luôn nhìn vào mắt nhau

29/06/202421:03:00(Xem: 1490)
Marina Dunba
Tranh Marina Dunba.



luôn nhìn vào mắt nhau

 

đất thở nồng nàn thơm phải không bàn chân

chẳng có vết cứa sâu khiến nhói đau tâm thức

bầycò bay ngang cánh đồng mưa

chạm nụ cười của làng quê lơ lửng

nhìn màu thời gian xanh chim vội vàng nuốt chửng

 

ngữ điệu ngày tháng hạn tiên đoán xa xăm

nắng lụa mềm thấm đẫm da dẻ châu thổ hồng hào

niềm tin mùa màng khải ca thơ tôi từng giờ cấu tứ

như loài dơi kiên nhẫn chờ đợi mùi hương quả chín

 

nỗi buồn trong cùng cực giấc mơ

những tưởng lòng bàn tay nhú mầm trổ gai thống khổ

này em, với ký ức ngày đó chúng mình

hãy là cây đời tái sinh mùa lá 

 

dường như lưỡi mặt trời liếm ngực nhân gian

đêm ước vọng như trăng khỏa trần vuốt ve ngọn cỏ

chúng ta đang lênh đênh trong ánh sáng đấy chứ

nhưng luôn nhìn vào mắt nhau

để cảm nhận thấy sự lung linh rực rỡ sắc màu hạnh phúc

 

*

hiện tại & hoài niệm xoắn xuýt nhau

 

đi rồi chạy một vòng đời chưa tới đích

tóc như bờm mài gió chạm hư không

là ngựa hoang ư, sao lòng ta mãi nhớ!

cái thuở trần truồng ngụp lặn dưới dòng sông

 

muốn úp tai xuống lắng nghe âm hưởng

lời của đất dịu dàng tiễn biệt ngày ta ra đi

mê mải cuồng quay nên quên ngày tháng

bất chợt nhớ cố hương ta là kẻ vô nghì

 

nghe tin báo nắng… vùng chín rồng khô hạn

tưởng thấy nước biển dâng tràn trắng ruộng đồng

người dân quê xứ chắc đứng ngồi ngước mặt

ngóng mây mưa về trũng sâu mắt chờ mong

 

hồn thơ ơi, hãy dỗ dành bóng ta thinh lặng

sẽ dắt dìu nhau dù bước chậm phải quay về

nhắc nhớ giờ phút ngậm ngùi đứng trên bờ bãi

rải tro cốt mẹ hiền hòa tan vào dòng chảy sông quê

 

lỗi chệch nhịp sao còn mơ phi nước đại

ghếch mõm giọng khàn hí lộng vỡ thanh âm

xin cảm ơn bạn đời kéo ta về thực tại

thì người ơi, vịn bám vào nhau đi đến cuối đường trần!

 

– khaly chàm

ttcuchi hè 2024

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
lịch sử cau mày | viết lại những thiên vị, hồ đồ \ nhưng bờ đê đã vỡ và tất cả trôi xuôi chiều nước mắt
Bạn đang nghe thấy gì trong khí hậu tháng Tư? / Tiếng kêu từ đáy huyệt cuối trời. / Tiếng gió xoáy những cột cờ tử thương tuẫn tiết. / Tiếng phố vỡ triệu mảnh thủy tinh cắt lồng ngực tháng tư rỉ máu mãi chưa khô. / Tiếng sóng hôi dao mùi hải tặc từ oan nghiệt một thời biển huyết. / Tiếng oan hồn dật dờ tìm về cố quận, đáy vực kia bầy cá hoang tảo mộ. / Tiếng hậu chấn từ tâm hồn con dân tháng Tư choàng lên thảng thốt. Dấu chàm xanh lưu xứ để nhận ra nhau. / Tiếng con bướm gáy trong giấc ngủ đôi bờ chiến tuyến. / Tiếng vô vọng của dòng thơ đớn đau, sỉ nhục trải dài trên đất đai tổ quốc. /Tiếng mong mỏi trên những dòng thơ đang vuốt mắt lịch sử, xin hãy chết yên, chết quên, và mở lòng ra ôm những vết thương, trồng lại bóng Quê Nhà…
“Chìm trong biển chết trôi tim người / Còn gì đâu tiếc thương xa xôi …” Chiếc tàu nhỏ rời bến Constantine, Algeria, chở Enrico Macias đến một nơi xa lạ, người lưu vong không bao giờ được phép trở về. Làm sao cánh chim di có thể quên lối cũ? Chiến tranh xua đuổi ông ra khỏi quê nhà. Tàu khởi hành không một người đưa tiễn. “Người tình ơi, ta xa nhau. Mượn đôi mắt em lên đường.” Với cây guitar làm hành trang, ông ghi lại, “J'ai quitté mon pays …”
Cuối tháng 3 nằm ngủ ngoài hiên nhà, quá khuya thức dậy đầu tháng 5. Mây xuống thấp nhập sương mù lên cao. Ánh đèn lảo đảo suốt đêm ý nghĩ nín câm, chờ trời sáng. Sớm dậy, xuống phố uống cà phê với bạn. –“Con ơi, nhớ về ăn trưa.” “Chiều con mới về, mẹ nhớ uống thuốc ho.”Một ngày lem lọ bình thường, tin chiến sự hòa giải. Không Nga, không Mỹ, không Trung quốc, chỉ Bắc Nam bắt tay. Huynh đệ một nhà cần gì hàng xóm.
thời gian rủ nhau về tháng tư trũng mắt | lập lòe nhớ đóm lửa thanh xuân | ngồi bên hiên nghe hụt hẫng | thủy triều biển Đông ào ạt mặn lòng
Ngọn cờ này ta mang từ núi Thứu | Trồng nơi đây không biết đã bao đời | Hút đất đá nên đổi màu khác lạ | Cứ như màu câu hát ngấm trong nôi. | Này sắc vàng sắc thịt da dân việt.
Từ đó chết rồi | Hồi báo động của nỗi an bình thơ | Đừng đổ lỗi sự bất cẩn cho kiếp nạn
Tô phở Việt Nam | Có rau Quế lấy giống từ Bắc Việt \ Có rau thơm rễ tận miền Trung | Có giá ngon gốc từ Lục Tỉnh | Có ông bà cha mẹ anh em ăn húp sáng chiều.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.

Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.