổng Thống Harris hứa sẽ tích cực tranh đấu để bảo vệ nếu bà trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ..."
Nhiều người cũng đã lên tiếng về sự im lặng của truyền thông dòng chính trước tình trạng tâm thần ngày càng sa sút rất nguy hiểm nếu ông Trump lại trở thành tổng thống. Một trong những tiếng nói này là của cựu bộ trưởng Bộ Lao động thời TT Bill Clinton, Robert Reich (tác giả phim tài liệu nổi tiếng, đáng xem, tựa là “Bất bình đẳng cho tất cả”) về một bài nói chuyện của ông Trump tại một buổi mít-tinh tranh cử với cử tri của ông, trong đó ông kể về loại thuyền trang bị bằng điện bị chìm trong vùng biển có cá mập và việc ông thà bị điện giật hơn là bị cá mập ăn, và không ai biết chuyện đó có liên hệ ra sao đến việc ông tranh cử. Hoặc bài gần đây trên tạp chí The Atlantic, về câu trả lời không-ai-hiểu-ông-Trump-muốn-nói-gì khi được hỏi một câu khá đơn giản về chính sách của một chính phủ Trump đối với nhu cầu trông trẻ (childcare).
Cook Political Report công bố tỷ lệ hiện tại là “Ngang Ngửa” thay vì “Nghiêng về đảng Cộng Hòa” giữa hai ứng cử viên tranh cử chức vụ dân biểu liên bang Địa Hạt 45, Derek Trần và Michelle Steel.
Năm nay 77 tuổi, sử gia Allan Lichtman tốt nghiệp Tiến sĩ ngành lịch sử hiện đại Hoa Kỳ và phương pháp định lượng (quantitative methods) tại đại học Harvard. Ông từng đoạt danh vị "Giáo sư xuất sắc” của Đại học American University ở Washington, D.C., nhưng quan trọng hơn cả, ông là người đã dự đoán chính xác kết quả của mọi cuộc tranh cử tổng thống kể từ năm 1984. "Chính xác là GS Lichtman đã đoán đúng ai thắng trong các cuộc bầu cử tổng thống từ năm 1984 trừ một lần. Lần đó là cuộc bầu cử năm 2000 giữa ứng cử viên đảng Dân chủ Al Gore và George W. Bush của bên Cộng Hoà. Lý do, theo GS Litchman, là vì Tối cao Pháp viện Hoa kỳ ra lệnh tức khắc ngưng cuộc kiểm phiếu tại một quận ở Florida đúng lúc Bush đang dẫn đầu." Gần đây nhất, ông dự đoán Donald Trump sẽ đắc cử năm 2016, và cả quyết Joe Biden sẽ đánh bại Donald Trump năm 2020 trước sự ngờ vực của nhiều người Trong một video bình luận được đăng trên website của The New York Times sáng thứ Năm ngày 5/9/2024, Giáo sư Allan
Dưới mắt của ‘trumpist”, những người cuồng Trump, Donald Trump là một khổng lồ. Có khả năng thiên sứ đến để thay đổi Hoa Kỳ thành một quốc gia độc tài và quyền lực cho người da trắng. Nhưng dưới mắt của các nhà tâm lý, ông Trump là một con bệnh tâm thần. Các nhà tâm lý học mô tả cá tính cựu Tổng thống Trump như thế nào? Cá tính của ông — lập dị, táo bạo và hiếu chiến — thu hút sự chú ý, đặc biệt là vì ông muốn nắm giữ quyền lực to lớn.
Vào ngày 05 tháng 9 năm 2024, người Mỹ gốc Việt trên toàn quốc sẽ chính thức thành lập tổ chức Ủy Ban Người Mỹ Gốc Việt Ủng Hộ Harris (VafH), để vận đông và hậu thuẫn cho ứng cử viên Kamala Harris vào chức vụ tổng thống.
Đầu tháng 9 dương lịch, Trời sửa soạn vào Thu, Rằm Tháng Tám âm lịch đang đi tới, hoa Thạch Thảo đã vươn ra từ hai kẽ đá, từ hàng rào gỗ. Những nhành hoa màu tím hồng khỏe mạnh khoe tất cả sự mỹ miều và niềm kiêu hãnh của hoa. Những chùm hoa mong manh nhưng vững chãi đang phá vỡ mọi rào cản để vươn ra làm rực rỡ mùa Thu.
Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có vấn đề gần như ngược đời như vậy, khi có nhiều người giầu có cỡ tỷ phú, triệu phú lại sẵn sàng ủng hộ một ứng cử viên tổng thống mà các chính sách được đem ra áp dụng sẽ chỉ khiến họ phải tốn kém nhiều tiền và kiếm lời được ít hơn so với một vị tổng thống và chính quyền theo phe Cộng Hòa?
Cuộc thăm dò tiếp theo với nhiều thông tin hơn cho thấy Derek Trần đã dẫn đầu Michelle Steel 3 điểm với tỉ lệ 50/47. Riêng với cử tri gốc Việt Derek Trần vượt trội hẳn lên với tỉ lệ 68/30.
Kamala Harris không phải là người phụ nữ đầu tiên ra tranh cử vào chức vụ tổng thống Hoa Kỳ. Trước bà Harris, trong cuộc tổng tuyển cử năm 2016, bà Hillary Clinton cũng đã đại diện Đảng Dân Chủ ra tranh cử và đối đầu với ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa Donald Trump, mặc dù bà đã thua phiếu cử tri đoàn. Có điều trong lịch sử gần hai trăm năm mươi năm của nước Mỹ, chưa có một phụ nữ nào được bầu vào chức vụ lãnh đạo cao cấp nhất này. Điều này làm cho nhiều người Mỹ phải suy nghĩ.Nhưng có một sự thật không thể chối cãi được là trên thế gian này không có gì cố định. Tất cả đều trôi theo dòng nước vô thường. Môi trường sinh hoạt chính trị cũng thế. Nhìn chung, người dân Mỹ dường như đã sẵn sàng để bầu phụ nữ làm tổng thống kể từ cuộc bầu cử năm 2016. Chẳng thế mà bà Hillary Clinton đã hơn ông Trump gần 3 triệu phiếu bầu phổ thông đó sao! Vậy thì, bà Kamala Harris có tạo nên lịch sử trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2024 này không? Ngay lúc này, có lẽ vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.