Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Tháng Bảy Mùa Trăng Của Mẹ

16/08/202400:00:00(Xem: 695)
 
Tháng bảy lại về, những người con Phật khắp nơi nao nao chuẩn bị cho mùa hội hiếu. Không biết tự bao giờ nhưng lễ Vu Lan đã ăn sâu vào tâm khảm của mọi người con Việt. Có những người khác đức tin nhưng cũng biết đến lễ Vu Lan. Tạm gác qua những lý luận khác biệt có hay không có lễ Vu Lan trong Phật giáo. Tạm không bàn về những quan điểm khác biệt giữa các tông phái, các dòng truyền thừa. Chúng ta hãy hoan hỷ với tinh thần báo hiếu, ý nghĩa cao đẹp của lễ Vu Lan. Nào chỉ có người Việt, Người Hoa, người Hàn, người Nhật nói chugn là những dân tộc chịu ảnh hưởng văn Hóa Trung Hoa và Phật giáo Bắc truyền đều hân hoan tổ chức lễ Vu Lan. Với các dân tộc Á Đông đã có một thời gian dài sống với Khổng giáo nên rất coi trọng chữ hiếu, con người lấy chữ hiếu làm đầu.
 
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình (Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
 
Lễ Vu Lan là sự pha trộn giữa hiếu đạo Nho gia và tinh thần giải thoát của Phật giáo. Thế gian này không có gì cao quý và thiêng liêng bằng tình mẫu tử (tuy nhiên cũng có một thiểu số nghịch tử, ác mẫu). Với người Việt thì tình mẹ con còn ràng buộc chặt chẽ hơn, cái tình máu mủ ruột rà, cái ơn nghĩa mang nặng đẻ đau, chăm bẫm nuôi nấng cả một quảnng đời nó sâu đậm lắm. Có người con nào không thương mẹ? Tuy nhiên người Việt ta thường giữ kín trong lòng chứ ít thố lộ bằng lời, thường hành động chứ ít bày tỏ.
 
Người Việt không có ngày lễ mẹ, ít khi nào mở miệng nói con thương mẹ như người phương Tây. Bởi vậy mùa Vu Lan là một dịp để bày tỏ tấc lòng, là một dịp báo hiếu, một cơ hội thực hành hiếu đạo.

Lễ Vu Lan về chùa dâng hương lễ Phật, cầu cho mẹ (cha mẹ nói chung) hiện tiền khỏe mạnh, an vui, sống đời lạc đạo. Với cha mẹ và ông bà quá vãng thì siêu sanh cõi an lành, cảnh giới tốt đẹp. Cầu nguyện trong Phật giáo cũng khác với các tôn giáo khác. Phật là bậc giáo ngộ, là người chỉ đường, là ông thầy dẫn đạo. Phật không phải thần linh, thượng đế nên không có ban phước hay giáng tội, bởi vậy cầu nguyện ở đây không phải cầu xin Phật mà là hướng tâm từ, tâm thiện, tâm lành, thiện hạnh đến Phật, hướng về mẹ  (cha mẹ nói chung) hiện tiền, cha mẹ và ôgn bà quá vãng. Cầu nguyện là thực hành giáo lý đã học, cầu nguyện là lễ kính Phật, pháp tăng. Nhớ ơn mẹ cha, cầu nguyện cho mẹ cha thì

Không làm các điều ác
Làm tất cả điều lành
Giữ tâm ý trong sạch (Kinh Pháp Cú)
 
Cầu nguyện là biết khổ, nguyên nhân khổ, phương cách thoát khổ. Cầu nguyện là thân phải hành chứ không phải nói suông hay trông chờ phép lạ. Phật độ là Phật chỉ con đường đi đến hết khổ, chỉ phương pháp thực hành. Ta không hành, không đi thì Phật cũng không sao độ được cho dù Phật có tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông, vô tri vô sở bất tri, vô năng vô sở bất năng...
 
Mọi người chúng ta thường bận bịu với cuộc sống mưu sinh, vui với bao nhiêu dụ hoặc của lục trần cho nên chẳng mấy khi nhớ Phật, về chùa. Bởi vậy lễ Vu Lan cũng là một cơ duyên nhắc nhở mọi người nhớ Phật về chùa. Nhớ mẹ, cầu nguyện và thực hành lời Phật dạy.
 
Có không ít người trong chúng ta cả năm chỉ về chùa vào ngày tết, lễ Phật đản và lễ Vu Lan. Ngày tết vui với truyền thống hội hè của dân tộc. Rằm tháng tư thì là kỷ niệm ngày Phật đản sanh. Riêng rằm tháng bảy thì vừa lễ Phật, tạ ơn Phật vừa  nhớ ơn mẹ cha. Trăng rằm thì tháng nào cũng tròn và đẹp, tuy nhiên trăng rằm tháng bảy dường như đẹp hơn, lung linh hơn, tha thiết hơn vì trăng rằm tháng bảy dường như để dành riêng cho mẹ. Dẫu biếtt rằng ngày nào mà ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh thì ngày đó cát tường nhưng ngày rằm tháng bảy dường như  thiêng liêng hơn, nhiệm mầu hơn trong tâm tưởng những người con Phật, vì ấy là lòng hiếu, là đức tin, là hy vọng.
 
Dẫu biết thời gian vô thủy vô chung, là miên viễn vô cùng tận, không cứ gì tháng bảy mới là mùa hiếu. Sở dĩ có tháng bảy lễ Vu Lan báo hiếu ấy là tạm bám víu vào một điểm để hành, bằng không thì biết đâu để hành khi mà mình còn ràng buộc trong ngũ dục lục trần, còn sanh tử trầm luân, còn vô minh kéo dài. Ngay cái thân mình cũng thế, dẫu biết là hư dối, vô ngã, không thật, chỉ là duyên hợp của tứ đại nhưng vẫn cần lấy nó, dùng nó để hành, để lễ Phật, để thực hành hiếu đạo, thực hành lời Phật dạy khi mà mình còn trôi lăn trong ba ngã sáu đường.
 
Tháng bảy mùa trăng của mẹ, mùa Vu Lan, mùa hiếu hội vốn đã muôn đời, dù hình thành từ nền văn minh nông nghiệp xa xưa nhưng vẫn thanh tân trong xã hội hiện đại hôm nay và ắt sẽ còn mãi mãi khi mà con người còn có sự kết hợp giữa phần xác (sắc) và phần tinh thần (danh). Khi con người còn tâm hồn, còn đạo đức, nhân luân thì xã hội và phương tiện kỹ thuật có phát triển cao độ cỡ nào cũng không thể thay thế được ý nghĩa tâm linh, giá trị nhân văn, đạo đức và tình cảm của con người.
 
Khi Phật còn tại thế không có lễ Vu Lan, mấy trăm năm sau đó cũng chưa có lễ Vu Lan. Đức Phật và các thánh tăng, cao tăng và con người thời ấy chưa cần phương tiện dẫn dắt. Các ngài vốn là bậc đại hiếu, tận hiếu, toàn hiếu rồi. Đức hạnh, giới hạnh, phạm hạnh các ngài như trăng rằm. Sở dĩ ta gọi ngài Mục Kiền Liên là đại hiếu đệ nhất là vì căn cứ vào tích Mục Kiền Liên cứu mẹ. Nói như vậy không có nghĩa là các vị thánh tăng kia hiếu không bằng ngài Mục Kiền Liên. Không phải vậy, ấy chỉ là đại biểu, đại diện cho một khía cạnh. Có nhiều nghiên cứu và chứng cứ cho rằng ngài Xá Lợi Phất mới là đại hiếu, tuy nhiên ngài Xá Lợi Phật đã là đại diện cho trí huệ đệ nhất rồi, nên ngài Mục Kiền Liên đại diện cho đại hiếu đệ nhất. Mỗi một vị thánh tăng làm đại diện cho một mặt, đó cũng là cách nói biểu trưng mà thôi.
 
Mỗi mùa trăng tháng bảy về làm lay lòng những người con Phật, những người con hiếu, mọi người hướng về mẹ cha hiện tiền, tưởng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục. Những người con Phật không chỉ hiếu với mẹ cha mà còn hồi hướng phước đức cho đến cửu huyền thất tổ, mở rộng đến khắp pháp giới chúng sanh.
 
Từ khi những người con Phật gốc Việt lưu vong, di tản, di cư đến những vùng đất mới. Họ mang theo văn hóa và đức tin. Những ngôi chùa lại mọc lên ở quê hương thứ hai, những lễ hội văn hóa truyền thống được cử hành và gìn giữ. Hiếu hội Vu Lan cũng là một nét văn hóa truyền thống quý báu ấy. Vu Lan hiếu hội không còn gói gọn trong cộng đồng Phật giáo. Những người con Việt khác đức tin cũng hào hứng với lễ hội báo hiếu, bởi một lẽ không chỉ những người con Phật mới hiếu mà tất cả mọi người đều có lòng hiếu thảo, có tâm nghĩ về cha mẹ.
 
Hiếu hội Vu Lan hải ngoại không chỉ là một lễ hội tôn giáo, một sự kiện trong nhà Phật mà còn là một sự kiện văn hóa – nhân văn của người Việt hải ngoại.
 
Tiểu Lục Thần Phong
Vancouver, 0724
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ khi sinh ra và biết nhận thức thì nhớ/quên gắn liền với cuộc sống hằng ngày cho đến khi lìa trần. Phân Tâm Học ((Psychoanalysis) đã giải thích về nhớ/quên theo trình tự thời gian từ tuổi thơ đến tuổi già nhưng thực tế nó không hoàn toàn như vậy mà tùy theo hoàn cảnh, môi trường sống, giáo dục, xã hội… biến động tâm lý ảnh hưởng đến từng cá nhân với não bộ.
Hồi đó chúng tôi học triết lớp 12C, chúng tôi học với cô Chu Kim Long và có tuần với thầy Vĩnh Để. Cả hai giáo sư của chúng tôi chia giờ ra giảng dậy về tâm lý học rồi phân tâm học về vô thức của triết gia Simon Freud. Phần lý luận học và đạo đức học thì dễ dàng hơn. Riêng phần tâm lý học, nhất là tâm lý học ngôi thứ ba khúc mắc, ở phần dằng co giữa ý thức và vô thức… thành ra bài học bài giảng làm chúng tôi điên đầu và cô, thầy chúng tôi cũng khô cổ họng.
Thông thường, nhà xưa có nền hơi cao nên phải bước lên tam cấp để vào nhà! Ngôi nhà có ba gian hai chái với hàng ba rộng. Trong bếp có ông Táo là ba cục đất, hoặc ba viên gạch... Theo truyền thuyết, đó là “một Bà và hai Ông”. Họ như vậy mà vẫn chịu nổi sức nóng của lửa củi! Hay quá! Đàn bà đi chợ, cho dù món hàng chỉ có đôi ba đồng, họ vẫn trả giá đôi ba lần. Để khỏi bị hố! Cuộc sống của họ dính liền với “ba cọc ba đồng” đó mà! À! Nhân nói về đàn bà mới nhớ ra theo truyền thống, họ phải chịu nép mình vào “Tam tòng tứ đức”! Kẹt lắm chớ không phải chơi đâu! Trong lúc đàn ông thời xưa có “năm thê bảy thiếp” thì đàn bà thời nào cũng chỉ “Chính chuyên một chồng”!
"Nếu cô hôn con cóc này, hôm nay ngày 14 tháng 2, và đúng 7h tối nay, thì sẽ có người đến gõ cửa nhà cô. Đó là Hoàng Tử Trong Mơ của cô đấy". Ban nãy, lúc 5 giờ chiều, khi nàng mở gói quà nhỏ và thấy con cóc, ban đầu nàng đã tỏ thái độ kinh tởm, nhưng rồi, khi đã hết ngạc nhiên và sững sờ, thì nàng đã hoài nghi và lo sợ. Cô nàng này ư, cô ta luôn tin vào Hoàng Tử Trong Mơ. Và tin vào nụ hôn của tình yêu đích thực. Nếu không thì cô đã nhanh chóng thả con vật bé nhỏ kia ra cho rồi. Nhưng vào ngày lễ Thánh Valentine, ngày lễ Tình Yêu, một khi đã nhận kiểu thư như thế này, cô nàng đã trở nên mơ mộng. Cô đặt cái loài ếch nhái này trong một cái gọi là hủ ẩm ướt rất tầm thường làm như không có chuyện gì xảy ra, và chạy vào trong phòng tắm ngắm lại cái dung nhan của mình xem sao. Ôi, ai mà biết được nhỉ.
Đài CBS đưa tin vào ngày thứ bảy 27/7 vừa qua, tại bãi biển Miaquamicut ở Westerley, tiểu bang Rhode Island, chuồn chuồn đã tập kích những người tắm biển. Video ghi lại cho thấy nhiều người đã phải lấy khăn tắm trùm người lại để tránh nạn chuồn chuồn. Một người phát biểu: “Tôi hơi sợ. Tận thế chăng?”. Ông Mark Stickney nói với đài truyền hình WBZ: khi ông tới bãi biển vào lúc 11 giờ sáng thì chuồn chuồn đã bay khắp bốn phía. Tới 1 giờ trưa thì chuồn chuồn tụ lại đông như hội. Ông nói: “Có lẽ có cả hàng trăm ngàn con chuồn chuồn. Rất kỳ lạ!”. Mọi người ngồi chịu trận. Chuồn chuồn không làm phiền ai. Một chuyên viên nghiên cứu về chuồn chuồn, bà Ginger Brown ở Rhode Island, khuyên mọi người đừng sợ hãi vì chuồn chuồn nhìn rất rõ, không bay trúng vào người đâu.
Bài viết này chỉ giải thích đôi nét văn hoá Hoa Hạ về Nho tự, dù vậy vẫn bao hàm được nghĩa nôm na lẫn nghĩa bác học. Đôi khi còn mang nghĩa ẩn dụ, liên quan đến phạm trù nhân văn, xã hội, tự nhiên, tư tưởng triết học tôn giáo. Nói cách khác, đơn giản là tìm hiểu chữ QUÁN và một số chữ QUÁN Hán Việt..
Thời buổi nay ra đường đi chợ, đi du lịch, nếu cần mang sách hành lý nặng, người ta kéo đồ bằng cái caddie đi chợ, đi chơi xa kéo valises à roulettes. Khi cần mang theo đồ dùng nhiều hay ít, người ta đều kéo, kéo caddie… kéo tất cả bằng tay và bằng những bánh xe, thấy tiện lợi hơn khi xưa, mang, sách, đội, gánh… tất cả đã đổi thay với thời gian. Còn khi xưa, thật xa xưa, người ta bê, đeo hay gánh. Gánh là tiện lợi khi đó, vì gánh được nhiều đồ, gánh được lợi hơn vì đồ gánh xếp cả hai bên, hai đầu đòn gánh.
Tôi xa phố cổ Hội An đã gần sáu thập niên, nơi chốn nầy trở thành thời quá vãng, không còn nhớ nhiều nhưng kỷ niệm xưa của thuở học sinh đã viết về bạn hữu, thi ca và âm nhạc… Phố cổ Hội An được công nhận là một trong những di sản thế giới UNESCO ngày 4 tháng 12 năm 1999 vì vậy nhà cửa, đường sá… vẫn duy trì nét cổ xưa và việc tu bổ được sự tài trợ phần nào của UNESCO. Ngày 3 tháng 8 vừa qua, thành phố Hội An khánh thành di tích tu bổ nầy sau 19 tháng, khởi công ngày 28/12/2022 với tổng mức đầu tư 20,2 tỷ đồng.
Mùa Hè ở Tây Bắc, tháng 7 hay tháng 8 nóng cùng ngang nhau. Cái nóng vùng Tây Bắc nước Mỹ tương đối không quá nồng nàn như ở Nam Cali hay Houston, nhưng...
Khi xưa, trước 1975, ông bà Đào Quý có một quán ăn khá trang trọng, là món bò bảy món Duyên Quê, tọa lạc ở một góc đường Công Lý, con đường rộng rãi râm mát thênh thang, chạy dài từ trung tâm thành phố Sài Gòn ra tận phi trường Tân Sơn Nhứt… ông bà Quý và bốn con trai sống những tháng ngày thoải mái, tuy là bận rộn việc buôn buôn bán bán… họ tự hào với quán ăn thanh lịch Duyên Quê, nơi đó cũng là gặp gỡ của vô số tao nhân mặc khách, kể cả những nhân vật kín đáo trong chính trường hay trong giới áp phe đồ sộ của Sài Gòn hoa lệ một thời gian dài.